Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam

Ngày đăng: 22/5/2012 12:45

Dịch tễ học và tình hình kiểm soát

hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam

PGS.TS Trần Thúy Hạnh, PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, và cộng sự

Tãm t¾t

Background: Việt Nam hiện chưa có số liệu chính thức về độ lưu hành hen phế quản ở người trưởng thành.

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam.

Đối tượng và phương pháp: điều tra ngẫu nhiên 14.246 người dân ≥ 16 tuổi tại 7 vùng miền sinh thái trong cả nước bằng bộ câu hỏi kết hợp với thăm khám lâm sàng.

Kết quả: Độ lưu hành hen ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010 là 4,1%, trong đó, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm tuổi >80 (11.9%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 21-30 (1.5%). Tỷ lệ mắc hen ở nam giới là 4.6%, cao hơn so với tỷ lệ 3.,62% ở nữ giới. Trong số các  địa phương tiến hành nghiên cứu, độ lưu hành hen cao nhất là ở Nghệ An (7.65%)  và thấp nhất ở Bình Dương (1.51%). Có tổng số 141/485 bệnh nhân hen được khảo sát có điều trị dự phòng hen (29.1%), 4.5% số bệnh nhân có theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà. Tỷ lệ bệnh nhân đạt được kiểm soát hen khi đánh giá bằng bộ câu hỏi ACT khá thấp (39.7%).

Kết luận: độ lưu hành hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010 là 4,1%, trong đó, tỷ lệ mắc ở nam giới là 4,6% và nữ giới là 3,62%. Độ lưu hành hen cao nhất là ở Nghệ An (7.65%) và thấp nhất là ở Bình Dương (1.51%). Tỷ lệ bệnh nhân hen có dùng thuốc dự phòng và theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà lần lượt là 29.1% và 4.5%. Chỉ có 39,7% bệnh nhân đạt được kiểm soát hen khi đánh giá bằng bộ câu hỏi ACT.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các nghiên cứu dịch tễ học được thực hiện trong những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc hen có sự khác biệt lớn giữa các khu vực trên thế giới ở tất cả các nhóm tuổi, với độ lưu hành luôn rất cao ở các nước phát triển (≥ 10%) và có xu hướng tăng dần ở các nước đang phát triển, khi lối sống phương tây xâm nhập [2]. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển này là sự gia tăng tỷ lệ mắc của nhiều nhóm bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, hen phế quản và các bệnh dị ứng. ECRHS (European Community Respiratory Health Survey) là nghiên cứu đa trung tâm có qui mô và độ tin cậy lớn nhÊt về độ lưu hành hen phế quản ë ng­êi trưởng thành, tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong nghiên cứu này [3]. Bên cạnh đó, các số liệu về tình hình dịch tễ học hen phế quản ở người trưởng thành Việt nam đã được công bố cho đến nay đều mới chỉ được thực hiện trên những phạm vi nhỏ hoặc có những hạn chế về phương pháp nghiên cứu nên không có tính đại diện cho quốc gia.

Cùng với sự biến thiên của độ lưu hành bệnh, vấn đề điều trị và kiểm soát hen phế quản cũng có những diễn biến đáng lo ngại. Các khảo sát ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cho thấy, hiện mới chỉ có <3% số bệnh nhân hen đạt được kiểm soát hoàn toàn theo định nghĩa của GINA, gần 60% số bệnh nhân chưa kiểm soát được hen. Tỷ lệ bệnh nhân có dùng thuốc dự phòng hen và theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà còn thấp. Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu:


1.       Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học của hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam.

2.       Khảo sát tình hình điều trị và đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng bộ câu hỏi ACT ở người trưởng thành Việt Nam.

 

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Đối tượng

·       Bao gồm 14.246 người dân ≥ 16 tuổi, không phân biệt giới tính, thành phần và dân tộc được điều tra ngẫu nhiên tại 7 tỉnh thành đại diện cho 7 vùng miền sinh thái trong cả nước.

2. Phương pháp nghiên cứu

  • Điều tra theo phương pháp mô tả cắt ngang được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến 12/2010.
  • Địa điểm tiến hành khảo sát: Các tỉnh thành tham gia nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn để đại diện cho 7 vùng sinh thái của Việt Nam gồm các vùng: thành phố, nông thôn, miền núi, đồng bằng, Bắc bộ, Bắc trung bộ, ven biển và nội địa. Các tỉnh được chọn bao gồm: Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Khánh Hoà, Gia Lai, Bình Dương và Tiền Giang. Tại mỗi tỉnh thành sẽ chọn 3 quận huyện, mỗi quận huyện chọn 10 phường xã với mục tiêu đảm bảo tính đại diện và thuận tiện cho việc khảo sát. Đối tượng nghiên cứu sẽ chọn theo phân tầng dân số hiện tại của địa phương.
  • Cách chọn mẫu: Mẫu được lựa chọn theo phương pháp PPS 30 Chùm ngẫu nhiên.
  • Công cụ thu thập thông tin: Phiếu phỏng vấn đối tượng được xây dựng dựa theo mẫu điều tra của nghiªn cøu ECRHS (European Community Respiratory Health Survey) và bộ câu hỏi ACT.
  • Kỹ thuật thu thập thông tin:

+       Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi sàng lọc, đảm bảo theo cỡ mẫu của từng điểm nghiên cứu.

+       Khám lâm sàng nội khoa cho những trường hợp nghi ngờ bị HPQ khi phỏng vấn bằng bộ câu hỏi để khẳng định hoặc loại trừ chẩn đoán.

+       Những trường hợp được chẩn đoán HPQ sẽ được tiếp tục phỏng vấn theo bộ câu hỏi về vấn đề điều trị kiểm soát HPQ, trong đó, có đánh giá tình trạng kiểm soát hen thông qua bộ câu hỏi ACT.

  • Phương pháp xử lý số liệu: Nhập, quản lý, làm sạch số liệu và phân tích số liệu bằng phần phềm SPSS 18.0 với độ tin cậy > 95%.
  • Các chỉ số nghiên cứu:

+    Các đặc điểm dịch tễ học HPQ: độ lưu hành hen, phân bố hen theo tuổi, giới, địa bàn điều tra

+    Các phương pháp điều trị đã sử dụng

+    Đường dùng thuốc đã sử dụng

+    Điều trị dự phòng

+    Theo dõi hen bằng lưu lượng đỉnh kế

+    Số điểm ACT

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Một số đặc điểm dịch tễ học hen phế quản

Trong tổng số 14,246 người được khảo sát, chúng tôi phát hiện 585 trường hợp mắc hen phế quản, chiếm tỷ lệ 4.1%.

Xét theo tuổi, hen phế quản gặp ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó, tỷ lệ mắc cao nhất là ở nhóm tuổi >80 (11.9%) và thấp nhất là ở nhóm tuổi 21-30 (1.5%).

Bảng 1: Phân bố HPQ theo nhóm tuổi

TUỔI

SL hen

SL điều tra

Độ lưu hành

16 -20

25

1520

1.6%

21-30

48

3114

1.5%

31-40

90

3066

2.9%

41-50

106

2679

4.0%

51-60

104

1780

5.8%

61-70

101

1078

9.4%

71-80

83

773

10.7%

>80

28

236

11.9%

Tổng

585

14246

4.1%

Xét theo giới tính, các bệnh nhân nam gặp nhiều hơn so với bệnh nhân nữ, tỷ lệ mắc hen ở nam giới là 4.6% và ở nữ là 3.62%, tỷ lệ nam/nữ là 1.24.

Bảng 2: Phân bố HPQ theo giới

 

Nam

Nữ

Tổng

Số lượng hen

324

261

585

Số lượng điều tra

7038

7208

14246

Tỷ lệ (%)

4.6%

3.62%

4.1%

 Xét theo địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ mắc hen ở Nghệ An cao nhất cả nước (7.65%) và thấp nhất là ở Bình Dương (1.51%).

Bảng 3: tỷ lệ mắc hen tại các địa bàn nghiên cứu

Tỉnh

Chung

Số điều tra

Tỷ lệ (%)

Bình Dương

28

1853

1.51

Gia Lai

33

1828

1.8

Khánh Hòa

54

1962

2.75

Nam Định

130

2196

5.92

Nghệ An

169

2209

7.65

Tiền Giang

47

1982

2.37

Tuyên Quang

124

2216

5.6

 

2. Điều trị và kiểm soát hen phế quản

Bảng 4: Các phương pháp điều trị đã sử dụng (n=485)

Phương pháp điều trị

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Thuốc tây y

442

91.1

Cấy chỉ

44

9.1

Châm cứu

19

3.9

Cắt hạch giao cảm

8

1.6

Thuốc đông y

70

14.4

 

Nhiều phương pháp điều trị hen khác nhau đã được sử dụng, trong đó, điều trị bằng thuốc tây y và đông y là những phương pháp được lựa chọn nhiều nhất, lần lượt là 91.1% và 14.4%. Một số bệnh nhân sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau (bảng 4). Trong số 485 bệnh nhân hen được khảo sát các thông tin về vấn đề điều trị và kiểm soát hen, chỉ có 141 người hiện có điều trị dự phòng hen (29.1%), 281 người chưa từng dùng các thuốc dự phòng hen, chiếm tỷ lệ 57.9% (bảng 5). Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân có theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà còn khá thấp, chỉ chiếm 4.5%.

Bảng 5: Tỷ lệ dùng thuốc dự phòng hen (n=485)

 

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trước đây đã dùng

63

13.0

Hiện đang dùng

141

29.1

Chưa từng dùng

281

57.9

 

Khi đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng bộ câu hỏi ACT với điểm cắt 20, trong số 509 bệnh nhân được khảo sát, có 202 bệnh nhân kiểm soát được hen với số điểm ACT≥ 20, chiếm 39,9%. Số điểm ACT trung bình là 17.81±4.60.

Bảng 6: Mức độ kiểm soát hen theo điểm số ACT (n=509)

 

Điểm ACT

n

%

Kiểm soát

202

39,7

Không kiểm soát

307

60,3

Tổng

509

100

Nhỏ nhất

5

Lớn nhất

25

X±SD

17.81±4.60

 

BÀN LUẬN

1. Đặc điểm dịch tễ học hen ở người trưởng thành: nghiên cứu của chúng tôi phát hiện tỷ lệ hen ở người trưởng thành Việt nam là 4,1%, tức là tương đương với một số quốc gia có tỷ lệ hen khá thấp trong nghiên cứu ECRHS như Algeria, Ấn Độ, Đài loan..., nhưng thấp hơn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore... Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát ở cả nhóm tuổi > 45 là nhóm có tỷ lệ hen tương đối thấp trong nhiều nghiên cứu dịch tễ trước đây, đó có thể là một lý do khiến tỷ lệ mắc hen ở người trưởng thành trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp so với nhiều quốc gia khác trong nghiên cứu ECRHS vì nghiên cứu này chỉ tiến hành khảo sát ở nhóm tuổi 20 – 44 [3]. Về sự phân bố hen theo giới tính, các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc hen có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 giới ở những nhóm tuổi khác nhau. Hen trẻ em có xu hướng thường gặp hơn ở trẻ nam và ngược lại, hen ở người trưởng thành thường gặp hơn ỏ nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam/ nữ trong nhóm hen người lớn là 1,24, tức là có sự khác biệt lớn so với các kết quả nghiên cứu trước đây. Kết quả này cần được kiểm định thêm trong những nghiên cứu khác trước khi có thể đưa ra kết luận rằng sự phân bố giới tính ở nhóm hen người trưởng thành Việt Nam có những đặc thù khác với xu hướng chung của thế giới. Xét theo địa bàn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc hen tại khu vực Tây nguyên là khá thấp (1,8% tại Gia Lai). Kết quả này khá tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu đã được công bố trước đây. Trong một nghiên cứu của Đinh Quốc Sỹ và cs (2007) ở khu vực cao nguyên Đà lạt, tỉnh Lâm đồng, các tác giả đã tiến hành phỏng vấn 9.984 người và chỉ phát hiện 243 người có các triệu chứng hen, chiếm tỷ lệ 2,4%, đây là tỷ lệ mắc hen khá thấp so với các địa phương khác trong cả nước [4]. Ảnh hưởng của độ cao so với mực nước biển đối với độ lưu hành hen cũng đã được khẳng định trong khá nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, theo đó, độ lưu hành hen tỷ lệ nghịch với độ cao so với mực nước biển.

2. Các đặc điểm về điều trị và kiểm soát hen:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện 29.1% bệnh nhân có dùng các thuốc điều trị dự phòng hen. Tỷ lệ này là khá cao khi so sánh với kết quả của nghiên cứu AIRIAP 1 được thực hiện vào năm 2000 tại 8 quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt nam. Theo nghiên cứu đó, chỉ có 14,1% bệnh nhân hen trong khu vực được điều trị dự phòng hen, riêng ở Việt nam tỷ lệ này là 21.3% [1]. Sự cải thiện của tỷ lệ bệnh nhân hen có dùng thuốc dự phòng trong nghiên cứu của chúng tôi so nghiên cứu AIRIAP 1 mặc dù không lớn nhưng đáng lưu ý, vì nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở tất cả các vùng miền trong cả nước, kể cả các khu vực nông thôn và miền núi. Trong khi đó, nghiên cứu AIRIAP chỉ tiến hành khảo sát tại 2 đô thị lớn là Hà nội và TP Hồ Chí Minh, nơi các bệnh nhân hen có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt hơn so với nhiều địa phương khác. Sự cải thiện này cũng phần nào cho thấy những tiến bộ trong điều trị và kiểm soát HPQ tại cộng đồng ở nước ta trong một thập kỷ gần đây.

Hầu hết các hướng dẫn điều trị hen trên thế giới hiện nay đều khuyến cáo việc người bệnh tự theo dõi lưu lượng đỉnh trong kế hoạch hành động quản lý hen tại nhà [2]. Tuy nhiên, ngay ở các nước phát triển, hiện vẫn chỉ có một số ít người bệnh hen được trang bị lưu lượng đỉnh kế và có sử dụng lưu lượng đỉnh kế thường xuyên tại nhà. Theo nghiên cứu AIRIAP 1, chỉ có 7% số bệnh nhân hen ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có sở hữu lưu lượng đỉnh kế, nhưng chỉ 3% có sử dụng thường xuyên dụng cụ này để theo dõi tình trạng hen tại nhà [1]. Những kết quả này không có sự khác biệt lớn so với tỷ lệ 4.5% người bệnh hen có sử dụng thường xuyên lưu lượng đỉnh kế để theo dõi tình trạng hen tại nhà trong nghiên cứu của chúng tôi.

Về mức độ kiểm soát hen được đánh giá bằng bộ câu hỏi ACT, các nghiên cứu cho thấy, người bệnh hen và thày thuốc của họ thường có xu hướng đánh giá quá cao mức độ kiểm soát tình trạng hen của người bệnh, điều này có thể làm chậm trễ việc đưa ra các biện pháp can thiệp hoặc những thay đổi điều trị cần thiết, từ đó làm nặng thêm tình trạng hen [5]. Trong nghiên cứu này, khi sử dụng bộ câu hỏi ACT với điểm cắt 20 để đánh giá mức độ kiểm soát hen, chúng tôi phát hiện 39,7% số bệnh nhân đạt được kiểm soát hen. Kết quả này cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân hen chưa được kiểm soát ở Việt Nam hiện còn khá cao và có nhiều điểm tương đồng với tình trạng chung trong khu vực. Theo nghiên cứu AIRIAP 1, trên tổng số 2062 người bệnh hen ≥ 12 tuổi được khảo sát bằng bộ câu hỏi (trong đó có 5 câu hỏi tương tự bộ câu hỏi ACT), tới 59% người bệnh không đạt được kiểm soát hen [99]. Trong nghiên cứu AIRIAP 2 được tiến hành vào năm 2006, trên tổng số 4805 người bệnh hen được khảo sát, tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát được hen theo tiêu chuẩn của GINA là 65,3% và theo bộ câu hỏi ACT là 56,4%. Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong số các bệnh nhân hen đạt được kiểm soát theo tiêu chuẩn của GINA, chỉ có 2,9% bệnh nhân đạt được kiểm soát hoàn toàn, 62,4% chỉ đạt được kiểm soát một phần [6]. Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, ở Việt nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tình trạng hen của phần lớn bệnh nhân vẫn chưa được kiểm soát một cách tối ưu.

 

KẾT LUẬN

Qua điều tra ngẫu nhiên 14,246 người dân ≥ 16 tuổi sinh sống tại 7 tỉnh thành đại diện cho 7 vùng miền sinh thái của Việt Nam, chúng tôi phát hiện độ lưu hành hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010 là 4,1%, trong đó, tỷ lệ mắc ở nam giới là 4,6% và nữ giới là 3,62%. So sánh giữa các địa bàn nghiên cứu, độ lưu hành hen cao nhất là ở Nghệ An (7.65%) và thấp nhất là ở Bình Dương (1.51%). Tỷ lệ bệnh nhân hen có dùng thuốc dự phòng và theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà còn khá thấp, lần lượt là 29.1% và 4.5%. Chỉ có 39,7% bệnh nhân hen trưởng thành ở Việt Nam đạt được kiểm soát hen khi đánh giá bằng bộ câu hỏi ACT với điểm cắt 20.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.          Christopher K.W. Lai, Teresita S. de Guia, You-Young Kim, et al. Asthma control in the Asia-Pacific region: The Asthma Insights and Reality in Asia-Pacific Study. J Allergy Clin Immunol 2003,111, pp.263-268.

2.          Global Initiative for asthma. Global Strategy for asthma management and prevention, updated 2010, pp. 1-27.

3.          Janson C., Anto J., Burney P., et al. The European Community Respiratory Health Survey: what are the main results so far? Eur Respir J 2001, 18, pp. 598–611.

4.          Sy DQ, Thanh Binh MH, Quoc NT, Hung NV, et al. Prevalence of asthma and asthma- like symptoms in Dalat Highlands, Vietnam. Singapore Med J 2007; 48 (4), pp.294 – 303.

5.          Fuhlbrigge AL, Adams RJ, Guilbert TW, Grant E, Lozano P, Janson SL, et al. The burden of asthma in the United States: level and distribution are dependent on interpretation of the National Asthma Education and Prevention Program guidelines. Am J Respir Crit Care Med 2002,166, pp.1044-1049.

6.          Mukhopadhyay A., Boonsawat W., Cho S. H., N. A. Nguyen, Nguyen V. N., Yunus F., The Asthma Insights and Reality in Asia-Pacific 2 Steering Committee. Changes in asthma insight and reality in adults in Asia-Pacific between 2000 and 2006 based on AIRIAP follow-up study. E-communication : E3086, 18th ERS Annual Congress - October 4-8, 2008.