Trang chủ - Y học cổ truyền
Tin tức
Câu trả lời:
Bác sĩ thường sẽ xem xét liều lượng khuyến cáo được liệt kê trong dược điển (từ điển về thuốc) trong suốt quá trình tham khảo. Tuy nhiên, do sự thay đổi chất lượng của các loại thảo dược cũng như điều kiện cá nhân của một người, các bác sĩ có xu hướng thay đổi đôi chút so với liều đã được khuyến cáo. Tài liệu tham khảo
Câu trả lời:
Dạng dùng phổ biến nhất là “thuốc thang” (dạng sắc lỏng). “Thuốc thang” trong Y học cổ truyền được đặc trưng bởi sự hấp thu nhanh chóng của chúng, kết quả điều trị tốt và tác dụng phụ độc hại rất ít. Các thành phần trong thang thuốc có thể được thay đổi, tăng hoặc giảm hàng ngày, cho phép các bác sĩ điều chỉnh để thay đổi theo trạng thái và nhu cầu của bệnh nhân. Tính linh hoạt là một trong những lý do chính để giải thích tại sao phương pháp này vẫn đang được sử dụng sau hàng ngàn năm.
Câu trả lời:
Theo truyền thống, thuốc Y học cổ truyền được chia thành ba loại: loại có độc tính nặng, loại có độc tính nhẹ và loại không có độc tính. Theo dược học cổ truyền, ảnh hưởng nghiêm trọng của độc tính là tình trạng hôn mê, buồn nôn, tê liệt ở miệng và ở các chi, mà có thể dễ dàng gây ra bởi các loại thuốc như: Nọc độc của cóc, Ba đậu chưa qua chế biến và Chu sa. Thuốc có độc tính nhẹ như Hạt mơ và Bạch quả, nếu được sử dụng ở liều cao, có thể gây khó thở nhẹ, nhịp tim bất thường và chóng mặt. Thuốc không có độc tính là thuốc thường được sử dụng, bản chất rất êm dịu và ít có khả năng gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, hầu hết thuốc Y học cổ truyền là an toàn nếu áp dụng đúng theo hội chứng và với liều lượng chính xác trong khoảng thời gian thích hợp.
Câu trả lời:
Các đặc điểm nổi bật nhất của Y học cổ truyền là chẩn đoán và điều trị dựa trên các Hội chứng bệnh khác nhau. Khi các hội chứng của một bệnh cụ thể được xác định rõ, các loại thuốc thích hợp sẽ được kê đơn. Ví dụ, trong điều trị chứng sa dạ dày, loại thuốc có tính chất thăng (đưa lên) sẽ được sử dụng và tránh các loại thuốc có tác dụng đưa xuống. Nếu cơ địa của bệnh nhân và tính chất của bệnh chưa được hiểu rõ ràng mà thuốc được dùng một cách ngẫu nhiên thì bệnh có thể nặng thêm hoặc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Một số loại thuốc Y học cổ truyền vô cùng mạnh và chứa các thành phần độc hại. Nếu liều lượng không phù hợp hoặc dùng không đúng cách, nó có thể dẫn đến ngộ độc và thậm chí tử vong. Tốt nhất là luôn luôn làm theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu xảy ra ngộ độc thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
Câu trả lời:
Không phải như vậy, nói một cách đơn giản là tính vị của thuốc đông y thường chia thành 5 loại gọi là "ngũ vị" bao gồm vị cay, vị ngọt, vị chua, vị đắng và vị mặn. Vị của thuốc và hiệu năng của thuốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: - Vị cay: Có tác dụng phát tán, hành khí hoạt huyết (như xuyên khung); - Vị ngọt: Có tác dụng bổ ích, hoãn cấp (như cam thảo); - Vị chua: Có tác dụng thu liễm, cố sáp (như ngũ vị tử); - Vị đắng: Có tác dụng thanh nhiệt, giáng tiết (như hoàng liên); - Vị mặn: Có tác dụng nhuyễn kiên, tán kết, tả hạ (như mang tiêu);
Câu trả lời:
ên cạnh lợi thế trong hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, đông y còn có thể điều trị tốt một vài trường hợp bệnh cấp tính, ví dụ như trường hợp hôn mê ở các bệnh nhân bị đột quỵ có thể điều trị khỏi bằng châm cứu hoặc bằng một loại thuốc được làm từ sỏi mật của của một loài bò (ngưu hoàng)… Cũng như tây y, liệu trình điều trị của đông y vẫn phụ thuộc vào tình trạng của từng cá thể, bệnh mãn tính thì cần nhiều thời gian để điều trị, còn đối với bệnh cấp tính hay bệnh nhiễm trùng, bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian ngắn.
Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
-
Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
10/05/2023
-
Hội chẩn bệnh nhân đột quỵ chảy máu não kèm theo rung nhĩ, ĐTĐ | Bệnh viện Bạch Mai
10/05/2023
-
Hội chẩn BN cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, tăng huyết áp I BV Bạch Mai
28/04/2023