Nâng cao năng lực chuyên môn các bác sỹ thông qua đào tạo cập nhật “nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ”

Ngày đăng: 29/12/2020 07:47

Nâng cao năng lực chuyên môn các bác sỹ thông qua đào tạo cập nhật “nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ”

Vân Anh và các cộng sự

 

Thực hiện Đề án “Khám chữa bệnh từ xa” của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai khai trương Trung tâm Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa ngày 27/8/2020, với 346 đơn vị đăng ký tham dự. Sau gần 4 tháng triển khai bệnh viện đã triển khai được: 16 buổi Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa thường quy vào chiều Thứ 5 hàng tuần (sử dụng hệ thống Telehealth) với 76 ca bệnh khó được hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa và hàng trăm nghìn lượt theo dõi của các cán bộ y tế trong cả nước.

Bên cạnh đó bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức 48 khóa đào tạo, hội thảo trực tuyến với các chuyên đề phòng chống dịch, hồi sức cấp cứu và nội khoa cho hơn 3.550 lượt bệnh viện tham dự.

Trong chương trình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa thường quy, kịch bản bao gồm 30 phút đào tạo trực tuyến cho các đồng nghiệp tuyến dưới với mục đích cập nhật các kiến thức theo nhu cầu của các bệnh viện  hoặc giới thiệu các kỹ thuật nổi bật/ kỹ thuật mới đang triển khai tại đơn vị. Trong ngày 24/12/2020, Bệnh viện Bạch Mai đã có buổi đào tạo giới thiệu kỹ thuật “Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ” do Ths. Lê Võ Kiên – Viện Tim mạch trình bày cho cho các cán bộ y tế tuyến trước. Kỹ thuật trên đã được Bệnh viện Bạch Mai chuyển giao phần lớn cho các bệnh viện tuyến tỉnh khu vực miền Bắc, tuy nhiên ở các đơn vị tuyến huyện vẫn còn hạn chế.

Ths. Lê Võ Kiên - Viện Tim mạch BV Bạch Mai  trong buổi đào tạo trực tuyến

Đầu cầu BVĐK tỉnh Hưng Yên

Đầu cầu BV Quân Y 7 Hải Dương

Kỹ thuật “Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ” góp phần chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ, chẩn đoán rối loạn nhịp; đánh giá khả năng gắng sức chức năng. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật trên chính là tăng hoạt động thần kinh giao cảm; tăng nhu cầu năng lượng ở cơ, tăng trao đổi O2 trên toàn cơ thể, giãn mạch ngoại biên -> tăng giải phóng O2; tăng hồi lưu máu tĩnh mạch về tim dẫn tới tăng nhịp tim , tăng thể tích nhát bóp -> tăng cung lượng tim -> tăng nhu cầu tiêu thụ O2 cơ tim.

Các chỉ định của kỹ thuật:

  • Triệu chứng nghi ngờ bệnh tim thiếu máu cục bộ
  • Đau ngực chưa rõ nguyên nhân, đã loại trừ nhồi máu cơ tim cấp và hội chứng động mạch vành cấp
  • Triệu chứng lâm sàng mới xuất hiện ởbệnh nhân biết bệnh động mạch vànhtừ trước
  • Tiền sử bệnh động mạch vànhđã được can thiệp động mạch vànhhoặc mổ bắc cầu nối chủ vành
  • Chụp MSCT thấy có tổn thương động mạch vànhbất thường hoặc nghi ngờ
  • Sàng lọc và chẩn đoán một số rối loạn nhịp tim
  • Đánh giá tình trạng tim mạch trước khi phẫu thuật ngoài tim
  • Tư vấn mức độ hoạt động thể lực
  • Đánh giá khả năng gắng sức
  • Đánh giá hiệu quả điều trị sau sử dụng thuốc hoặc can thiệp, phẫu thuật tim

Các chống chỉ định của kỹ thuật:

  • Nhồi máu cơ tim cấp
  • Đau thắt ngực không ổn định
  • Rối loạn nhịp chưa khống chế được, kèm rối loạn huyết động
  • Hẹp van tim nặng có triệu chứng
  • Suy tim mất bù
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • Viêm cơ tim cấp
  • Viêm màng ngoài tim cấp
  • Tách thành động mạch vành cấp
  • Tắc động mạch phổi
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp
  • Bệnh lý gây hạn chế vận động khiến cho không thể tiến hành nghiệm pháp an toàn

Hiện có 2 trang thiết bị Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến: Nghiệm pháp gắng sức sử dụng thảm chạy và Nghiệm pháp gắng sức sử dụng xe đạp lực kế.

Nghiệm pháp gắng sức thảm chạy

Nghiệm pháp gắng sức tim phổi sử dụng xe đạp lực kế

Các nội dung trình bày trong bài đào tạo của Ths. Lê Võ Kiên về các nguyên lý và kỹ thuật cơ bản Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ đã mang lại khái quát ban đầu cho các y bác sĩ tuyến trước về các ứng dụng, nguyên lý, chỉ định, chống chỉ định cũng như ưu nhược điểm của từng trang thiết bị sử dụng trong kỹ thuật; đồng thời cũng giới thiệu kỹ thuật mới cho các bệnh viện chưa cũng như chuẩn bị triển khai, áp dụng cho đơn vị.

 

 

 

 

 

Các tin khác