Chuyển giao kỹ thuật rửa dạ dày cải tiến cho các cán bộ y tế tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu

Ngày đăng: 11/10/2021 17:06

Chuyển giao kỹ thuật rửa dạ dày cải tiến cho các cán bộ y tế tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu

Lê Tuấn và nhóm cộng sự

 

            Rửa dạ dày cải tiến là một kỹ thuật quan trọng được dùng nhằm loại trừ các chất độc trong dạ dày của bệnh nhân. Kỹ thuật này được sử dụng và chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị mắc các triệu chứng sau:

  • Ngộ độc thức ăn cấp  (thức ăn, thuốc, hóa chất) trong vòng 6 giờ sau khi uống độc chất
  • Trước phẫu thuật đường tiêu hóa: khi bệnh nhân chưa ăn quá 6 giờ  
  • Bệnh nhân hẹp môn vị: Thức ăn dịch vị ứ trong dạ dày
  • Bệnh nhân đa toan: Rửa dạ dày làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.

Các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu đều là các tỉnh nghèo giáp biên giới và cũng chính là các tỉnh với mức độ dân trí của dân cư rất thấp nên xảy ra rất nhiều vụ việc thương tâm và đau lòng như: ăn lá ngón, uống thuốc trừ sâu, diệt cỏ; uống rượu có chứa ethanol..... . Chính vì những lý do đau lòng trên lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã quyết định triển khai chuyển giao kỹ thuật rửa dạ dày cải tiến cho các cán bộ y tế tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu trong thời gian 5 ngày với hình thức đào tạo kết hợp giảng lý thuyết qua hình thức trực tuyến bằng phần mềm Zoom trong thời gian 2 ngày và giảng viên sẽ tới hướng dẫn thực hành trực tiếp tại các bệnh viện tỉnh trong thời gian 3 ngày để các cán bộ y tế có thể triển khai tốt kỹ thuật đồng thời áp dụng các kỹ thuật này giúp đỡ nhân dân trong toàn tỉnh.

TS. Nguyễn Trung NguyênGiám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai khai giảng và tập huấn bài giảng đầu tiên của khóa học

            Trước khi buổi khai giảng diễn ra, học viên trong lớp sẽ hoàn thiện nội dung khảo sát trước học để ban tổ chức thu thập thông tin và thông báo các nội dung đó trong bài báo cáo khai giảng. Thông qua phiếu khảo sát ban tổ chức nhận thấy rằng:

Trình độ chuyên môn của học viên

Thâm niên công tác của học viên

 

Hơn 50% các học viên trong lớp là trình độ bác sỹ và cử nhân phần lớn các cán bộ đề đã có thâm niêm công tác từ 5 năm đến dưới 15 năm. Điều này đã phản ánh đúng thực trạng thiếu nhân lực bác sỹ tại các cơ sở y tế trong cả nước

Anh/chị đã từng tham gia các khóa đào tạo online chưa

Đã được tham gia các khóa đào tạo nào liên quan đến nội dung này

 

            Có hơn 50% các học viên đã từng tham gia các khóa học đào tạo trực tuyến thông qua phần mềm online. Ngoài ra hơn 98% học viên đã được đào tạo các nội dung có liên tới chăm sóc các bệnh nhân mắc COVID-19. Trong phiếu khảo sát, các anh/chị học viên cũng đã chia sẻ rõ những khó khăn cũng như những mong muốn đề xuất đối với lớp học:

  • Trình độ chuyên môn còn hạn chế
  • Thiếu trang Thiết bị
  • Không đồng bộ, chưa có khoa riêng
  • Thiếu trang thiết bị, ít tiếp xúc với phương kỹ thuật điều trị mới
  • Do đặc thù của bệnh viện. Số lượng bệnh nhân chưa nhiều. Làm không thường xuyên. Dịch vụ kỹ thuật cao triền khai chưa nhiều.
  • Tiếp xúc các kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế
  • Dụng cụ rửa dạ dày đã quá cũ nên sử dụng khó khăn
  • Còn hạn chế tiếp xúc các kỹ thuật tiên tiến
  • Cấp cứu ban đầu bệnh nhân nặng làm việc khoa sản đi trực xử lý bệnh nhân tất cả các chuyên khoa
  • Không có máy rửa dạ dày
  • Chưa được cập nhật nhiều kiến thức mới
  • Chưa được đi đào tạo
  • Hiện tại thì chưa
  • Máy móc đơn sơ nên khó khăn trong việc điều trị
  • Bệnh viện còn thiếu thuốc, thiếu nhiều trang thiết bị, nhiều xét nghiệm chưa làm được nên công tác cấp cứu bệnh nhân chưa được hiệu quả cao
  • Thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, nhiều xét nghiệm chưa làm được
  • Bác sỹ trực chung khối Nội - HSCC - Truyền nhiễm
  • Chưa có kinh nghiệm trong điều trị lâm sàng
  • Số lượng bệnh nhân đông
  • Thiếu máy móc, trang thiết bị, kiến thức còn hạn chế
  • Thiếu cơ sở vật chất,năng lực còn hạn chế
  • Không được tập huấn thường xuyên các kỹ thuật nên thường lúng túng.
  • Chưa có khoa nội tiêu hoá
  • Khó khăn trong nhân lực, máy móc
  • Còn hạn chế trong các kỹ thuật chuyên môn
  • Thiết bị rửa dạ dày cũ to, gây khó chịu cho bệnh nhân. Trước đây vẫn rửa dạ dày cho bệnh nhân theo kiểu người đi trước dạy cho người đi sau.
  • Cơ sở trang thiết bị chưa đáp ứng. Không gặp thường xuyên

TS.BS. Nguyễn Thị Hương Giang – Giảng viên Trung tâm Bệnh nhiệt đới trao đổi bài giảng cùng học viên của khóa học

            Sau hai ngày triển khai học tập lý thuyết theo hình thức trực tuyến, đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai sẽ lên kế hoạch để triển khai thực hành trực tiếp tại các bệnh viện tỉnh để các anh/chị học viên có thể nắm vững kiến thức về lý thuyết, thực hành và triển khai tại đơn vị.

Các tin khác