Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

Cứu sống bệnh nhân biến chứng sản khoa chảy máu nặng

17 giờ ngày 2-6-2009, bệnh nhân Trần Thị Thu Trang 31 tuổi ở 121 Phủ Doãn- Hà Nội được chuyển từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương vào Khoa Điều trị tích cực- Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng chảy máu sau mổ đẻ ( con trai nặng 3,7kg), suy đa phủ tạng do nhiễm trùng, rối loạn đông máu nặng sau mổ cắt tử cung hoàn toàn, huyết áp không, nhịp tim chậm dần... Nguy cơ tử vong 99%.
Ngay lập tức những bác sĩ " tinh nhuệ" nhất của các Khoa Điều trị tích cực, Ngoại, Sản, Truyền nhiễm, Gây mê Hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Huyết học Truyền máu, Tiêu hóa, Dược... Dưới  sự điều hành của Ban Giám đốc và  các cuộc hội chẩn của các giáo sư đầu ngành, TS, BS... các chuyên khoa của Bệnh viện Bạch Mai đã tập hợp và huy động toàn bộ các thiết bị hiện đại nhất như  nha dat bien hoa  máy thở, máy lọc máu liên tục, máy lọc huyết tương, máy gan nhân tạo, thận nhân tạo, bơm điện, máy truyền dịch...để tập trung "hồi sinh" thận, tim, gan, phổi, não cho bệnh nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Bình- Trưởng Khoa Điều trị tích cực cho biết,  biến chứng chảy máu, rối loạn đông máu là một trong những nguyên nhân nguy hiểm và đáng sợ nhất của tai biến sản khoa. Bệnh nhân Trang là một trong nhiều sản phụ nằm trong nguy cơ đó, có thai to 40 tuần, có dấu hiệu chuyển dạ vì ối vỡ sớm cách quan hệ lâu ra , nên ngày 31-5-2009 Bệnh viện Phụ sản Trung ương chỉ định mổ lấy thai. 6 tiếng sau, bệnh nhân bị chảy máu nhiều( băng huyết), đờ tử cung, nên phải mổ lần 2 cắt tử cung hoàn toàn và thắt động mạch hạ vị hai bên, đặt dẫn lưu ổ bụng và dẫn lưu vết mổ. Tuy nhiên diễn biến bệnh của sản phụ Trang vẫn ngày một xấu đi máu truyền vào nhưng không tiếp nhận được máu chảy ra liên tục đỏ tươi, da và củng mạc mắt vàng, bụng chướng, đường huyết hạ... Ngày 2-6 bệnh nhân được chuyển  về Khoa Điều trị tích cực- Bệnh viện Bạch Mai. Chẩn đoán liên khoa cho thấy, bệnh nhân Trang bị rối loạn đông máu nặng, gan, thận suy, hồng cầu Hemoglobin rất thấp, Bilirubin máu tăng, men gan tăng, dấu hiệu thiếu máu, vàng da ngày một tăng, đường huyết tụt, tình trạng nhiễm trùng tăng, bụng chướng dần... Phương án mổ cấp lần 3 được đặt ra, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong. Ngày 10-6 bệnh nhân được mổ lấy 2 khối máu tụ trong ổ bụng. Song tình trạng máu vẫn khó cầm và liên tục Nhức đầu  chảy ra từ các vết mổ. Đặc biệt nguy hiểm hơn, máu lại chảy ngược vào trong ổ bụng tạo thành 3-4 khối máu tụ lớn trong ổ bụng. Bệnh nhân buộc phải mổ lần 4 vào một ngày sau đó. Lần mổ này, các bác sĩ còn phát hiện thêm, tĩnh mạch buồng trứng của bệnh nhân đã bị tổn thương, phải lấy khối máu tụ, khâu cầm máu bó mạch buồng trứng, rửa ổ bụng, đặt dẫn lưu, truyền dịch, dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp... PGS-TS Nguyễn Thị Lan- Khoa Huyết học Truyền máu cho biết, bệnh nhân Trang bị đông máu rải rác nội mạch nặng gây giảm yếu tố đông máu và thiếu máu trầm trọng. Để cứu sản phụ, các bác sĩ ở đây phải huy động 50 lít máu và các chế phẩm máu, tương đương gần 250 người hiến máu truyền cho bệnh nhân nhằm bù lượng máu đã mất và loại dần lượng Bilirubin, không để bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. TS Đặng Thị Kim Oanh- Khoa Tiêu hóa- Giảng viên Đại học Y Hà Nội cho rằng, ngoài chảy máu, bệnh nhân Trang còn bị biến chứng đông máu nặng rải rác trong lòng mạch và tổn thương nhiều cơ quan, trong đó vàng da do tăng Bilirubin đã tấn công các tế bào gan ( men gan tăng), làm hủy hoại tế bào gan, tổn thương gan ngày một nặng thêm. Nhằm đào thải nhanh không cho những chất độc làm tổn thương gan của người bệnh, các bác sĩ liên khoa đã " táo bạo" chỉ định kỹ thuật cao: sử dụng gan nhân tạo hay còn gọi là phương pháp "lọc mát" gan phối hợp với truyền máu,  truyền kháng sinh Meropenem, Metronidazol, Clindamycin, vitamin K và bổ sung dinh dưỡng. Sự phối hợp tuyệt vời của một tập thể giữa các bác sỹ: Ngoại, Sản khoa, Gây mê hồi sức, Điều trị tích cực, Huyết học truyền máu, hóa sinh... đã làm nên một chiến công Ngay lập tức, lượng Bilirubi giảm, vàng da và củng mắt giảm, ổ bụng hết khối máu tụ, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn đông máu giảm dần, các chỉ số sinh hóa dần trở về bình thường. Sức khỏe bệnh nhân hồi phục nhanh. 

Tại buổi Hội chẩn Liên Khoa ngày 8-7-2009 do PGS.TS Trần Thuý Hạnh chủ trì: TS Nguyễn Tân Sinh- Phó Trưởng Khoa Sản khẳng định, việc cứu sống bệnh nhân Trang là một kỳ tích, đòi hỏi sự phối hợp chặt, quyết đoán nhanh, sự tích cực của nhiều chuyên khoa với quyết tâm " giành lại sự sống cho người bệnh".  PGS.TS Trần Thúy Hạnh - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thật vui mừng và xúc động trước một bệnh nhân nữ trẻ, mắc bệnh hiểm nghèo đã được tập thể các thầy thuốc của Khoa Điêù trị tích cực phối hợp với các chuyên khoa: Ngoại, Sảnn, Gây mê Hồi sức, Huyết học truyền máu, Hóa sinh, Dược... tập trung chuyên môn Bàn ghế hòa phát  với phương tiện cao,  ý chí quyết tâm, nỗ lực cao, trí tuệ sáng suốt của các thầy thuốc  đã  cứu sống được người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo gần như tuyệt vọng,  trả về mái ấm của gia đình bên người chồng trẻ và 2 đứa con nhỏ. PGS. Giám đốc đã quyết định thưởng cho tập thể Khoa Điều trị tích cực và các chuyên khoa cùng phối hợp trước những thành tích đáng trân trọng này.

Đỗ Hằng

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image