Trung tâm Bệnh nhiệt đới
Docter
-
Giới thiệu Trung tâm Bệnh nhiệt đới
Địa chỉ: Tòa nhà D6 Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai
Điện thoại: Văn phòng trung tâm +84(4) - 38 68 99 63 Hotline: 0869587703
Cơ cấu tổ chức - nhân sự:
Gồm 87 nhân viên (37 hợp đồng), bao gồm 22 bác sĩ (trong đó có 01 PGS.TS, 02 BSCKII, 06 tiến sĩ, 02 BSCKI, 09 thạc sĩ/bác sĩ nội trú, 02 bác sĩ thường), 48 điều dưỡng, 05 hộ lý, 01 nghiên cứu viên, 03 thư ký y khoa, 04 nhân viên tiếp đón.
Ngoài ra có 2 giảng viên (02 thạc sĩ) của trường Đại học Y Hà Nội và 02 nhân viên dự án của Phòng khám ngoại trú HIV ký hợp đồng với bệnh viện.
Ban Lãnh Đạo
-
PGS. TS. Đỗ Duy Cường
Giám đốc Trung tâm
-
TS.BS. Đoàn Thu Trà
Phó giám đốc Trung tâm
-
TS. BS. Nguyễn Văn Dũng
Phó giám đốc Trung tâm
-
ThS. Đỗ Thu Nga
Điều dưỡng trưởng Trung tâm
-
TS.BS. Nguyễn Thị Hương Giang
Chủ tịch Công đoàn
-
Đc Nguyễn Quang Huy
Bí thư Đoàn thanh niên
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
- ThS. BS. Nghiêm Văn Hùng
Bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm - TS. BS. Nguyễn Thị Hương Giang
Bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới - BSNT. Nguyễn Thị Thu Trang
Bác sĩ - BSNT. Nguyễn Thuỳ Dung
Bác sĩ - ThS. Bs. Lê Thị Hoạ
Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm - ThS. BS. Lê Thị Hồng Linh
Bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm - BS. Nguyễn Quốc Vũ
Bác sĩ - ThS. BS. Nguyễn Thuý Liễu
Bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm - ThS. BS. Nguyễn Quang Huy
Bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm - PGS. TS. Đỗ Duy Cường
Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - TS. Nguyễn Văn Dũng
Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - ThS. BS. Nguyễn Quang Huy
Bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới - TS. Đoàn Thu Trà
Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới
1. Một số hình ảnh hoạt động của đơn vị:
Thành lập Trung tâm Bệnh nhiệt đới
Hoạt động khám chữa bệnh thường quy
Hoạt động điều trị hồi sức tích cực bệnh nhân Covid 19 nặng
Giao ban chuyên môn chống dịch Covid 19 tại bệnh viện Dã chiến 16 TP HCM
Hoạt động tiêm chủng vắc-xin phòng Covid 19
Hoạt động nâng cấp phòng khám ngoại trú HIV
Hoạt động chạy marathon hưởng ứng bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Hoạt động tham gia hội thi tiếng hát thanh niên
Trồng cây Bàng vuông kỉ niệm các chiến sĩ đảo Trường Sa
Hoạt động hội thảo hưởng ứng ngày thế giới phòng chống viêm gan
Giảng bài cho sinh viên Đại học Y Hà Nội
2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Là tuyến cuối cùng trong công tác khám bệnh và điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh Truyền nhiễm.
- Tham gia phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế.
3. Tóm tắt lịch sử hình thành đơn vị:
- Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai được thành lập vào năm 1911 do người Pháp xây dựng với tên gọi ban đầu “Bệnh viện Lây Cống Vọng”. Đây cũng là tiền thân của khoa Truyền nhiễm và cũng là tiền thân của bệnh viện Bạch Mai ngày nay. Cách mạng tháng 8 thành công (1945), rồi Pháp tái chiếm Hà Nội (1947 – 1954) và sau đó là tiếp quản Thủ đô, khu điều trị Lây - Lao của bệnh viện Bạch Mai vẫn tồn tại, sau này chuyên khoa Lao tách ra và khu điều trị Lây được gọi là Khoa Truyền nhiễm. Hoà bình lập lại, khoa Truyền nhiễm trở thành chuyên khoa đầu ngành. Ngoài chức năng tiếp nhận chẩn đoán và điều trị các bệnh dịch truyền nhiễm, khoa còn là nơi đào tạo đại học và sau đại học của bộ môn Truyền nhiễm - Trường đại học Y Hà Nội.
- Ngày 11/11/1989, Bộ Y tế ra quyết định số 705/BYT-QĐ thành lập Viện y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới (Viện YHLSCBNĐ) trực thuộc bệnh viện Bạch Mai trên cơ sở sáp nhập 3 bộ phận: Khoa Truyền nhiễm, khoa Vi sinh y học - BV Bạch Mai và Bộ môn Truyền nhiễm - Trường Đại học Y Hà Nội. Năm 2003, Viện YHLSCBNĐ đã trở thành địa chỉ nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới khi chữa thành công và thanh toán được bệnh SARS, được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”.
- Do nhu cầu phát triển của chuyên ngành Truyền nhiễm, ngày 04/8/2006, Bộ Y tế ra quyết định số 2773/QĐ-BYT tái lập Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai trên cơ sở tách ra từ Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai. Sau hơn 10 năm tái lập, khoa Truyền nhiễm đã dần ổn định về cơ sở vật chất, ngày càng có những bước phát triển đáng ghi nhận trên các lĩnh vực, xứng đáng là khoa có bề dày lịch sử hàng trăm năm của bệnh viện.
- Ngày 06 tháng 03 năm 2019, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ký quyết định số 738/QĐ-BM thành lập Trung tâm Bệnh nhiệt đới trên cơ sở Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai.
4. Cơ cấu tổ chức Trung tâm
Trung tâm được chia thành các đơn nguyên lâm sàng và các phòng chức năng
4.1. Các đơn nguyên lâm sàng
- Phòng Hồi sức cấp cứu các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới
- Phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp
- Phòng Viêm gan vi rút
- Phòng Khám ngoại trú HIV/AIDS
4.2. Các phòng chức năng
- Phòng hành chính, thăm dò chức năng Trung tâm
- Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS
- Bộ môn Truyền nhiễm – Trường Đại học Y Hà Nội
- Bộ môn Truyền nhiễm – Đại học Y Dược Đại học Quốc gia
- Các bộ phận khác: Tái khám, điều trị ban ngày, tiêm chủng vắc xin
- Văn phòng Tạp chí Y học Lâm sàng
4.3. Các dịch vụ, thế mạnh cung cấp hiện tại
- Lĩnh vực HIV/AIDS
- Vấn đề kháng kháng sinh
- Viêm gan vi rút
- Bệnh mới nổi, tái nổi: COVID-19, đậu mùa khỉ, Whitmore, cúm A
- Sốt xuất huyết dengue, viêm màng não
- Các bệnh ký sinh trùng: Nấm, giun sán
- Nhiễm khuẩn huyết, sốt kéo dài
5. Những thành tích nổi bật
- Là tuyến cuối cùng trong công tác khám bệnh và điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh Truyền nhiễm. Có uy tín cao và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan vi-rút, nhiễm HIV/AIDS, uốn ván, nhiễm trùng huyết suy đa phủ tạng, viêm màng não, sốt rét nặng biến chứng, uốn ván nặng, sốt xuất huyết,... Hoàn thành xuất sắc công tác chống dịch, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm: “Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm” năm 2007, dịch tay - chân - miệng 2008, dịch cúm A H1N1 và Sốt xuất huyết Dengue năm 2009, năm 2015, năm 2018, dịch sởi 2014… Giám sát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A H5N1, H7N9, chuẩn bị ứng phó dịch Ebola (2014), ứng phó với Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV (2015)... Đặc biệt năm 2020, 2021 các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên của Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã không quản khó khăn gian khổ đi vào các tâm dịch COVID-19 như Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, Đồng Nai, An Giang, Đắc Lắc và đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tham gia giảng dạy - đào tạo và chỉ đạo tuyến. Tổ chức nhiều khoá đào tào CK1, 1 khoá bác sĩ nội trú và nhiều khoá học ngắn hạn về bệnh truyền nhiễm, viêm gan virus, HIV/AIDS, kháng kháng sinh, chăm sóc giảm nhẹ cho học viên các tỉnh phía Bắc, thực hiện tốt công tác 1816, đào tạo trực tuyến, thảo luận ca bệnh và khám chữa bệnh từ xa.
Tham gia giảng dạy sinh viên, học viên sau đại học (nội trú bệnh viện, cao học, CKI, CKII) của Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tham gia nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cơ sở, có nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước và Quốc tế. - Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức Quốc tế như CDC Hoa Kỳ, Chương trình HIV/AIDS của Đại học Y Harvard, HAIVN, Quỹ Bill-Clinton, Discovery Life Sciences Co., Đại học Washington (Hoa Kỳ), Đại học Oxford của Anh (OUCRU), Đại học Nagasaki, NCGM (Nhật Bản), Viện Karolinska (Thụy Điển), TREAT-ASIA... trong chẩn đoán, điều trị, đào tạo và nghiên cứu về HIV/AIDS, viêm gan vi rút B và C, lao, chăm sóc giảm nhẹ, v.v...
- Các phần thưởng:
- Huân chương Lao động Hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng (tháng 11/2018)
- Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng (tháng 02/2014)
- Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ tặng vì thành tích đột xuất, xuất sắc trong công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm năm 2008 theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 02/12/2008
- Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ tặng 2011 theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 16/02/2011
- Bằng khen của Bộ trưởng BYT năm 2008 theo Quyết định 1804/QĐ-BYT ngày 25/5/2009, Quyết định 360/QĐ-BYT ngày 02/02/2016.
- Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam năm 2016 theo Quyết định 101/QĐ-CĐYT ngày 04/08/2016.
- Ngoài ra nhiều bằng khen và giấy khen khác của Bệnh viện trao tặng.