Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

2 bệnh nhân đầu tiên tại VN được ứng dụng thành công kỹ thuật Cấy hạt phóng xạ điều trị UTTTL

Sáng ngày 14/5, hai bệnh nhân mắc Ung thư tuyến tiền liệt được điều trị thành công bằng phương pháp Cấy hạt phóng xạ đã khỏe mạnh xuất viện. Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công phương pháp này.

Tỷ lệ mắc UTTTL tại Việt Nam ngày càng tăng

Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là khối u ác tính xuất phát từ tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. UTTTL thường di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết… UTTTL có thể gây đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục, hoặc rối loạn chức năng cương dương…

Tỷ lệ phát hiện UTTTL khác nhau đối với các vùng trên toàn thế giới. Theo Globocan 2012 thì tỷ lệ cách quan hệ lâu ra  mắc ung thư tuyến tiền liệt cao nhất ở Australia, New Zealand, Bắc Mỹ, Đông âu. Theo dữ liệu của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ (National Comprehensive Cancer Network, NCCN) năm 2012 có 241.740 trường hợp mới mắc, chiếm 28% tổng số bênh nhân (BN) ung thư mới mắc ở nam giới và 28.170  BN tử vong.

Người Châu Á có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn: 1-7 / 100,000. Cụ thể là Hong Kong: 2.6, Nhật Bản: 3.8, Singapore:  4.2, Thụy Điển: 20.4, Thụy Sĩ: 22.5.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh UTTTL ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Theo dữ liệu Globocan 2012, hằng năm Chóng mặt  ước tính có khoảng 1275  ca mới mắc, nhưng có tới 872 ca tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 3,4/100.000 dân, tỷ lệ chế là 2,4/100.000 dân. UTTTL đứng thứ 10 về tỉ lệ mắc.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm:

-          Phẫu thuật (phẫu thuật mở, nội soi), cắt lạnh.

-          Nội tiết (cắt bỏ tinh hoàn bằng phẫu thuật hoặc bằng thuốc).

-          Hóa chất

-          Xạ trị (xạ chiếu ngoài, xạ áp sát).

-          Cấy hạt phóng xạ (xạ trị chiếu trong)

Tùy theo phân độ nguy cơ và tình trạng bệnh nhân cụ thể mà áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp trên

Xạ trị là một trong ba phương thức cơ bản điều trị ung thư. Các phương pháp xạ trị phổ biến hiện nay bao gồm: xạ trị chiếu ngoài (Teletherapy); xạ phẫu (Radiosurgery),  xạ trị áp sát (Brachytherapy) và xạ trị chiếu trong (cấy hạt phóng xạ) tức là đưa các đồng vị phóng xạ nguồn hở vào hẳn bên trong cơ thể, nhằm tập trung liều bức xạ cao vào trực tiếp tại các tế bào ung thư để phát huy hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác hại tối đa cho các tổ chức lành xung quanh.

GS. TS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu cho biết: “ Với những bệnh nhân phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm và khu trú, thì cấy hạt phóng xạ là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, tăng thời gian sống thêm, tăng chất lượng cuộc sống. Kỹ thuật này đã được ứng dụng thường quy tại Hoa Kỳ và một số Choáng váng  nước Châu Âu, châu á  mang lại hiệu quả điều trị cao. Tỷ lệ sống thêm không mắc bệnh đạt 97%”.

 

bachmai-cayhatphongxa-3.jpg

 

PGS. TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt khá cao, điều trị còn nhiều khó khăn song cho đến nay chưa có cơ sở y tế nào triển khai áp dụng kỹ thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL)  bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ. Đây là một kỹ thuật hiện đại trong điều trị ung thư, tuy nhiên để triển khai được kỹ thuật rất phức tạp này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều chuyên khoa sâu. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu như: ung bướu, y học hạt nhân, chẩn đoán hình ảnh, thận – tiết niệu, ngoại tiết niệu, gây mê hồi sức, giải phẫu bệnh... Đáp ứng xu thế phát triển của khoa học cộng nghệ tiên tiến, hiện đại, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu kết hợp với các chuyên ngành đã triển khai thành công kỹ thuật cấy hạt phóng xạ điều trị UTTTL". 

Nâng cao chất lượng cuộc sống -  Giảm thời gian điều trị

Cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp xạ trị đưa các hạt phóng xạ I-125 kích thước nhỏ 4,5x0,8 mm, phát tia gamma năng lượng thấp (35 keV), vào trong tổ chức khối u, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ mà không hoặc ảnh hưởng rất ít tới mô lành xung quanh.

Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này là tạo ra liều hấp thụ bức xạ cao tại khối u, trong khi cơ quan và tế bào lành chỉ phải chịu liều bức xạ rất thấp. Các hạt phóng xạ có thời gian bán rã không quá ngắn và không quá dài (chẳng hạn với I-125 là 60 ngày) nên có thể để lại các hạt phóng xạ trong lòng tuyến tiền liệt mà không cần lấy ra sau khi cấy hạt phóng xạ vào. Với thời gian chiếu xạ tại mô bệnh kéo dài khoảng 6 tháng là vừa đủ cho  việc điều trị.

Thay vì phải điều trị từ 6-8 tuần như các phương pháp xạ trị chiếu ngoài, thì những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt chỉ cần điều trị 1 lần, và sinh hoạt bình thường sau 1-2 ngày nghỉ ngơi.

Bệnh nhân Nguyễn Đình L., 80 tuổi, Hà Nội chia sẻ niềm vui sau khi được điều trị bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ: “Là một trong hai bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được điều trị thành công bằng phương pháp mới này, tôi cảm thấy hết sức vui mừng. 1 năm trước tôi có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, sau khi xét nghiệm tại Bệnh viện 108, phát hiện ung thư tuyến tiền liệt, tôi được chỉ định mổ phanh. Nhưng do tuổi cao nên tôi đã không thực hiện. May mắn tôi biết được Bệnh viện Bạch Mai có phương pháp điều trị mới là cấy hạt phóng xạ. Hiện nay sức khỏe tôi đã hoàn toàn bình thường, thậm chí tôi còn cảm thấy mình khỏe hơn trước”.

 

bachmai-cayhatphongxa-1.jpg

 

Cùng chung niềm vui với bệnh nhân Nguyễn Đình L., bệnh nhân Trần Tự H., 63 tuổi, Hà Nội, chia sẻ thành công của phương pháp cấy hạt phóng xạ đã vượt xa những gì mình mong đợi: “Tôi không ngờ quá trình bình phục lại nhanh tới vậy, chỉ sau 1 ngày tôi đã về nhà và sinh hoạt bình thường. Thật sự, phương pháp cấy hạt phóng xạ đã mở ra tia hi vọng sống cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt phát hiện sớm”.

Ứng dụng công nghệ hiện đại, cải thiện chất lượng cuộc sống

Kỹ thuật cấy hạt phóng xạ vào khối u để điều trị một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư gan ... là sự cải tiến của xạ trị áp sát kết hợp với xạ trị chiếu trong đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu áp dụng và đem lại nhiều lợi ích to lớn cho bệnh nhân. Hiện nay tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản ... đã áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị này. Một số nước trong khu vực như Thái lan, Singapore, Trung Quốc cũng đã bước đầu phổ biến và áp dụng.

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên cho tới thời điểm này tại Việt Nam đã triển khai thành công kỹ thuật cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Như vậy, thay vì phải sang nước ngoài, bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị trong nước, tiết kiệm một khoản không nhỏ chi phí đi lại, sinh hoạt mà chất lượng sống vẫn được đảm bảo nâng cao.

Thông tin tham khảo

 CẤY HẠT PHÓNG XẠ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

GS. TS. Mai Trọng Khoa

PG Đ BV Bạch Mai

Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

 

Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là khối u ác tính xuất phát từ tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. UTTTL thường di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết… UTTTL có thể gây đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục, hoặc rối loạn chức năng cương dương…

Tỷ lệ phát hiện UTTTL khác nhau đối với các vùng trên toàn thế giới. Theo Globocan 2012 thì tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao nhất ở Australia, New Zealand, Bắc Mỹ, Đông âu. Theo dữ liệu của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ (National Comprehensive Cancer Network, NCCN) năm 2012 có 241.740 trường hợp mới mắc, chiếm 28% tổng số bênh nhân (BN) ung thư mới mắc ở nam giới và 28.170  BN tử vong.

Người Châu Á có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn: 1-7 / 100,000. Cụ thể là Hong Kong: 2.6, Nhật Bản: 3.8, Singapore:  4.2, Thụy Điển: 20.4, Thụy Sĩ: 22.5.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh UTTTL ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Theo dữ liệu Globocan 2012, hằng năm ước tính có khoảng 1275  ca mới mắc, nhưng có tới 872 ca tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 3,4/100.000 dân, tỷ lệ chế là 2,4/100.000 dân. UTTTL đứng thứ 10 về tỉ lệ mắc.

Các phương pháp điều trị bệnh UTTTL, bao gồm:

-          Phẫu thuật (phẫu thuật mở, nội soi), cắt lạnh.

-          Nội tiết (cắt bỏ tinh hoàn bằng phẫu thuật hoặc bằng thuốc).

-          Hóa chất

-          Xạ trị (xạ chiếu ngoài, xạ áp sát).

-          Cấy hạt phóng xạ

Tùy  theo phân độ nguy cơ và tình trạng bệnh nhân cụ thể mà áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp trên

  1. Phương pháp cấy hạt phóng xạ

Kỹ thuật cấy hạt phóng xạ vào khối u để điều trị một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư gan ... là sự cải tiến của xạ trị áp sát kết hợp với xạ trị chiếu trong đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu áp dụng và đem lại nhiều lợi ích to lớn cho bệnh nhân. Hiện nay tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản ... đã áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị này. Một số nước trong khu vực như Thái lan, Singapore, Trung Quốc cũng đã bước đầu phổ biến và áp dụng.

Ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt khá cao, điều trị còn nhiều khó khăn song cho đến nay chưa có cơ sở y tế nào triển khai áp dụng kỹ thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ (Hình 1). 

bach-mai-utttl-cay-phong-xa-52015_3.jpg 

Hình 1: Hệ thống máy cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư tuyền tiền liệt tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.

Cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư TTL là phương pháp xạ trị đưa các hạt phóng xạ I-125 kích thước nhỏ 4,5x0,8 mm (Hình 2), phát tia gamma năng lượng thấp (35 keV), vào trong tổ chức khối u, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ mà không hoặc ảnh hưởng rất ít tới mô lành xung quanh.

bach-mai-utttl-cay-phong-xa-52015_1.png bach-mai-utttl-cay-phong-xa-52015_2.png

Hình 2:  Hạt phóng xạ I-125  

Bức xạ gamma mềm của I-125 chỉ phát huy hiệu quả điều trị trong phạm vi vài milimet (mm) của các mô bệnh và không hoặc rất ít gây tổn thương các mô lành xung quanh. Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này là tạo ra liều hấp thụ bức xạ cao tại khối u, trong khi cơ quan và tế bào lành chỉ phải chịu liều bức xạ rất thấp. Các hạt phóng xạ có thời gian bán rã không quá ngắn và không quá dài (chẳng hạn với I-125 là 60 ngày) nên có thể để lại các hạt phóng xạ trong lòng tuyến tiền liệt mà không cần lấy ra sau khi cấy hạt phóng xạ vào. Với thời gian chiếu xạ tại mô bệnh kéo dài khoảng 6 tháng là vừa đủ cho  việc điều trị.

Để đưa các hạt phóng xạ có kích thước rất nhỏ này vào tuyến tiền liệt, người ta phải cho các hạt vào trong lòng một chiếc kim (hình 3, hình 4).

 

bach-mai-utttl-cay-phong-xa-52015_7.jpg

 

  Hình 3: Kim để cấy hạt phóng xạ
bach-mai-utttl-cay-phong-xa-52015_9.jpg

Hình 4: Các kỹ sư bệnh viện Bạch Mai đang nạp các hạt phóng xạ I-125 vào kim cấy phóng xạ

Dưới hướng dẫn của hình ảnh siêu âm, các kim chứa hạt phóng xạ này sẽ được đâm xuyên qua da ở vùng tầng sinh môn để đưa thẳng vào trong lòng của tuyến tiền liệt. Các hạt I-125 sẽ được lưu lại trong lòng tuyến tiền liệt sau khi kim được rút ra (hình 5).

       

bach-mai-utttl-cay-phong-xa-52015_11.jpg

 

Hình 5: Cấy hạt phóng xạ I-125 vào tuyến tiền liệt

bach-mai-utttl-cay-phong-xa-52015_1.jpg

* Ưu điểm của phương pháp cấy hạt phóng xạ

Nghiên cứu Peter Grim và cs trên 220.000 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt năm 2003 cho thấy sau điều trị xạ trị áp sát với Pd-103 và I-125: Tỷ lệ chất chỉ điểm khối u PSA không tăng trong 9 năm là 83,5%-87%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh  tại chỗ là 97%. Tỷ lệ sống thêm không bệnh là 97%.

Cấy hạt phóng xạ là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, tăng thời gian sống thêm, tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm.

 

Tóm lại phương pháp cấy hạt phóng xạ giúp:

-          Kiểm soát u tại chỗ cao (tỷ lệ kiểm soát bệnh 97%)

-          Thời gian và liệu trình điều trị ngắn

-          Ít biến chứng

-          Chức năng sinh lý của nam giới (liệt dương) ít  hoặc không bị ảnh hưởng

-          Tăng chất lượng cuộc sống

* Chỉ định của phương pháp cấy hạt phóng xạ: Ung thư  tuyến tiền liệt giai đoạn sớm,  khu trú.

 Các điều kiện cần thiết để triển khai được kỹ thuật

Đây là một kỹ thuật hiện đại trong điều trị ung thư, tuy nhiên, để triển khai được kỹ thuật rất phức tạp này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều chuyên khoa sâu như, chuyên khoa: ung bướu, y học hạt nhân, chẩn đoán hình ảnh, thận – tiết niệu, ngoại tiết niệu, gây mê hồi sức… Phải có thiết bị cấy hạt phóng xạ, hệ thống máy siêu âm mô phỏng với phần mềm lập kế hoạch xạ trị chuyên dụng…

Kỹ thuật này đã được ứng dụng thường quy tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu mang lại hiệu quả điều trị cao đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam đã triển khai thành công kỹ thuật cấy hạt phóng xạ I-125 để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. 

 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image