TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG CẤP CỨU BAN ĐẦU CHO BVĐK ĐỨC GIANG KHÓA ĐÀO TẠO MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ CẤP CỨU

Ngày đăng: 1/8/2018 11:01

TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG CẤP CỨU BAN ĐẦU CHO BVĐK ĐỨC GIANG KHÓA ĐÀO TẠO MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ CẤP CỨU

          Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (tiền thân là bệnh viện Đa khoa Gia Lâm được thành lập từ năm 1963, năm 1988 đổi tên thành trung tâm Y tế Huyện Gia Lâm trong đó có bệnh viện đa khoa Huyện). Thực hiện quyết định của Chính phủ về chia tách địa giới hành chính, ngày 29/12/2003, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số 8032/QĐ - UBND về việc thành lập bệnh viện Đa khoa Đức Giang trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất và biên chế khám chữa bệnh của Trung tâm Y tế Gia lâm. Ngày 22/9/2011 UBND thành phố đã chính thức có quyết định số 4424/QĐ- UBND ngày về việc công nhận xếp hạng I đối với bệnh viện Đa khoa Đức Giang thuộc sở Y tế Hà Nội. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển liên tục của đơn vị, các thế hệ cán bộ công nhân viên bệnh viện đã nỗ lực phấn đấu, hết sức cố gắng trong mọi lĩnh vực, mọi chức năng nhiệm vụ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp thành tích đáng kể vào sự phát triển của ngành y tế Hà Nội được thành phố, Bộ Y tế, sở Y tế Hà Nội ghi nhận, đặc biệt đã trở thành địa chỉ tin cậy của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trên địa bàn và các khu vực lân cận. Trong những năm gần đây BVĐK Đức Giang đã triển khai áp dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị.

Dựa trên kết quả phiếu khảo sát trước học của học viên và cùng với nhu cầu đề xuất thực tế của lãnh đạo BVĐK Đức Giang về việc cần thiết phải đào tạo một số chuyên đề cấp cứu cơ bản cho các bác sỹ mới, Bệnh viện Bạch Mai phối hợp cùng BVĐK Đức Giang tổ chức khóa đào tạo “Một số chuyên đề Cấp cứu” cho 30 học viên là các bác sỹ của BVĐK Đức Giang trong thời giang từ 14/05 - 18/05/2018 . Trong buổi lễ khai giảng của lớp học TS. Đỗ Ngọc Sơn - Phó Trưởng khoa Cấp cứu có nhấn mạnh về sự cần thiết và cấp thiết của kỹ năng cấp cứu ban đầu đối với các bác sỹ mới ra trường; tham gia khóa học này học viên sẽ được học rất nhiều nội dung quan trọng và thực sự bổ ích:

1.             Nhận biết và xử trí các trường hợp sốc, sốc phản vệ.

2.             Nhận định và phân loại bệnh nhân nặng

3.             Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu

4.             Cấp cứu ngừng tuần hoàn

5.             Thực hành cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản

6.             Thực hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao



BS. Nguyễn Văn Thường tham dự khai giảng cùng lớp học



TS.BS. Đỗ Ngọc Sơn phát biểu khai mạc khóa học

Các bạn học viên đang làm bài kiểm tra đầu vào của khóa học

TS. Đỗ Ngọc Sơn chia sẻ về chẩn đoán và xử trí cấp cứu sốc





Học viên đang thực hành trên mô hình dưới sự hướng dẫn của các bác sỹ nội trú của khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai

BS. Nguyễn Đức Vinh hướng dẫn học viên về cách vận chuyển nạn nhân


Học viên đang thi thực hành trên mô hình

BS. Nguyễn Đức Vinh phát biểu trong lễ bế giảng khóa học

ThS. Phan Thị Thanh Bình phát biểu và bế mạc khóa học

Sau 5 ngày học tập, trao đổi, thực hành kiến thức trên mô hình; trong buổi bế giảng kết thúc lớp học ThS. Phan Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa Đức Giang chia sẻ đã nhận thấy sự thay đổi về mặt kiến thức và tác phong của học viên đồng thời ThS. Bình cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, lãnh đạo khoa Cấp cứu - BVBM và các giảng viên . Sự thay đổi kiến thức và kỹ năng của học viên được thể hiện trong biểu đồ phía dưới. Trước khi bắt đầu khóa đào tạo, phần lớn học viên ở điểm dưới trung bình (39,5% điểm yếu; 25,6% điểm kém). Tuy nhiên sau khi kết thúc khóa đào tạo, điểm trung bình đầu ra của học viên đã tăng lên nhiều, phần lớn ở điểm khá (41,5%), không có điểm yếu và kém.

       Kết thúc khóa đào tạo, 96,7% học viên nhận được giấy chứng chỉ do giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cấp, 3,3% còn lại không được cấp giấy chứng chỉ do không đảm bảo thời lượng khóa học.

         

Bài và ảnh

Lê Tuấn