Responsive Image

NewsByCategory

Reports

    Báo cáo ngày 04/12/2024

    Tổng số bệnh nhân : 10

    Số bệnh nhân vào : 30

    Số bệnh nhân ra : 10

    Số ca mổ : 30

    Số ca can thiệp : 20

    Bác sĩ thường trực ngày 04/12/2024

NewsByCategory

soft.cms.article.isNull

NewsByCategory

NewsByCategory

Responsive Image

ViewDanhSachCauHoi

Câu hỏi thường gặp
. Câu hỏi số 1:Động mạch vành là gì? Chức năng của nó ra sao?
Câu trả lời:

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng quả tim. Tuần hoàn động mạch vành là tuần hoàn dinh dưỡng tim. Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành: động mạch vành phải và động mạch vành trái, các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ qua các trung gian là các xoang Valsalva và chạy trên bề mặt quả tim. Động mạch vành trái chạy một đoạn ngắn (1 – 3cm) sau đó chia thành 2 nhánh lớn là động mạch liên thất trước và động mach mũ, đoạn ngắn đó được gọi là thân chung động mạch vành. Như vậy, hệ thống động mạch vành có ba nhánh lớn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim là: động mạch liên thất trước, động mach mũ và động mạch vành phải. Từ ba nhánh lớn này cho ra rất nhiều các nhánh động mạch nhỏ hơn như các nhánh vách, nhánh chéo, nhánh bờ… sẽ có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ đi nuôi dưỡng tất cả các cấu trúc trong quả tim. Khi bị bệnh lý động mạch vành, dòng máu từ động mạch vành tới cơ tim giảm sút, khi đó cơ tim không nhận đủ oxy và xuất hiện triệu chứng cơn đau thắt ngực.

. Câu hỏi số 2:Bệnh tim có di truyền không? Chồng mới cưới của em gái tôi bị bệnh hở van hai lá do thấp tim, vậy cháu tôi có thể bị bệnh tim không?
Câu trả lời:

ầu hết các bệnh lý tim đều không phải là bệnh di truyền. Một số bệnh lý tim như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại hoặc hội chứng Brugada … có tính chất gia đình. Thấp tim hay còn gọi là Thấp khớp cấp hoặc Sốt thấp (Rheumatic Fever) là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết, nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn liên cầu có khả năng gây tan máu nhóm A (Streptocucus A) tại đường hô hấp trên. Biến chứng thường gặp của Thấp tim là tổn thương van tim trong đó hay gặp nhất là tổn thương van hai là và tổn thương van động mạch chủ. Tổn thương trên van tim có thể gặp hở van tim hoặc hẹp van tim hoặc vừa hẹp vừa hở van tim. Tổn thương van tim là hậu quả của bệnh thấp tim và vì thế bệnh lý này không di truyền cho con cái. Để phòng tránh bệnh thấp tim cần giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh sống ở nơi ẩm thấp, không để nhiễm lạnh cho trẻ em. Một khi trẻ có dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, trẻ cần được điều trị triệt để và sớm. Nếu trẻ có các biểu hiện đau khớp thì cần đưa ngay trẻ đến khám ở các cơ sở y tế.

. Câu hỏi số 3:Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào? Tôi đang hút thuốc nhưng muốn bỏ khó quá, có cách nào giúp bỏ thuốc lá không?
Câu trả lời:

Khói thuốc có rất nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… Hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đột quỵ, ung thư mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, bệnh lý đường ruột, giảm khả năng tình dục… Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh lý tim mạch, các nguy cơ này tăng lên tỷ lệ thuận với khối lượng bạn hút thuốc và thời gian bạn hút thuốc. Nếu bạn muốn làm cho trái tim mình khỏe mạnh hơn hãy từ bỏ thói quen hút thuốc ngay lập tức. Bỏ thuốc là không hề dễ dàng. Theo thống kê, có 70% người hút thuốc muốn bỏ thuốc lá nhưng chỉ có 5% số người này thành công. Vậy một số lời khuyên cho bạn khi bạn muốn bỏ thuốc thành công: Bạn hãy nói với bác sỹ của bạn về việc bạn muốn bỏ hút thuốc và xin lời khuyên từ bác sỹ. Sử dụng nicotine từ kẹo cao su, thuốc xịt họng để thay thế nicotin từ thuốc lá. Lưu ý không nên hút thuốc lá khi đang dùng nicotin thay thế. Chọn một ngày đặc biệt để tiến hành bỏ hút thuốc và bạn kiên quyết với bản thân cũng như những người thân của bạn rằng bạn thực sự muốn bỏ thuốc Nếu lần đầu bạn chưa bỏ thuốc lá thành công, bạn đừng từ bỏ quyết tâm của mình, mình người bỏ thuốc lá sau vài lần cố gắng. Hãy thay đổi thói quen hàng ngày, bạn hãy vứt gạt tàn thuốc lá đi, bạn hãy quyét dọn nhà của, giặt quần áo hoặc đi giã ngoại với gia đình, bạn bè. Một đến ba tuần sau khi bỏ thuốc lá, bạn sẽ thấy bồn chồn, lo âu, khó chịu, khó ngủ, mất ngủ, thèm ăn nhiều, đau đầu… sau đó các triệu chứng đó hết dần.

. Câu hỏi số 4:Tôi năm nay 50 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, hút thuốc lá, huyết áp 150/60 mmHg. Khả năng tôi bị bệnh tim như thế nào? Làm sao ước tính được nguy cơ bị bệnh tim...
Câu trả lời:

Bạn có hai yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xuất hiện bệnh lý tim mạch đó là hút thuốc là và tăng huyết áp. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh lý tim mạch, các nguy cơ này tăng lên tỷ lệ thuận với khối lượng bạn hút thuốc và thời gian bạn hút thuốc. Để làm giảm nguy cơ tim mạch, bạn cần kiên quyết bỏ hút thuốc ngay lập tức. Tăng huyết áp là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Điều trị tăng huyết áp hợp lý làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh lý tim mạch. Để ước tính nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch trong vòng 10 năm, người ta sử dụng thang điểm Framingham. Thang điểm Framingham được tính riêng cho nam giới và nữ giới, các thông số trong thang điểm bao gồm: tuổi, tình trạng hút thuốc, huyết áp tâm thu, nồng độ cholesterol và nồng độ HDL. Sau khi tính tổng điểm ta dễ dàng quy ra phần trăm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch trong vòng 10 năm tới cho người bệnh. Trường hợp của bạn, để tính nguy cơ tim mạch bạn cần đi khám bác sỹ chuyên khoa tim mạch, làm xét nghiệm cholesterol và HDL máu để ước tính nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

. Câu hỏi số 5:Tôi 30 tuổi, nhịp tim thường xuyên 90 nhịp/phút, vậy có làm sao không?
Câu trả lời:

Trong cuộc đời của mỗi người, trung bình trái tim đập khoảng hai nghìn tỉ lần (10 12). Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Khi trái tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh, khi trái tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm. Trong lúc ngủ, nhịp tim trung bình của người lớn là từ 50 đến 90 nhịp/phút. Có người cho rằng nhịp tim khi nghỉ càng chậm (ở tần số cho phép) thì càng khỏe mạnh. Một số người khác cho rằng thước đo sức khỏe của trái tim là thời gian trái tim đập trở lại bình thường sau khi gắng sức, tim càng nhanh chóng đập chậm trở lại sau gắng sức, trái tim của bạn càng khỏe mạnh. Bạn 30 tuổi, nhịp tim là 90 nhịp/phút là bình thường.

. Câu hỏi số 6:Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì? Xin cho biết cách phát hiện và đối phó khi gặp tình huống đó?
Câu trả lời:

Một số biểu hiện cảnh báo bệnh lý tim mạch cần cấp cứu như sau: - Đau thắt ngực: bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt trong lồng ngực, vị trí cơn đau thường ở phía sau xương ức, đau lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng… Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máy cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám. - Các biểu hiện ngừng tuần hoàn: người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ. Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân. - Các dấu hiệu đột quỵ như đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất. - Khó thở: người bệnh đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời, bạn cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có. - Đau đột ngột chân hoặc tay: Người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

VideoView

Rối loạn nhịp tim - Những kiến thức thiết thực cho bạn!

  • Rối loạn nhịp tim - Những kiến thức thiết thực cho bạn!

    27/06/2023

  • CẤP CỨU TIM MẠCH

    27/06/2023

  • Đôi “bàn tay vàng” của Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

    27/06/2023

  • CẤP CỨU TIM MẠCH

    28/04/2023