Các saisót trong dùng thuốc do nhân viên y tế
Sai sóttrong dùng thuốc là một trong những tai biến thường xảy ra trong thực hành điềutrị, chúng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến người bệnh ở cácmức độ khác nhau. Một số sai sót có thể đã xảy ra nhưng chưa gây ảnh hưởng đếnngười bệnh do đã được nhận biết và sửa chữa kịp thời. Các sai sót trong dùngthuốc có thể đến từ bất cứ khâu nào của quá trình dùng thuốc từ khi thuốc đượccác thầy thuốc chỉ định cho đến khi thuốc đến được cơ thể người bệnh. Theo mộtkhảo sát gần đây, các sai sót của quá trình dùng thuốc xảy ra trong từng côngđoạn với tỷ lệ như sau: ra y lệnh/ chỉ định thuốc - 49% đến 56%, phân phốithuốc - 14%, sao chép y lệnh - 11% và thực hiện thuốc - 26% đến 34%. Các saisót này được chia làm 2 nhóm chủ yếu, nhóm 1 là các sai sót do quên thực hiệnmột số khâu của quá trình dùng thuốc và nhóm 2 là các sai sót do thực hiện sainhiệm vụ trong các khâu của quá trình dùng thuốc. Các sai sót trong nhóm 1 cóthể xảy ra khi thuốc quên không được chỉ định (sai sót của bác sĩ điều trị),hoặc quên không được phân phối cho người bệnh (sai sót của điều dưỡng hoặc dượcsĩ), hoặc quên không được thực hiện (sai sót của điều dưỡng, những người chămsóc hoặc do chính người bệnh quên không sử dụng). Hầu hết các sai sót trongnhóm 2 xảy ra do không tuân thủ triệt để 5 nguyên tắc cơ bản trong sử dụngthuốc là dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng người bệnh và đúngđường dùng.
Tần suấtcủa các phản ứng phụ do thuốc rất khó đánh giá trong thực tế vì nhiều lý dokhác nhau như việc các phản ứng này đã không được nhận biết và báo cáo đầy đủ,sự thiếu nhất quán trong phương pháp báo cáo phản ứng phụ do thuốc và những khókhăn trong việc theo dõi quá trình dùng thuốc của người bệnh tại cộng đồng.
Tuân thủ đơn thuốctheo y lệnh của bác sĩ là một cách tốt để phòng ngừa sai sót trong dùng thuốc.
Các saisót trong dùng thuốc có thể đến từ những sai lầm cá nhân nhưng cũng có thể xuấtphát từ các lỗ hổng của cả một hệ thống quản lý. Nói chung, khi xảy ra một sai sóttrong quá trình dùng thuốc, người ta thường có xu hướng tìm một cá nhân để quitrách nhiệm hơn là tìm nguyên nhân từ các lỗ hổng của cả hệ thống. Ví dụ, trongthực hành tại bệnh viện, những bác sĩ và điều dưỡng viên trực tiếp làm nhiệm vụđiều trị thường là đối tượng được qui trách nhiệm cho các sai sót trong dùngthuốc cho dù những sai sót ấy có thể đến từ nhiều lý do khác nhau. Để có thểhạn chế tối đa các sai sót của quá trình dùng thuốc, mỗi sai sót xảy ra cầnđược coi như một cơ hội để đánh giá lại cả một quá trình, phát hiện những thiếusót, học tập từ những lỗi lầm và đưa ra các thay đổi trong thực hành để ngănngừa các sai sót trong tương lai. Để làm được điều này, cần phát hiện và ghinhận được tối đa các sai sót trong dùng thuốc, lần theo chuỗi các sự kiện dẫnđến sai sót và đánh giá nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót. Các nghiên cứu chothấy rằng, việc tìm ra và giải quyết các lỗ hổng trong cả hệ thống quản lý hoặcquá trình thực hành có hiệu quả ngăn ngừa các sai lầm trong tương lai tốt hơn nhiềuso với việc qui trách nhiệm cho một cá nhân đơn lẻ cho mỗi sai sót xảy ra. Ghinhận sai sót là khâu đầu tiên nhưng vô cùng cần thiết để có thể tìm hiểu, xácđịnh nguyên nhân và sửa chữa các sai sót. Thói quen quy trách nhiệm cho các cánhân và trừng phạt có thể sẽ không khuyến khích các cá nhân có liên quan ghinhận các sai sót khi chúng xảy ra. Theo thống kê của Cục Quản lý dược và thựcphẩm Mỹ, chỉ có khoảng 1% các sai sót trong dùng thuốc được cơ quan này ghinhận.
Do ngườibệnh
Bên cạnhnhững sai sót do trách nhiệm của hệ thống y tế hoặc các nhân viên y tế, việcdùng thuốc không đúng của người bệnh do vô tình hay hữu ý cũng là một trongnhững nguyên nhân rất quan trọng góp phần vào các sai sót trong dùng thuốc. Mộtsố sai sót có thể đến do các hành động không an toàn, không tuân thủ đúng cácqui trình và thủ tục (thường để tiết kiệm thời gian và công việc), ví dụ nhưviệc lấy sẵn các thuốc ra khỏi vỏ để tiện dùng hoặc trộn lẫn nhiều thứ thuốcvới nhau để uống 1 lần. Bệnh nhân cũng có thể góp phần gây ra các sai sót trongdùng thuốc do không tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc của thầy thuốc như tự ýdùng thêm thuốc, tăng liều hoặc giảm liều thuốc... Một nghiên cứu gần đây ở Mỹcho thấy, hầu hết các bệnh nhân lớn tuổi đã dùng các thuốc của mình không đúnghướng dẫn của thầy thuốc trong 20 - 60% thời gian điều trị tại nhà. Để có thểhạn chế tối đa các sai sót loại này, người bệnh và những người thân trong giađình hoặc những người trực tiếp chăm sóc người bệnh cần được hướng dẫn và giảithích đầy đủ về các thuốc điều trị mà người bệnh sử dụng, ví dụ như lý do tạisao người bệnh phải sử dụng từng loại thuốc, thời điểm, thời gian và cách thứcdùng từng loại, các phản ứng phụ có thể xảy ra, cách phát hiện và hành động cầnthiết khi chúng xảy ra... Việc hướng dẫn này cần được thực hiện liên tục cảtrong quá trình điều trị nội trú trong bệnh viện và ngoại trú tại nhà. Giáo dụcđể tăng cường ý thức của cộng đồng trong việc dùng thuốc đúng cũng đóng vai tròhết sức quan trọng góp phần hạn chế các sai sót trong việc dùng thuốc tại cộngđồng.
BS. Nguyễn Hữu Trường
(Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - BV Bạch Mai)
Theo suckhoedoisong.vn