Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của chảy máu cầu não trên 32 bệnh nhân điều trị tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán chảy máu cầu não từ năm 2006-2007. Qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, chúng tôi chia chảy máu cầu não thành 4 loại theo tiêu chuẩn của Chung CS và Park CH [4]: loại I: chảy máu lớn cầu não; loại II: chảy máu vùng đỉnh cầu não hai bên; loại III: chảy máu vùng đỉnh - đáy cầu não; loại IV: chảy máu nhỏ một bên đỉnh cầu não.

Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị với thể tích và vị trí của khối máu tụ. Kết quả: tăng huyết áp gặp (81,3%), hôn mê (65,6% ), liệt tứ chi (12,5%), liệt nửa người (84,4% ), đồng tử co nhỏ (18,8%), hội chứng Millard-Gubler (50% ); foville (31,3%). Chảy máu cầu não loại III (59,4%), loại II (12,5%), loại I (18,7), loại IV (9,4%). 3 bệnh nhân tử vong (9,4%) thuộc loại I và II.

I Đặt vấn đề

chau_mau_cau_nao0.jpgChảy máu cầu não chiếm tỷ lệ 4-5% trong chảy máu não nói chung và có tỷ lệ tử vong cao [8],[2],[3]. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về các thể của tai biến mạch máu não (TBMMN) như chảy máu não và nhồi máu não, nhưng những nghiên cứu về chảy máu cầu não chưa được nhiều. Với hy vọng góp phần tìm hiểu thêm về lâm sàng và hình ảnh học của TBMMN nói chung và những nét riêng biệt trong chảy máu cầu não nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm 2 mục đích sau:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của chảy máu cầu não

2. Nghiên cứu đặc điểm  hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ não của chảy máu cầu não

II  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 32 bệnh nhân nhập Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai được chẩn đoán xác định là chảy máu cầu não từ tháng 1/2006 đến tháng 8/2007.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng dựa vào định nghĩa chẩn đoán TBMMN của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1989 [1], dựa vào các triệu chứng thần kinh khu trú của chảy máu cầu não [5], [6].

Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ (MRI) não có hình ảnh chảy máu cầu não, đây là tiêu chuẩn chính để lựa chọn bệnh nhân.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Chúng tôi dựa trên mẫu bệnh án nghiên cứu để thu thập số liệu lâm sàng và cận lâm sàng

Thăm khám lâm sàng: khám lâm sàng thần kinh đều do người nghiên cứu và các bác sỹ chuyên khoa Thần kinh thăm khám để phát hiện đầy đủ các triệu chứng,

Qua hình ảnh chụp CLVT và MRI chúng tôi chia chảy máu cầu não thành 4 loại theo tiêu chuẩn của Chung CS và Park CH [4]:

  • Loại I (Massive hemorrhage): Chảy máu lớn cả hai bên cầu não
  • Loại II (Bilateral tegmental): Chảy máu vùng đỉnh cầu não cả hai bên
  • Loại III (Basal - Tegmental): Chảy máu vùng đỉnh - đáy cầu não
  • Loại IV (Small unilateral tegmental): Chảy máu nhỏ một bên đỉnh cầu

Xử lý số liệu theo phần mềm thống kê Y học

III. Kết quả nghiên cứu

3.1 Các triệu chứng khi vào viện

Bảng 1: Các triệu chứng khi vào viện

Stt

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n=32)

Tỷ lệ %

1

Nhức đầu

28

87,5

2

Nôn - buồn nôn

27

84,4

3

Liệt nửa người

27

84,4

4

Tăng huyết áp

26

81,3

5

Rối loạn cơ vòng

23

71,9

6

Rối loạn ý thức

21

65,6

7

Liệt dây VII ngoại biên

17

53,1

8

Hội chứng Millard- Gubler

16

50,0

9

Tăng tiết đờm rãi

14

43,8

10

Rối loạn cảm giác nửa người

12

37,5

11

Dấu hiệu màng não

12

37,5

12

Liệt liếc ngang

11

34,4

13

Hội chứng Foville cầu não

10

31,3

14

Tăng thân nhiệt (t°38-41°C)

9

28,1

15

Rối loạn nuốt

8

25,0

16

Đồng tử co nhỏ

6

18,8

17

Liệt dây VI

4

12,5

18

Liệt tứ chi

4

12,5

19

Tăng nhịp tim(≥110ck/ph)

3

9,4

20

Liệt dây V

2

6,3

Nhận xét: hôn mê 65,6%, liệt nửa người 84,4%, hội chứng Millard-Gubler 50%, hội chứng foville cầu não chiếm 31,3%, liệt liếc ngang 34,4%, sốt từ 380C trở lên 28,1%, tăng nhịp tim từ 110 chu kỳ/phút trở lên chiếm 6,3%, tăng tiết đờm rãi chiếm 43,8%, rối loạn cơ vòng (71,9%).

3.2. Hình ảnh chụp CLVT và MRI não

3.2.1 Đặc điểm chụp cắt lớp vi tính sọ não và cộng hưởng từ

Bảng 2: Đặc điểm chụp cắt lớp vi tính sọ não và cộng hưởng từ theo phân loại của Chung CS và Park CS

Loại chảy máu cầu não

Số lượng bệnh nhân (n=32)

Tỷ lệ %

Loại I: Chảy máu lớn cả hai bên cầu não

6

18,7

Loại II: Chảy máu vùng đỉnh cầu não cả hai bên

4

12,5

Loại III: Chảy máu vùng đỉnh-đáy cầu não

19

59,4

Loại IV: Chảy máu nhỏ một bên đỉnh cầu não

3

9,4

Tổng

32

100

Nhận xét: chảy máu cầu não loại III 59,4%, loại II 12,5%, loại I 18,7, loại IV 9,4%

3.2.2 Kích thước và thể tích của ổ máu tụ cầu não

Bảng 3 a: Kích thước của ổ máu tụ cầu não


Kích thước (cm)

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Nhỏ hơn 1

1

3,1

Từ 1 đến 2

14

43,8

Trên 2 đến 3

13

40,6

Trên 3

4

12,5

Cộng

32

100

Nhận xét: kích thước khối máu tụ trên 2cm đến 3cm 40,6%, từ 1-2cm chiếm 43,8%

Bảng 3 b: Thể tích của ổ máu tụ cầu não

Thể tích  (cm3)

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Nhỏ hơn 1

1

3,1

Từ 1 đến 2

7

21,9

Trên 2

24

75,0

Cộng

32

100

Nhận xét : thể tích  khối máu tụ trên 2cm3 chiếm 75%

3.3. So sánh đặc điểm lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân tử vong và nhóm bệnh nhân ổn định khi ra viện

Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân tử vong và nhóm bệnh nhân ổn định khi ra viện

STT

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân ra viện (n=29)

Bệnh nhân tử vong (n=3)

Giá trị P

1

Tuổi

53,4±14,21

48,8±27,02

P > 0,05

2

Khởi phát :

Đột ngột

 

 

25 (86,2%)

 

 

3 (100%)

 

 

P > 0,05

 

3

ý thức :

≤ 8 điểm Glasgow

 

1 (3,4%)

 

3 (100%)

 

 

P < 0,05

4

Nhức đầu

26 (89,66%)

1 (33,3%)

P > 0,05

5

Buồn nôn, nôn

25 (86,2%)

2 (66,7%)

P > 0,05

6

Liệt tứ chi

3 (10,3%)

1 (33,3%)

P > 0,05

7

Liệt nửa người

24 (82,8%)

2 (66,7%)

P > 0,05

8

RLTK thực vật:

Sốt ≥38°C

Vã mồ hôi lạnh

Tăng tiết đờm rãi

Tăng nhip tim(≥110ch/ph)

 

7 (24,1%)

14 (48,3%)

12 (41,4%)

0 (0%)

 

2 (66,7%)

2 (66,7%)

2 (66,7%)

3 (100%)

 

 

P > 0,05

P > 0,05

P > 0,05

P > 0,05

 

9

Dấu hiệu  màng não

9 (31,0%)

3 (100%)

P < 0,05

10

Rối loạn cơ vòng

20 (69,0%)

3 (100%)

P > 0,05

11

Đồng tử co nhỏ

5 (17,2%)

1 (33,3%)

P > 0,05

12

HA trung bình

116,6±17,2

111,1±13,4

P > 0,05

Nhận xét: bệnh nhân tử vong có mức điểm Glasgow khi nhập viện từ tám điểm trở xuống chiếm 100% , sốt trên  38° C 66,7%, nhịp tim trên 110 lần/phút 66,7%, dấu hiệu màng não 100%.

3.4. Đặc điểm chụp CLVT và MRI giữa nhóm bệnh nhân tử vong  và nhóm bệnh nhân ổn định khi ra viện.

Bảng 5: Đặc điểm chụp CLVT và MRI  giữa nhóm bệnh nhân tử vong  và nhóm bệnh nhân ổn định khi ra viện

STT

Hình ảnh CLVT và hoặc MRI

Bệnh nhân ra viện (n=29)

Bệnh nhân tử vong  (n=3)

Giá trị P

1

Loại I và II

7 (24,1%)

3 (100%)

P<0,01

2

Loại III

19 (65,6%)

0 (0%)

P> 0,05

3

Loại IV

3 (10,3%)

0 (0%)

P> 0,05

4

Kích thước ổ máu tụ ( cm)

>2

 

14 (48,3%)

 

3 (100%)

 

P> 0,05

5

Thể tích khối máu tụ (cm3)

>2

 

21 (72,4%)

 

3 (100%)

 

P> 0,05

6

Xâm phạm của khối máu tụ :

Tràn máu não thất IV

Xâm phạm cuống não

 

7 (24,1%)

10 (34,5%)

 

3 (100%)

0 (0%)

 

P<0,01

P>0,05

Nhận xét : chảy máu cầu não loại I chiếm 66,7% trong số bệnh nhân tử vong, loại II 33,3%.

IV. Bàn luận

4.1. Đặc điểm lâm sàng chung của chảy máu cầu não

Triệu chứng lâm sàng chung của chảy máu cầu não : khởi phát đột ngột, nhức đầu, nôn và buồn nôn, rối loạn ý thức, liệt tứ chi, liệt nửa người, tổn thương các dây thần kinh sọ não, rối loạn cơ vòng, rối loạn thần kinh thực vật.

Với 32 bệnh nhân chảy máu cầu não trong nghiên cứu của chúng tôi  thì tỷ lệ hôn mê ở các mức độ khác nhau khi nhập viện là 65,6%.

Liệt nửa người trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ 84,4%, hội chứng Millard-Gubler trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 50%, hội chứng foville cầu não chiếm 31,3%, ngoài ra các rối loạn vận nhãn cũng là một trong các triệu chứng đặc thù của chảy máu cầu não. Liệt liếc ngang gặp với tỷ lệ 34,4% trong nghiên cứu của chúng tôi, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên chiếm 53,1%, dây VI chiếm 12,5%.

Rối loạn thần kinh thực vật cũng là triệu chứng thường gặp trong chảy máu cầu não, đặc biệt trong trường hợp có khối máu tụ lớn chiếm toàn bộ cầu não. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân sốt từ 380C trở lên chiếm 28,1%, tăng nhịp tim từ 110 chu kỳ/phút trở lên chiếm 6,3%, tăng tiết đờm rãi chiếm 43,8%.

Rối loạn cơ vòng chiếm tỷ lệ khá cao trong nghiên cứu của chúng tôi (71,9%).

4.2. Vị trí, kích thước và thể tích ổ máu tụ

Khi so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân tử vong và sống khi ra viện chúng tôi thấy số bệnh nhân có khối máu tụ cầu não lớn hơn 2cm chiếm 14/29 bệnh nhân (48,3%) còn trong nhóm bệnh nhân tử vong là 3/3 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 100% (P>0,05). Tương tự như vậy thì thể tích của khối máu tụ lớn hơn 2cm3 trong nhóm bệnh nhân sống chiếm 21/29 bệnh nhân (72,4%) còn trong nhóm bệnh nhân tử vong là 3/3 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 100% (P>0,05).

Trong nghiên cứu của chúng tôi  thì tỷ lệ tràn máu não thất IV trong nhóm bệnh nhân sống ra viện là 7/29 (24,1%) so với 3/3 (100%) trong nhóm bệnh nhân  tử vong (P<0,01). Còn đối với sự xâm phạm của khối máu tụ vào cuống não thì tỷ lệ gặp ở nhóm bệnh nhân sống ra viện là 10/29 (34,5%), không gặp trong nhóm bệnh nhân tử vong.

4.3 Các yếu tố tiên lượng trong chảy máu cầu não

4.3.1 Các triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân tử vong có mức điểm Glasgow khi nhập viện từ tám điểm trở xuống chiếm 100% ( 3/3 bệnh nhân) so với nhóm sống ra viện là 3,4% (1/29) bệnh nhân với giá trị p<0,05 có ý nghĩa thống kê,. Ngoài ra rối loạn thần kinh thực vật như sốt trên  38°C chiếm 66,7% so với 24,1% , nhịp tim trên 110 lần/phút chiếm 66,7% so với 0% giữa hai nhóm sống ổn định ra viện và tử vong cũng có những tỷ lệ khác biệt (p>0,05). Dấu hiệu màng não của nhóm tử vong chiếm 100% so với 31% của nhóm sống ra viện (p<0,05).

4.3.2 Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu cầu não

chúng tôi thấy rằng trong chảy máu cầu não loại I và loại II có tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn, đặc biệt trong loại IV  không gặp bệnh nhân tử vong.  Cùng với đó là kích thước và thể tích khối máu tụ, tràn máu não thất IV đều là những yếu tố tiên lượng có giá trị trong chảy máu cầu não.

V. Kết Luận

Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân chảy máu cầu não được điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi rút ra kết luận sau :

1. Đặc điểm lâm sàng chảy máu cầu não

Khởi phát đột ngột 87,5%, nhức đầu 84,4%, buồn nôn và nôn 84,4%

Rối loạn ý thức 65,6%, sốt trên 38°C  28,1%, tăng nhịp tim từ 110 lần/ phút trở lên chiếm 6,3%, tăng tiết đờm rãi 43,8%, co đồng tử  chiếm tỷ lệ 18,8%, dấu hiệu màng não 37,5%, rối loạn cơ vòng 71,9%, tăng huyết áp 81,3%, liệt nửa người 84,4%, Liệt tứ chi chiếm 12,5%, hội chứng Millard-Gubler chiếm 50%, hội chứng Foville cầu não 31,3%, tổn thương dây V 6,3% và dây VI chiếm 12,5%, liệt liếc ngang  34,4%.

2.Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ

Chẩy máu cầu não loại loại I chiếm 18,7%; loại II 12,5%; loại III 59,4% và loại IV 9,4%, tràn máu não thất 31,3%, khối máu tụ xâm phạm cuống não chiếm 31,3%, kích thước khối máu tụ lớn hơn 2cm chiếm 53,13% và thể tích khối máu tụ trên 2cm3 75%.

PGS. TS. Lê Văn Thính, ThS. Nguyễn Tiến Nam
Khoa Thần Kinh Bệnh viện Bạch Mai