Responsive Image

DetailController

Sự kiện nổi bật

BVBM cứu sống bà mẹ nhiễm cúm AH5N1

Lần đầu tiên cứu sống bà mẹ bị nhiễm cúm AH5N1 biến chứng suy đa phủ tạng bằng phương pháp lọc máu liên tục sử dụng quả lọc hấp phụ các chất nội độc tố Đây là chiến công của tập thể thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai mà vai trò chính thuộc về Khoa Hồi sức tích cực.
Ngày 10/3, chị T (25 tuổi, đang nuôi con nhỏ 3 tháng , ở Sóc Sơn Hà nội) được chuyển từ  Bệnh viện Bắc Thăng Long đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai  trong tình trạng nguy kịch : sốt cao 41 độ , suy hô hấp nặng (khó thở dữ dội , tím tái). Tim nhanh, mạch 120 -130 lần/phút. huyết áp tụt 80-90/60 mmHg. Để xử trí cấp cứu ban đầu  các bác sỹ đã cho bệnh nhân thở máy qua mặt nạ với nồng độ o xy cao, kết hợp với truyền dịch và dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp. Tuy vậy, tình trạng của chị T vẫn diễn biến nặng hơn.

Kết quả xét nghiệm nhanh của chị T  âm tính với cúm A/H5N1. Nhưng bằng kinh nghiệm điều trị của mình các bác sỹ hướng đến bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 và tiến hành điều trị theo phác đồ cúm A H5N1. (Ngày 11/3, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ khẳng định  bệnh nhân T bị nhiễm  với Cúm A/H5N1.)

Việc điều trị bằng thuốc kháng virut Tamiflu còn rất ít tác dụng  vì bệnh nhân đến viện đã quá muộn (1). Nồng độ Oxy máu rất thấp chỉ còn 43 mmHg  (thông thường dưới 50 mmHg có nguy cơ tử vong). Bệnh biến chứng suy đa phủ tạng: suy hô hấp , suy tuần hoàn, suy thận, rối loạn đông máu, rối loạn chuyển hoá, nhiễm trùng nặng.

Phổi bị tổn thương nặng,bắt buộc phải sử dụng máy thở để thay thế tuy nhiên, bệnh nhân lại có biến chứng tràn khí , tràn dịch ở màng phổi lại gây cản trở cho việc sử dụng máy thở. Thêm vào đó, với thể trạng sau sinh còn yếu, cho công tác điều trị gặp vô vàn khó khăn.

Trước sự sống còn của người bệnh, các bác sỹ đã quyết định sử dụng phương pháp lọc máu liên tục dùng quả lọc chuyên biệt nhằm hấp phụ các nội độc tố đang lưu hành trong máu làm giảm  giảm bớt các phản ứng viêm và  tổn thương các cơ quan.

Đồng thời, sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ các tạng bằng : máy trợ giúp hô hấp và đặc biệt phải  thường xuyên  theo dõi và điều chỉnh các thông số máy thở cho phù hợp tùy theo diễn biến của bệnh , đặt các ống dẫn lưu và hút liên tục đảm bảo không để ứ đọng khí ở khoang màng phổi đe dọa hô hấp của bệnh nhân  , kết hợp hỗ trợ gan, hỗ trợ suy thận, chống các rối loạn đông máu , chống nhiễm trùng, dùng thuốc kháng viruts, nuôi dưỡng ...

Sau 7 ngày điều trị, và 3 lần nguy cơ tử vong , tình trạng  suy hô hấp và suy các tạng của bệnh nhân đã dần được cải thiện. Và đến ngày thứ 10 thì các cơ quan (tim, phổi, gan, thận, đông máu ...)  trở về bình thường. Các máy hỗ trợ chức năng sống cho bệnh nhân T đã được bỏ hoàn toàn.

Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đã cứu sống chị T trước lưỡi hái tử thần, trả lại cho gia đình người con, người vợ. Và quan trọng hơn là con chi T đã không còn đứng trước nguy cơ mồ côi mẹ.

Thành công của tập thể bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai với sự đóng góp của các nhà khoa học Nhật Bản và sự giúp đỡ của Trung tâm Quốc gia về Y tế và sức khoẻ toàn cầu của Nhật Bản có thể coi như 1 kỳ tích của ngành y. Nó xứng đáng tầm thành công mà thế giới ghi nhận.

Bàn về chiến công này, PGS,TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết: Các ca bệnh nhiễm cúm A/H5N1 nặng  là thử thách đối với các cơ sở y tế. Nó là sự thử thách  về trình độ chuyên môn, về kỹ năng thực hành, sự quyết đoán, tổ chức được làm việc theo nhóm thực  sự nhiệt tình và hiệu quả . Đó là sức mạnh của một Trung tâm Y tế chuyên sâu là kết hợp chặt chẽ y đức với kỹ thuật cao

Đỗ Hằng

TTĐT - CĐT

 

Thông tin tham khảo

 

-         (1) Tamiflu có tác dụng tốt khi được sử dụng trong vòng 48 giờ. Với trường hợp cuả bệnh nhân T, nhập viện ngày thứ năm của bệnh nên việc sử dụng thuốc còn tác dụng rất ít

-         (2) Quả lọc hấp phụ là là phát minh của các nhà khoa học Nhật bản.Nguyên lý hoạt động của quả lọc hấp phụ là  lọc và giữ các chất độc đang lưu  hành trong máu do quá trình tương tác giữa các tác nhân gây viêm ( vi khuẩn, vi rút...) và quá trình bảo vệ của cơ thể do các tế bào Bạch cầu và đại thực bào ..gây ra. Vì vậy các chất này được hấp thụ lại  Nhờ đó làm giảm dần các phản ứng viêm  và giảm bớt sự tổn thương các tạng. Kết hợp loại bỏ nguyên nhân gây ra và quá trình điều trị nâng đỡ các cơ quan bị suy  cơ thể sẽ dần hồi phục

Đây là nghiên cứu phối hợp  Trong khuôn khổ Dự án Hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm Y tế quốc tế Nhật Bản, phía Nhật Bản đã cung cấp ( giá mỗi quả lọc khoảng 3500 USD)

-         Năm 2009, Việt Nam ghi nhận 5 ca bị mắc cúm A/H5N1 nhưng đều tử vong.  Bộ Y tế nhận định, virus H5N1 đã quay trở lại với sự tiến hóa nhanh và đều thuộc chủng độc lực cao, làm giảm độ nhạy của thuốc điều trị cúm.

-         TS Lê Quỳnh Mai - Trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, tại Hội nghị quốc gia về hoạt động phòng, chống đại dịch cúm ở người ngày 12.3 - cho biết ."Kết quả phân lập hơn 300 mẫu virus cúm A/H5N1 trên gia cầm và người bệnh tại VN cho thấy: Có sự trao đổi và tích hợp giữa các virus cúm A/H5N1 lưu hành tại VN. Từ năm 2001-2007, đã có 9 kiểu hình gene của loại virus này lưu hành tại VN, trong đó 5 kiểu hình gene mới được phát hiện trong năm 2007 và có biểu hiện của sự trao đổi, tích hợp giữa các kháng nguyên của từng loại gene. Sự pha trộn tích hợp này được phát hiện ngay trên chính đàn gia cầm mắc bệnh tại VN tạo ra dòng virus mới chứ không phải là virus ngoại lai".

-         Đây là lần thứ 3 tiên tiếp trong vòng một năm trở lại đây, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cứu sống các bà mẹ bị suy đa phủ tạng..

+ Lần 1: BN truyền 60 lít máu và các chế phẩm máu

+ Lần 2: Sản phụ bị cúm A/H1N1, lần đầu tiên sử dụng Tamiflu cho bệnh nhi nhỏ ngày tuổi nhất trên thến giới.

+ Lần 3: Bà mẹ bị Cúm A/H5N1 suy đa phủ tạng nặng.

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image