Chuyển giao kỹ thuật thở CPAP cho các cán bộ y tế các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu

Ngày đăng: 11/10/2021 17:29

Chuyển giao kỹ thuật thở CPAP cho các cán bộ y tế các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu

Lê Tuấn và nhóm cộng sự

 

Một trong những nguyên nhân nhập viện chiếm tỷ lên lớn nhất ở trẻ em đó chính là suy hô hấp cấp và đặc biệt bệnh còn tiến triển nặng nề hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh thiếu tháng. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời bệnh có thể gây tử vong đột ngột hoặc nếu khỏi nhưng có thể để lại các di chứng lâu dài.

            Để chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh, các cán bộ y tế đã triển khai thực hiện phương pháp thở áp lực dương liên tục để giúp trẻ suy hô hấp cấp duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở. Kỹ thuật này giúp bệnh nhân có thể tăng trao đổi khí và làm cho các phế nang không bị xẹp ở kỳ thở ra. Bệnh nhân được thở áp lực dương liên tục trong các trường hợp sau:

  • Suy hô hấp thất bại với thở oxy qua gọng mũi
  • Cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh non tháng
  • Xẹp phổi
  • Bệnh màng trong
  • Phù phổi
  • Ngạt nước
  • Mềm khí quản (tracheal malacia) hoặc một số các bất thường tương tự ở đường hô hấp dưới
  • Bệnh nhân cai máy thở
  • Viêm phế quản phổi
  • Hỗ trợ suy hô hấp sau mổ chủ động

Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu là các tỉnh vùng sâu vùng xa và mức độ dân trí của dân cư khá thấp dẫn đến hoạt động y tế của các tỉnh cũng chưa được đẩy mạnh phát triển; Kỹ thuật thở CPAP qua gọng mũi là một trong những kỹ thuật cơ bản và rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh nên rất phù hợp với cán bộ y tế của các tỉnh trong giai đoạn đang phát triển. Chính vì những lý do trên lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã quyết định triển khai chuyển giao kỹ thuật thở CPAP cho các cán bộ y tế tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu trong thời gian 5 ngày với hình thức đào tạo kết hợp giảng lý thuyết qua hình thức trực tuyến bằng phần mềm Zoom trong thời gian 2 ngày và giảng viên sẽ tới hướng dẫn thực hành trực tiếp tại các đơn vị y tế ở địa bàn tỉnh trong thời gian 3 ngày để các cán bộ y tế có thể triển khai tốt kỹ thuật đồng thời áp dụng các kỹ thuật này giúp đỡ nhân dân trong toàn tỉnh.

BS. Cao Thị Bích Hảo - Giảng viên khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai đang chia sẻ kiến thức bài giảng cùng các học viên của lớp học

 

            Khi tham gia khóa học, các học viên sẽ được làm khảo sát trước học để ban tổ chức thu thập và cập nhật các thông tin cần thiết nhằm thông báo các nội dung đó trong bài báo cáo khai giảng. Kết quả khảo sát trước học cho thấy:

Khoa/phòng công tác của học viên

Trình độ chuyên môn của học viên

Thâm niên công tác của học viên

 

Trên 60% học viên công tác tại khoa nhi của các cở sở y tế - điều này rất phù hợp đối với nội dung của khóa học. Ngoài ra lớp học có sự tham dự của gần 60% các học viên trong lớp là trình độ bác sỹ và điều dưỡng chuyên ngành Nhi khoa… Trong đó đặc biệt là số lượng cán bộ y tế tham dự có gần 50% là các cán bộ đều đã có thâm niêm công tác từ 5 năm đến dưới 15 năm.

Anh/chị đã từng tham gia các khóa đào tạo online chưa

Đã được tham gia các khóa đào tạo nào liên quan đến nội dung này

 

            Trên 50% các học viên chưa từng tham gia các khóa học đào tạo trực tuyến thông qua phần mềm online. Ngoài ra gần 90% học viên đã được đào tạo các nội dung có liên tới chuyên ngành nhi khoa. Trong phiếu khảo sát, các anh/chị học viên cũng đã chia sẻ rõ những khó khăn cũng như những mong muốn đề xuất đối với lớp học:

  • Học cấp cứu nhi khoa. Hồi sức sơ sinh. Có liên quan đên một chút về lý thuyết về thở Chăm sóc người bệnh thở máy
  • Hạn chế máy móc
  • Thiếu máy cpap
  • Không có Kỹ năng theo dõi, sử dụng, sửa lỗi trong quá trình sử dụng máy móc.
  • Thiếu máy móc trang thiết bị .trình độ chuyên môn còn hạn chế
  • Chưa được vận hành thở CPAP
  • Chuyên môn còn thấp vì kỹ thuật phương tiện chưa đầy đủ
  • Hơi Khó khăn khi sử dụng máy CPAP, do chưa được đào tạo các kiến thức về máy.
  • Bất đồng ngôn ngữ Hạn chế về chuyên môn
  • Đơn vị còn thiếu nhiều thuốc, thiếu trang thiết bị máy móc, nhiều xét nghiệm chưa làm được nên công tác cấp cứu người bệnh còn hạn chế.
  • Kiến thức chuyên môn bản thân còn hạn chế
  • Chưa có nhiều kiến thức trong chăm sóc bệnh nhân sơ sinh và thở máy.
  • Hạn chế máy thở của trẻ nhi, chưa biết cách sử dụng theo đúng bài bản
  • Chưa được đào tạo và thực hiện các kỹ thuật trong hồi sức cấp cứu
  • Máy móc trang thiết bị còn thiếu và đã cũ xuống cấp nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị và chăm sóc
  • Khó khăn ít khi gặp cấp cứu nên bản thân còn chưa có kinh nghiệm trong việc cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Bệnh nhân nặng phải chuyển tuyến luôn vì trang thiết bị và nhân lực hạn chế
  • Còn thiếu hụt nhiều kinh nghiệm trong công tác cấp cứu
  • Mới tham gia công tác về nhi khoa, kiến thức và kinh nghiệm còn non yếu

Sau hai ngày triển khai học tập lý thuyết theo hình thức trực tuyến, đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai sẽ lên kế hoạch để triển khai thực hành trực tiếp tại các đơn vị y tế thuộc 5 tỉnh nói trên để các anh/chị học viên có thể nắm vững kiến thức về lý thuyết, thực hành và triển khai áp dụng tại đơn vị.

Các tin khác