Responsive Image

Docter

  • Giới thiệu Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

    • Địa chỉ: Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Điện thoại: 024.3576.5920
    • Email:  kiemsoatnhiemkhuan@bachmai.edu.vn
    • Cơ cấu tổ chức nhân lực hiện nayTổng số: 61 nhân viên, trong đó: Tiến sĩ: 01, ThS điều dưỡng: 01, Bác sĩ: 02, Kĩ sư môi trường: 01, Cử nhân kinh tế: 01, Cử nhân điều dưỡng: 15, Điều dưỡng cao đẳng: 06, Dược sĩ đại hoc: 02, Kĩ sư máy: 01, Cao đẳng kế toán: 01, Nhân viên khác: 30

Ban Lãnh Đạo

  • TS. Trương Anh Thư

    Trưởng khoa
  • ThS. Trần Thị Tuệ Tú

    Chủ tịch Công đoàn
  • CN. Trần Thị Nga

    Bí thư Đoàn TN

1. Lịch sử hình thành

  • Năm 1998: Thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo quyết định số 1072/1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế: Quản lý Trung tâm giặt là đồ vải và khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế của bệnh viện với 43 nhân viên. Từ năm 2010, khoa được đổi tên thành khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Năm 2000: Thiết lập tổ kiểm soát nhiễm khuẩn về tổ chức triển khai công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn của BYT, Quản lý và vận hành trung tâm tiệt khuẩn tại khu nhà mới (Việt-Nhật), thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn tập trung cho toàn bệnh viện với 1400 giường bệnh. Quản lý đồ vải tập trung.
  • Năm 2002: Thành lập Tổ hoá chất, đảm nhiệm pha chế, cấp phát và quản lý hoá chất khử khuẩn và bông gạc sử dụng trong toàn bệnh viện.
  • Năm 2004: 46 cán bộ công chức, 20 nhân viên hợp đồng.
  • Năm 2010: Triển khai chương trình quản lý chất lượng ISO 2001. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã được Giám đốc bệnh viên Bạch Mai phê chuẩn đổi tên khoa Chống nhiễm khuẩn thành khoa “Kiểm soát nhiễm khuẩn” đúng với chức năng, nhiệm vụ của khoa.

2. Chức năng, nhiệm vụ:

2.1.  Hành chính và kiểm soát nhiễm khuẩn

  • Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện: Phối hợp với các Viện, Khoa, Phòng liên quan thực hiện các nội dung công tác sau:      
    • Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn.
    • Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch
    • Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
    • Vệ sinh tay
    • Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
    • Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế
    • Quản lý và xử lý đồ vải y tế
    • Quản lý chất thải y tế
    • Vệ sinh môi trường bệnh viện
    • An toàn thực phẩm
    • Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật
    • Phòng chống dịch bệnh
    • Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Thiết lập và vận hành hệ thống điều tra, phát hiện, thông báo và đánh giá các nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân và nhân viên y tế.
  • Phát hiện các ổ bệnh, nguồn bệnh và phương thức lan truyền của các vụ dịch nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra trong phạm vi bệnh viện.
  • Xây dựng quy định và hình thức cách ly phù hợp với tình trạng bệnh tật có liên quan và điều kiện thực tế của bệnh viện.
  • Xây dựng quy định/quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Tổ chức triển khai các biện pháp đã được phê duyệt nhằm hạn chế lan truyền các nhiễm khuẩn trong bệnh viện và ra môi trường xung quanh.
  • Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác vô khuẩn, bao gồm các quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và vật liệu y tế.
  • Xây dựng chương trình và phối hợp tổ chức đào tạo và truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế bệnh viện.
  • Giám sát sử dụng kháng sinh và tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.
  • Kiểm tra, hướng dẫn và giám sát sử dụng hoá chất làm sạch, khử khuẩn và bông băng gạc.
  • Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện, đánh giá thực hành quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
  • Đào tạo, tập huấn: 
    • Đào tạo bác sỹ, kỹ thuật viên kiểm soát nhiễm khuẩn và kỹ thuật viên tiệt khuẩn.
    • Đào tạo phổ cập kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản cho sinh viên điều dưỡng           
    • Chỉ đạo tuyến: Phối hợp với phòng Chỉ đạo tuyến xây dựng mạng lưới Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các tuyến
    • Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức y tế quốc tế và các nhà khoa học nước ngoài trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, tập trung vào các nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng chuyên ngành.   

2.2. Khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ và quản lý đồ vải

  • Quản lý dụng cụ y tế tiệt khuẩn và đồ vải trong toàn bệnh viện.
  • Tổ chức đóng gói, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, thiết bị y tế, bông, băng, gạc... phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.
  • Thực hiện hấp khử khuẩn, tiệt khuẩn toàn bộ đồ vải phục vụ cho thủ thuật, phẫu thuật của bệnh viện.
  • Tổ chức quản lý đồ vải, vật liệu, dụng cụ y tế; đề nghị huỷ các vật dụng y tế không không đảm bảo chất lượng theo quy định.
  • Tổ chức vận chuyển và giao nhận đồ vải, vật liệu, dụng cụ y tế tại khoa phòng.
  • Tổ chức thay đồ vải cho người bệnh trong toàn bệnh viện.

2.3. Quản lý bệnh viện

  • Thực hành tiết kiệm; quản lý an toàn thiết bị được giao; quản lý đồ vải và dụng cụ y tế cần tiệt khuẩn; dự trù, cấp phát bông băng gạc, hoá chất khử khuẩn theo quy định.

2.4. Quản lý và bảo dưỡng, bảo trì sửa chữa máy móc, thiết bị

  • Vận hành Nồi hơi, cung cấp hơi và nước nóng cho toàn bệnh viện
  • Quản lý, theo dõi máy móc, thiết bị trong khoa.
  • Bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong khoa

3. Thành tích đã đạt được:

  • Xây dựng được bộ quy định/quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn làm cơ sở để đào tạo, tập huấn và triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện Thống nhất quy trình khử khuẩn tiệt khuẩn trong toàn bệnh viện. Thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn tập trung, theo bộ dụng cụ phẫu thuật thủ thuật cho 100% các đơn vị trong bệnh viện. Hàng năm, khoa Kiểmsoát nhiễm khuẩn thực hiện tiệt khuẩn từ 400.000 - 420.000 bộ dụng cụ theo chuẩn chất lượng được quy định.
  • Xây dựng được chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện, thống nhất mục tiêu, nội dung hoạt động và nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân liên quan. Đưa công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trở thành một nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. Nhận thức và kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế bệnh viện được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh.
  • Đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới bệnh viện trên 3 phương diện: Phát triển kỹ thuật cao (đảm bảo điều kiện vô khuẩn cho phẫu thuật tim hở, phẫu thuật nội soi, hồi sức tích cực); an toàn nghề nghiệp (không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm (SARS, cúm gà H5N1, sốt xuất huyết) trong nhân viên và bệnh nhân, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 6,8% năm 2001 xuống còn 5,3% năm 2004, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giảm từ 9,6% năm 1999 xuống còn 7,5% năm 2001; và quản lý bệnh viện (triển khai thành công và có hiệu quả các đề án quản lý tập trung đồ vải, bông gạc, hoá chất khử khuẩn và dụng cụ y tế).
  • Hoàn thành 40 đề tài khoa học (cấp Bộ Y tế: 3, cấp cơ sở: 32, hợp tác quốc tế: 05) phục vụ phát triển chuyên ngành và đào tạo cán bộ.
  • Mô tả được thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện trong toàn bệnh viện, các yếu tố nguy cơ của một số nhiễm khuẩn chính và các khu vực, loại nhiễm khuẩn cần tập trung phòng chống và khuynh hướng kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn quan trọng gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Thống nhất quản lý mọi đồ vải của bệnh viện tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Trực tiếp thu gom, giao nhận và thay đồ vải cho người bệnh trong toàn bệnh viện theo phương thức tự quản dưới sự kiểm soát của bệnh viện về chất lượng và hiệu quả kinh tế.
  • Kiểm soát tốt chất lượng vệ sinh môi trường bệnh viện. Chất lượng vệ sinh bề mặt, vệ sinh buồng bệnh, buồng kỹ thuật, quản lý chất thải và vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh côn trùng gặm nhấm được cải thiện. Bệnh viện xứng đáng với khẩu hiệu: “Xanh, Sạch, Đẹp”.
  • Thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến và xây dựng chuyên ngành kiểm soát nhiễm khuẩn. Từ khi thành lập đã tiếp hàng chục đoàn cán bộ các bệnh việncác tuyến đến thăm quan học tập, tiếp nhận hàng trăm lượt học viên (là bác sỹ, điều dưỡng chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn của các bệnh viện) đến học tập tại khoa. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Bệnh viện, đã tổ chức 4 lớp đào tạo bổ túc chuyên ngành, 3 hội nghị chuyên đề (trong đó có 1 hội nghị Quốc tế). Thực hiện hàng chục chuyến công tác tới các bệnh viện tuyến tỉnh tìm hiểu, chỉ đạo và tư vấn kỹ thuật nhằm giúp các bệnh viện thành lập và triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Biên soạn hàng trăm trang tài liệu chuyên môn phục vụ công tác đào tạo. Tham gia ban chỉ đạo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ y tế. Trực tiếp tham gia biên soạn Hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, Hướng dẫn thực hành rửa tay thường quy, Dự phòng toàn diện để Bộ y tế ban hành.
  • Hợp tác quốc tế: Với trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC), Hoa Kỳ, Hội vệ sinh bệnh viện CHLB Đức, Hội kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Nhật Bản, Viện vệ sinh lao động Cộng hoà áo, Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Achievements

NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT

Bằng khen của Bộ Y tế năm 2003, 2005, 2007, 2008, 2010, 2015

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009

Huân chương Lao động hạng ba 2015

Tập thể lao động xuất sắc 2003, 205, 2006, 2009, 2011,2013, 2014, 2015, 2023

Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện năm 2012, 2013, 2015, 2020, 2022, 2023