Ảnh minh họa
Đây là dịp để các nhà khoa học trong nước và nước ngoài chia sẻ, cập nhật các kiến thức, kỹ thuật trong điều trị bệnh sa sút trí tuệ và đột quỵ não.
Theo ông Lê Văn Thính, sa sút trí tuệ mạch não có thể phòng và điều trị nếu được chẩn đoán sớm từ giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ mạch máu. Để điều trị bệnh hiệu quả, các nghiên cứu lâm sàng quốc tế trên bệnh sa sút trí tuệ, đặc biệt là sa sút trí tuệ mạch máu cần tiến hành thêm trong tương lai để khẳng định tác dụng của các thuốc.
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của Cerebrolysin trong điều trị bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tỉnh” trên các bệnh nhân bị đột quỵ não điều trị nội trú tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tập trung vào các chỉ tiêu như tuổi, giới, thời gian bị bệnh; các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng; đánh giá sự suy giảm nhận thức trước và sau điều trị; tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị.
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam mắc bệnh cao gấp 2,45 lần so với nữ giới; bệnh nhân bị nhồi máu diện vừa và nhỏ chiếm 71%; các triệu chứng thường gặp là đau đầu, chóng mặt, co giật, nôn, rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng...
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung: Chẩn đoán và điều trị bệnh sa sút trí tuệ, phục hồi chức năng sau đột quỵ não, suy giảm chức năng sau đột quỵ, các nghiên cứu can thiệp điều trị và dự phòng.../.
Giáo sư-tiến sỹ Lê Văn Thính, Chủ tịch Hội Thần kinh Hà Nội, Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai cho biết sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu là loại sa sút trí tuệ thường gặp đứng thứ hai sau bệnh Alzheimer và là bệnh phổ biến nhất ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Sa sút trí tuệ mạch máu thường gặp ở tuổi dưới 65 và thường gặp ở nam giới hơn phụ nữ; bệnh tăng lên theo độ tuổi; tỷ lệ mắc mới bệnh sa sút trị tuệ ở bệnh nhân đột quỵ cao.
Nguồn http://www.vietnamplus.vn/