Y học thường thức
Tin tức nổi bật
Tin tức nổi bật
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vắc-xin. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%.
NHIỄM ĐỘC THUỶ NGÂN TỪ VẬT DỤNG QUEN THUỘC TRONG MỖI GIA ĐÌNH VIỆT
(10/07/2024) Suýt phải cắt bỏ một phần tay do nhiễm độc thuỷ ngân từ nhiệt kế vỡ, đâm trực tiếp vào ngón tay, bệnh nhân L.T.H (Hải Phòng) đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán và cứu chữa kịp thời.
BỆNH BẠCH HẦU: NGUY CƠ LÂY NHIỄM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
(09/07/2024) Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh thành dịch trong cộng đồng. Theo ghi nhận từ những thông tin y tế, vừa qua tại Nghệ An đã có trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu và tại Bắc Giang đã có trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với bệnh nhân tử vong nêu trên.
LÕM NGỰC BẨM SINH: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
(09/07/2024) Lõm ngực bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh của lồng ngực, do sự phát triển không bình thường của xương ức và các sụn sườn làm lồng ngực lõm sâu xuống thành hố. Lõm ngực nếu không điều trị thì tùy theo mức độ sẽ gây các vấn đề về đau do biến dạng xương, căng cơ hoặc chèn ép tim phổi ảnh hưởng đến hoạt động thể lực.
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI: NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT
(05/07/2024) Tăng tiết mồ hôi do cường hệ thần kinh giao cảm là tình trạng tăng tiết mồ hôi trên cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt, da đầu… tuy nhiên vùng tiết mồ hôi chủ yếu là ở tay, chân, nách vì mật độ các tuyến mồ hôi ở vùng này cao hơn các vùng khác.
TĂNG NATRI MÁU DO THUỐC: MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
(05/07/2024) Tăng nồng độ natri trong máu xảy ra ở khoảng 0,3 - 3,5% người bệnh nhập viện, đặc biệt là người bệnh cao tuổi và người bệnh đang điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực. Tỷ lệ tử vong lên đến 40 - 60% với người bệnh điều trị ở đơn vị hồi sức tích cực khi gặp phải tình trạng này.
PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
(05/07/2024) Phình động mạch não là sự giãn khu trú dạng hình túi hoặc hình thoi động mạch trong não. Khi giãn hình túi sẽ xác định được kích thước túi và cổ túi phình. Tỉ lệ mắc là 0,5-8% dân số.
LỰA CHỌN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI BỆNH KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K
(04/07/2024) Thuốc chống đông kháng vitamin K (VTM K) được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa huyết khối trong bệnh rung nhĩ, van tim nhân tạo, huyết khối tĩnh mạch sâu,… Một số nhóm thuốc chống đông kháng vitamin K như Aceno coumarol (sintrom, vincerol), warfarin (coumadine), fluindione (previscan)