Việc truyền máu và chế phẩm máu là nhằm mục đích chữa bệnh. Vì vậy máu
và chế phẩm máu phải được sử dụng cho đúng bệnh nhân và vào thời điểm thích
hợp. Tổ chức Y tế thế giới có khẩu hiệu là truyền đúng loại, cho đúng bệnh nhân
cần, và đúng thời điểm.
Nếu không cần thiết phải truyền máu hay chế phẩm, nếu còn có biện pháp khác để thay thế thì việc truyền máu và chế phẩm là chống chỉ định.
1. Tác dụng của truyền máu:
Cung cấp các thành phần hữu hình: hồng cầu, tiểu cầu., có thể cả bạch cầu với bệnh nhân tuyệt lạc bạch cầu
Cung cấp các yếu tố đông máu
Cung cấp protein tạo áp lực keo
2. Các nguy cơ do truyền máu:
Lây bệnh truyền qua đường máu ( các virus, ký sinh trùng, xoắn khuẩn...)
Tai biến truyền máu
+ Do bất đồng miễn dịch
+ Do quá tải
+ Do máu bị nhiễm khuẩn
+ Do các chất trung gian hình thành khi lưu trữ
Ứ sắt do truyền máu
Gây phản ứng miễn dịch tiềm tàng.
3. Máu và các chế phẩm máu:
3.1. Máu toàn phần:
Là máu lấy từ mạch máu người cho máu được bảo quản trong túi (chai) có chất chống đông và bảo quản máu. Hiện nay dung dịch bảo quản máu thông thường là CPDA gồm citrate, phosphat, đường dextrose, adenin. Mỗi đơn vị máu toàn phần 250 ml có khoảng 30-40 g huyết sắc tố. Ở Việt Nam có các loại đơn vị máu 250ml, 350ml, 450ml. Ngoài ra còn một số đơn vị có dung tích ít hơn (50,100,150 ml) cho trẻ em.
Bảo quản máu toàn phần ở 2-60C, thời gian bảo quản tối đa là 42 ngày (với dung dịch bảo quản là CPDA). Máu toàn phần lưu trữ chứa thành phần chính là hồng cầu, nếu mới thu nhận còn có tiểu cầu và một số yếu tố đông máu. Bạch cầu đoạn nhanh chóng bị huỷ và giải phóng ra các chất trung gian. Ngoài ra trong đơn vị máu toàn phần còn chứa các tế bào lympho và yếu tố huyết tương.
Chỉ định: Trường hợp bệnh nhân mất nhiều máu (mất ≥1/3 lượng máu cơ thể)
Không nên dùng: Bệnh nhân suy thận, suy tim, chỉ thiếu máu đơn thuần.
3.2. Khối hồng cầu:
Là máu toàn phần đã được ly tâm và tách phần huyết tương ở trên sang 1 túi khác. Tuỳ cách sản xuất mà có các loại khối hồng cầu sau:
Khối hồng cầu đậm đặc:
Sản xuất đơn giản bằng cách ly tâm, tách phần lớn huyết tương trên sang 1 túi khác , để lại trong túi là khối hồng cầu có Hematocrit khoảng 75%.
Thành phần: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, một ít huyết tương.
Bảo quản: 2-6°C
Chỉ định: Các trường hợp thiếu máu
Một số bất lợi: Vì đậm đặc nên truyền chậm, nhất là lúc mới bắt đầu truyền cho người bệnh, còn nhiều bạch cầu nên có thể gây phản ứng truyền máu và gây tan másớm do các chất giải phóng từ bạch cầu, còn huyết tương chứa kháng thể.
Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản:
Sau khi tách huyết tương khỏi hồng cầu, trả lại dung dịch bảo quản.
Thành phần: hồng cầu và dung dịch bảo quản, còn ít bạch cầu, lượng huyết sắc tố tương tự máu toàn phần.
Bảo quản: 2-6°C thời gian 42 ngày.
Chỉ định: Các trường hợp thiếu máu: thiếu máu do suy tim, suy thận...
Khối hồng cầu nghèo bạch cầu
Là máu toàn phần được tách huyết tương và tách thành phần Buffy coast (lớp giữa huyết tương và hồng cầu)
Thành phần:
* Hồng cầu.
* Bạch cầu đã được loại bỏ hầu hết, chỉ còn lại khoảng 10% so với khối hồng cầu thông thường.
Ưu điểm:
* Giảm phản ứng do bạch cầu ( kháng thể kháng bạch cầu, bạch cầu lympho, chất trung gian)
* Giảm nguy cơ lây bệnh mà tác nhân cư trú trong bạch cầu
Chỉ định: Những trường hợp thiếu máu đơn thuần.
Khối hồng cầu rửa:
Máu toàn phần hoặc khối hồng cầu được ly tâm bỏ hết huyết tương rồi thay thế nước muối trộn đều ly tâm tiếp để rửa 3 lần.
Thành phần: hồng cầu + nước muối
Bảo quản: ở + 2 - + 6 °C: ≤ 24 giờ
ở 22 °C : ≤ 6 giờ
Chỉ định: Truyền cho bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn
Khối hồng cầu lọc bạch cầu và khối hồng cầu chiếu xạ:
Là khối hồng cầu đã được dùng màng lọc bạch cầu hay tia xạ hoặc cả hai.
Bảo quản: 2-6 °C ≤ 2 tuần từ khi chiếu xạ, nếu dùng màng lọc rời ( hở) thì sau lọc không để quá 24 giờ.
Thành phần: Hồng cầu, Bạch cầu còn lại rất ít ( lọc bạch cầu), Bạch cầu bị bất hoạt ( chiếu xạ)
Chỉ định: Cho bệnh nhân thiếu máu có giảm nặng miễn dịch, đặc biệt bệnh nhân ghép tạng, BN chuẩn bị ghép
Thông thường để đảm bảo an toàn, người ta sử dụng cả chiếu xạ và lọc bạch cầu cho đơn vị máu sẽ truyền cho bệnh nhân ghép.
3.3. Khối tiểu cầu: Có hai loại khối tiểu cầu:
Khối tiểu cầu tách từ máu toàn phần:
Bằng ly tâm các túi máu toàn phần, gạn lấy lớp Buffy coast rồi ly tâm tách lấy tiểu cầu. Thường từ 3-4 đơn vị máu toàn phần cùng nhóm ABO có thể chuẩn bị (sản xuất) được 1 đơn vị pool tiểu cầu (tập hợp tiểu cầu từ nhiều người cho máu).
Bảo quản: Nếu chưa pool (chưa trộn) để 22°C, lắc liên tục 3-5 ngày. Nếu đã pool ( trộn) qua hệ thống hở để ≤ 24 giờ
Thành phần: Số lượng tiểu cầu/ pool khoảng 1,5 x 1011.
Chỉ định : Các bệnh gây giảm tiểu cầu đặc biệt giảm tiểu cầu sau điều trị bệnh ác tính.
Khối tiểu cầu tách chiết ( apheresis)
Dùng máy tách tế bào với bộ kit ( dụng cụ) chuyên dụng để lấy tiểu cầu từ một người cho
Thành phần : có ≥ 3,0 x 1011 tiểu cầu/ đơn vị, có ít bạch cầu
Bảo quản : 22 °C trong máy lắc liên tục, tối đa được 5 ngày
Chỉ định: Các bệnh giẩm tiểu cầu nặng; sốt xuất huyết có giảm tiểu cầu nặng, giảm tiểu cầu sau điều trị hóa chất, trong các bệnh suy tủy, rối loạn sinh tủy.
Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, chỉ định khối tiểu cầu khi xuất huyết, nguy cơ xuất huyết nặng, hoặc số lượng tiểu cầu thấp (< 20.109/l).
3.4. Huyết tương tươi đông lạnh
Phần huyết tương tách ra từ máu toàn phần trong thời hạn 6 giờ kể từ lúc lấy máu gọi là huyết tương tươi (HTT). Huyết tương tươi bảo quản đông lạnh gọi là huyết tương tươi đông lạnh (HHTĐL).
Thành phần:
+ Các yếu tố huyết tương: Albumin, globulin miễn dịch
+ Yếu tố đông máu bền vững
+ Yếu tố VIII, còn khoảng 70%
Lượng huyết tương tách từ một đơn vị máu hiện nay có dung tích khoảng 125-150ml. Người ta thường pool (gộp) lượng HTT của hai đơn vị máu toàn phần cùng nhóm và như vậy dung tích khoảng 250-300ml.
Bảo quản: -25 °C, thời hạn 1 năm, nếu để < - 25 °C có thể được 2 năm
Chỉ định:
+ Thay thế huyết tương
+ Rối loạn đông máu
+ Bệnh Hemophilia A & B
+ Tai biến dùng quá liều kháng vitamin K.
+ Bù các thành phần và thể tích huyết tương, shock do bỏng.
+ Mất nhiều máu do chấn thương, phẫu thuật (phối hợp truyền khối hồng cầu và khối tiểu cầu)
Lưu ý: Huyết tương cũng chứa các yếu tố lây nhiễm nên có thể dùng hóa chất hoặc tia cực tím ức chế virus.
3.5. Tủa (cryo).
Để HTTĐL ở 4 °C, huyết tương tan ra có 1 phần tủa, li tâm thu nhận các tủa này đó là cryo (tủa VIII)
Thành phần: Nồng độ VIII khoảng 2-3 đơn vị/ ml, Yếu tố V, Fibrinogen.
Bảo quản như HHTĐL
Chỉ định: + Bệnh nhân rối loạn đông máu: (mất fibrinogen, DIC)
+ Bệnh nhân Hemophilia A.
3.6. Huyết tương tươi đã tách tủa:
Phần huyết tương tách ra sau khi lấy tủa ở HTTĐL có thể bảo quản lại - 25°C.
Thành phần: Albumin, một số globulin, một số yếu tố đông máu (yếu tố IX).
Bảo quản: Như HHTĐL
Chỉ định: Mất huyết tương, hemophilia B
Tai biến quá liều kháng vitamin K.
3.7. Huyết tương đông lạnh:
Thành phần: Các yếu tố huyết tương, các yếu tố đông máu không bền vữnLà huyết tương tách từ máu toàn phần nhưng tách sau 6 giờ kể từ khi lấy máu và để - 25 °C.g (như yếu tố VIII) còn lại ít.
Bảo quản: Như HHTĐL
Chỉ định: Mất huyết tương, thiếu thể tích máu.
3.8. Các chế phẩm khác:
Khối bạch cầu hạt:
Tách từ phần Buffy Coast và tập hợp (pool) của nhiều người cho máu.
Thành phần: Chứa nhiều bạch cầu hạt, hồng cầu và một số tế bào lympho, các chất bạch cầu giải phóng, tập hợp từ nhiều người cho nên nguy cơ nhiễm virus rất cao.
Bảo quản: 22 °C, ≤ 24 giờ
Chỉ định: bệnh nhân nhiễm trùng nặng, không còn bạch cầu hạt, điều trị bằng kháng sinh không kết quả.
Chế phẩm huyết tương bất hoạt virus
Dùng các hóa chất, hoặc tia cực tím chiếu bất hoạt virus
- Yếu tố VIII cô đặc: bất hoạt virus và cô đặc từ nhiều người cho
- Các chất chiết từ huyết tương: Albumin, globulin.
4. Sử dụng máu hợp lý
- Chỉ sử dụng khi cần cho điều trị
- Chỉ định loại thành phần hợp lý nhất
- Lựa chọn chế phẩm ít pool (từ ít người cho)
- Tìm các biện pháp tránh truyền máu
Nếu giảm thể tích: dung dịch cao phân tử.
Nếu thiếu hoocmon: tiêm chất kích thích ví dụ điều trị thiếu máu bằng Erythropoietin
Điều trị sắt nếu thiếu sắt
- Lưu ý các tác dụng phụ sau truyền máu
Tan máu sau truyền máu
Nhiễm virus sau truyền máu
Miễn dịch đồng loạt sau truyền máu
- Một số biện pháp giảm truyền máu đồng loại
Truyền máu tự thân: Có nhiều hình thức truyền máu tự thân như: Thu gom lưu trữ máu nhiều ngày trước mổ, pha loãng máu đẵng thể tích, truyền máu hoàn hồi...
Dùng các thế phẩm tổng hợp (yếu tố VIII tái tổng hợp)...
PGS.
TS. Phạm Quang Vinh
Khoa Huyết Học Bệnh viện Bạch Mai