Corticosteroids đường toàn thân có vai trò như thế nào trong điều trị đợt cấp COPD?

Ngày đăng: 19/12/2020 15:03

Corticosteroids đường toàn thân  có vai trò như thế nào trong điều trị đợt cấp COPD?

Ngọc Khanh và cộng sự

 

          Trong Hội thảo về đợt cấp COPD tại Bệnh viện Bạch Mai, Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Thục Hiền - Khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ cụ thể đến vai trò của Corticosteroids đường toàn thân trong đợt cấp COPD.

Hình ảnh bệnh nhân COPD

 

            Vậy đợt cấp COPD là gì? Đó là một tình trạng biến đổi từ giai đoạn ổn định của bệnh trở nên xấu đột ngột vượt quá những dao động hàng ngày của các triệu chứng: ho, khó thở, khạc đờm, đòi hỏi phải thay đổi điều trị thường quy của bệnh nhân COPD.

            Dựa theo tiêu chuẩn Anthonisen, Bác sỹ Nguyễn Thị Thục Hiền đã chia thành 3 mức độ đợt cấp.

- Mức độ nặng: bệnh nhân cảm thấy khó thở tăng, số lượng đờm tăng và đờm chuyển thành đờm mủ.

- Mức độ trung bình: Có 2/3 TC của mức độ nặng.

- Mức độ nhẹ: Có 1/3 TC của mức độ nặng và có ho, thở rít, sốt không vì nguyên nhân nào khác, nhịp thở, nhịp tim tăng > 20% so với ban đầu.

Bên cạnh đó, Bác sỹ Thục Hiền cũng phân loại mức độ nặng của đợt cấp theo ATS/ERS sửa đổi.

- Mức độ nhẹ: Có thể kiểm soát bằng việc tăng liều các thuốc điều trị hàng ngày.

- Mức độ trung bình: Cần điều trị corticoid toàn thân hoặc kháng sinh.

- Mức độ nặng: Cần nhập viện hoặc khám cấp cứu ngay.

            Qua đó, có thể thấy bệnh đợt cấp COPD nguy hiểm và gây hậu quả khá nghiêm trọng như: Đẩy nhanh tốc độ suy giảm CNHH; tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện; tăng chi phí; giảm chất lượng cuộc sống và thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Điều trị đợt cấp COPD

            Trong 5 phương hướng điều trị bệnh đợt cấp COPD mà Bác sỹ Thục Hiền đưa ra như: Tối ưu hóa các thuốc giãn phế quản; Kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng; Oxy liệu pháp; Corticosteroids toàn thân; Thông khí nhân tạo, vị Bác sỹ này đã nêu bật được vai trò của SCS trong đợt cấp COPD.

            Cụ thể, Corticosteroids toàn thânở bệnh nhân đợt cấp COPDgiúp:

- Làm giảm tỷ lệ thất bại điều trị đợt cấp COPD ở bệnh nhân nội trú, thấp hơn nhóm chứng (p< 0,00021).

- Làm giảm tỷ lệ thất bại điều trị đợt cấp COPD ở bệnh nhân ngoại trú, thấp hơn nhóm chứng (p< 0,000017).

- Làm giảm tỷ lệ tái phát đợt cấp COPD trong thời gian 30 ngày (p= 0,028).

- Không làm giảm tỷ lệ tử vong do đợt cấp COPD.

- Cải thiện chỉ số FEV1 và PEF sớm.

- Giảm triệu chứng khó thở, cải thiện khí máu động mạch.

- Tuy nhiên có nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc, thường gặp nhất là tăng đường huyết.

            Do đó, Corticoids  đường  toàn  thân (uống  hoặc  tiêm  TM)  được khuyến cáo  sử  dụng trong các đợt cấp COPDphải nhậpviện hoặc các trường hợp điều trị tại nhà có FEV1<50%, Bác sỹ Nguyễn Thị Thục Hiền – Bệnh viện Bạch mai chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác