- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
Bước tiến mới trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên
Nguyễn Lan và cộng sự
Theo thống kê của Nature Reviews Cardiology, năm 2010 ước tính toàn cầu có khoảng 200 triệu bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên chi dưới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân này chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở các nước thu nhập trung bình - thấp thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Thực tế ở Việt Nam, người bệnh động mạch ngoại biên thường đến viện muộn khi bệnh nhân đau chân cả khi nghỉ nên tiên lượng người bệnh xấu hơn người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Trong năm 2020 lĩnh vực bệnh động mạch ngoại biên đã có nhiều giải pháp mới mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân.
Khai mạc buổi đào tạo “Bước tiến mới trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên” GS. Nguyễn Quang Tuấn đã nêu lên tầm quan trọng cũng như gánh nặng bệnh lý người bệnh động mạch ngoại biên (PAD) nhằm chia sẻ kinh nghiệm và các giải pháp mới trong điều trị bệnh tới các đồng nghiệp, mang lại cơ hội phục hồi sau điều trị tới các bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên.
Chủ trì buổi đào tạo, GS. Nguyễn Quang Tuấn
Giám đốc Bệnh viện Bạch mai
Buổi đào tạo được bắt đầu với bài phát biểu chia sẻ “Điều trị chống huyết khối ở bệnh động mạch ngoại biên - Những tồn đọng và giải pháp mới” của TS. Nguyễn Quốc Thái-Trưởng phòng C4-Viện Tim mạch- Bệnh viện Bạch mai, giúp các bác sỹ nắm rõ các yếu tố lâm sàng, điều trị chống huyết khối để phòng ngừa nguy cơ cao của người bệnh PAD, trong bài này TS. Thái đã đề cập đến các nội dung sau:
TS. Nguyễn Quốc Thái-Trưởng phòng C4-Viện Tim mạch- Bệnh viện Bạch mai.
Buổi đào tạo được tổ chức trực tiếp kết hợp với đường truyền trực tuyến bằng bài chia sẻ đóng góp của TS. Phan Quốc Hùng - Phó trưởng khoa Phẫu thuật Mạch máu - Bệnh viện Chợ Rẫy “Cải thiện tiên lượng bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên sau can thiệp”. TS. Hùng đã chia sẻ những kinh nghiệm giúp các bác sỹ cập nhật thêm kiến thức chuyên môn để tiên lượng trong điều trị bệnh nhân PAD sau can thiệp.
PAD đứng thứ 2 về các bệnh lý tim mạch trên thế giới. Chỉ 5% bệnh nhân PAD có các triệu chứng thường gặp của đau cách hồi. Mặc dù tuân thủ các điều trị hiện tại, người bệnh PAD vẫn có nguy cơ gặp biến cố tim mạch, tắc mạch trên bệnh nhân có hay không trải qua tái thông động mạch chi dưới và thiếu máu chi cấp sau khi tái thông động mạch ngoại biên. Các biên cố chi tăng nhanh trong năm đầu tiên sau can thiệp và giảm chậm lại ở các năm tiếp theo. Trong khi biến cố nhồi máu cơ tim/ đột quỵ tăng ổn định qua các năm.
Các bệnh nhân sau tái thông động mạch ngoại biên nên được bảo vệ bằng các liệu pháp kháng huyết khối phù hợp, để ngăn ngừa biến cố MACE và MALE
Đặc biệt buổi đào tạo còn có bài chia sẻ trực tuyến của PGS. Marc Bonaca tại Đại học Colorado, Hoa Kỳ. “ Bảo vệ bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên thuộc các bệnh cảnh khác nhau” Ông nhấn mạnh trong số các bệnh nhân có bệnh động mạch ngoại biên (PAD), những bệnh nhân có mắc kèm bệnh mạch vành có nguy cơ biến cố lớn trên tim mạch đặc biệt cao. Bệnh nhân PAD đã trải qua tái thông mạch máu đặc biệt là giai đoạn sớm sau khi tái thông, khi đó nguy cơ biến cố lớn trên chi cao.
Với bằng chứng từ thử nghiệm VOYAGER, việc thêm rivaroxaban kết hợp với aspirin giúp giảm nguy cơ biến cố tim mạch và biến cố chi ở bệnh nhân PAD song cũng tăng nguy cơ xuất huyết.
Đánh giá lợi ích- nguy cơ, dùng phối hợp thêm rivaroxaban cùng aspirin mang lại tỉ số lợi ích: nguy cơ lần 6:1. Trước những nguy cơ biến cố lớn của người bệnh PAD, đặc biệt là trên những nhóm người bệnh PAD nguy cơ cao, việc xem xét ứng dụng những kết quả từ thử nghiệm lâm sàng vào thực tế điều trị là cần thiết để bảo vệ tốt hơn cho bệnh nhân PAD
Buổi đào tạo kết thúc với phần thảo luận giữa các bác sỹ với các báo cáo viên bằng các câu hỏi chất lượng chuyên môn sâu, hy vọng mang đến bước tiến mới trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên giúp cải thiện tình trạng bệnh lý và cuộc sống cho người bệnh động mạch ngoại biên
Nguyễn Lan