- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” câu tục ngữ ông bà chúng ta đã đúc kết được từ bao nhiêu đời nay, chỉ chúng ta những điều cơ bản cần phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Ứng xử ở trong bất kỳ môi trường, mối quan hệ nào cũng cần, đặc biệt trong bệnh viện. Mối quan hệ giữa nhân viên y tế với người bệnh/người nhà bệnh nhân là một mối quan hệ đặc biệt, chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố văn hóa. Người bệnh tìm đến nhân viên y tế không chỉ để tìm kiếm thuốc, các thông tin về bệnh tật mà còn mang theo sự hoang mang, lo lắng, sợ hãi…nên đôi khi chỉ cần một ánh mắt, một lời hỏi han, một bàn tay…cũng có thể thỏa mãn bệnh nhân.
Bên cạnh các gương tốt, việc tốt trong ngành y tế cũng còn 1 số cá nhân làm sai chức trách, nhiệm vụ của mình trong công tác khám chữa bệnh chủ yếu do giao tiếp và thái độ ứng xử, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành y tế và danh dự của người thầy thuốc Việt Nam. Không ít vụ kiện của người nhà bệnh nhân/bệnh nhân chỉ vì không hài lòng với thái độ ứng xử của nhân viên y tế.
Nhận thấy, tầm quan trọng của giao tiếp ứng xử trong môi trường bệnh viện, đặc biệt từ tất cả các nhân viên trong bệnh viện từ bảo vệ, phục vụ, y bác sỹ…đối với người bệnh cũng như người nhà, Sở y tế tỉnh Yên Bái đã kết hợp cùng Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Hội thảo “Nâng cao giao tiếp ứng xử” với chủ đề: “Nghệ thuật giao tiếp ứng xử giữa nhân viên y tế và người bệnh/người nhà” đã được tổ chức vào ngày 1/10/2017 cho gần 200 cán bộ y tế trong toàn tỉnh Yên Bái.
Lần đầu tiên, chủ đề giao tiếp ứng xử trong bệnh viện được tổ chức với chia sẻ chính từ 1 cán bộ y tế cho toàn bộ các đồng nghiệp. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng- Nguyên trưởng khoa Nhi là diễn giả chính của chương trình, ông có hàng chục năm trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng mềm đặc biệt kỹ năng giao tiếp ứng xử trong bệnh viện.
Bằng cách chia sẻ mới lạ, hấp dẫn xen kẽ những tình huống ứng xử trong thực tế mà diễn giả cũng như tham dự viên đã gặp phải trong công việc hàng ngày giữa họ với người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
Gần ½ đối tượng tham dự là các bác sỹ (47,9%), sau đó tới điều dưỡng (25,7%); một phần trong đó là các nhân viên phục vụ trong bệnh viện như lao công, nhân viên bán hàng căng tin, bảo vệ (22,8%)…
Đánh giá về mức độ cần thiết và quan tâm của học viên đối với sự kiện này, 100% đều đánh giá ở mức độ rất cần thiết/rất quan tâm tới cần thiết/quan tâm, tỷ lệ lần lượt là 77,9%/75,5% và 22,1%/24,3%.
Khi được hỏi về chất lượng và kết quả của Hội thảo tham dự, đại đa số đều nhận xét kết quả rất tốt đến rất tốt, tuy nhiên vẫn còn lác đác vài ý kiến cho rằng Hội thảo có chất lượng tạm được và ít hiệu quả (2,8% và 0,7%).
Một trong những đầu ra, Ban tổ chức quan tâm tới mức độ áp dụng sau đào tạo như thế nào, với 4 mức độ áp dụng từ rất tốt tới kém, hơn ½ cho rằng sẽ áp dụng tốt; 46,45 áp dụng tốt, còn lại 1,4% nghĩ sẽ áp dụng ở mức độ trung bình.
Kết thúc hội thảo, 100% cán bộ tham dự đều muốn được tổ chức Hội thảo như vậy tại chính đơn vị của mình và cùng quyết tâm sẽ: “Giao tiếp ứng xử với bệnh nhân/người nhà ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay và ngày kia sẽ tốt hơn ngày mai”.
Một số hình ảnh trong Hội thảo:
BSCKII. Trần Lan Anh- PGĐ Sở Y tế tỉnh Yên Bái/ Giám đốc BVĐK tỉnh Yên Bái
phát biểu khai mạc
Phần chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Tiến DũngVân Anh - TDC