Ngài Michel Sidibé, Giám đốc điều hành UNAIDS, cũng nói thêm: "Đây là
một tin vui cho Cuba và cũng là tin vui với trẻ em và các gia đình trên
Thế giới. Nó cho thấy rằng kết thúc đại dịch AIDS là có thể thực hiện
được và chúng tôi hy vọng tiếp theo Cuba, nhiều nước khác cũng sẽ tiếp
tục được công nhận đã loại trừ được lây truyền HIV từ mẹ sang con".
Cũng
theo WHO, hiện nay, mỗi năm trên toàn cầu ước tính có khoảng 1,4 triệu
phụ nữ nhiễm HIV mang thai. Nếu không điều trị dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con thì sẽ có khoảng 15-45% trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sẽ
bị nhiễm HIV trong khi mang thai, khi chuyển dạ sinh và sau sinh cho
con bú mẹ. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ giảm xuống chỉ còn hơn 1% nếu các
bà mẹ và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được dự phòng bằng thuốc kháng HIV
(ARV). Mặc dù số trẻ sinh ra hàng năm trên thế giới bị nhiễm HIV đã giảm
gần một nửa trong giai đoạn từ năm 2009 với 400.000 trường hợp xuống
còn 240.000 trường hợp trong năm 2013 nhưng các quốc gia cần phải nỗ lực
nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu toàn cầu đó là chỉ còn dưới 40.000
trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV mỗi năm.

Về
bệnh giang mai, hiện nay gần 1 triệu phụ nữ mang thai trên toàn thế
giới bị nhiễm giang mai hàng năm. Điều này có thể dẫn đến việc sảy thai,
đẻ non, thai chết lưu, tử vong sơ sinh, trẻ sơ sinh nhẹ cân v.v... Tuy
nhiên, việc tầm soát và điều trị giang mai sớm là một lựa chọn rất hiệu
quả vì hiện nay kháng sinh như penicillin có thể điều trị một cách hiệu
quả và loại trừ được các tai biến này.
Tại Cuba, PAHO/WHO đã làm việc
với các tổ chức ở Cuba và một số các nước khác ở châu Mỹ từ năm 2010 để
thực hiện một sáng kiến khu vực là loại trừ lây truyền HIV và giang mai
từ mẹ sang con. Một trong các mục tiêu là làm sao đảm bảo cho tất cả
phụ nữ mang thai và chồng, bạn tình của họ sớm tiếp cận với dịch vụ chăm
sóc trước khi sinh, xét nghiệm HIV và xét nghiệm giang mai, điều trị
cho phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính và con của họ, mổ lấy thai
và cho trẻ ăn thức ăn thay thế. Những dịch vụ này được cung cấp một cách
phổ cập trong chương trình sức khỏe bà mẹ và trẻ em và được tích hợp
với các chương trình HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tiến
sĩ Carissa F. Etienne Giám đốc PAHO cũng cho biết "Thành công của Cuba
cho thấy rằng tiếp cận phổ cập và bảo hiểm y tế toàn dân có tính khả thi
và thực sự là chìa khóa thành công, thậm chí cả các khó khăn thách thức
như HIV và thành tựu này sẽ là động lực để các nước khác tiến tới loại
trừ lây truyền HIV và giang mai từ mẹ sang con".
Theo báo cáo đến
cuối năm 2013, dân số của Cuba là 11,2 triệu người trong đó có 19.781
trường hợp nhiễm HIV được ghi nhận kể từ đầu vụ dịch đến nay. Đã có hơn
3.000 người tử vong do AIDS, như vậy hiện có khoảng hơn 16.000 người
nhiễm HIV hiện còn sống. Cũng theo báo cáo năm 2013 ở Cuba chỉ có 2 trẻ
sinh ra bị nhiễm HIV và 5 trẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh.


