Responsive Image

DetailController

Sự kiện nổi bật

Giúp người nhiễm HIV/AIDS sống lâu, sống khỏe

Trước đây HIV bị coi là căn bệnh thế kỷ, án tử hình, nhưng hiện nay việc điều trị cho người có H đã có rất nhiều tiến bộ.

1566537392af1f.img.jpg

TS.BS Đỗ Duy Cường, Phó Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai

Tuổi thọ của người bệnh sẽ không khác biệt với người bình thường nếu họ không giấu bệnh và tuân thủ việc điều trị tốt.

Nhiều biểu hiện khác nhau của bệnh

Nhìn ánh mắt mệt mỏi của người vợ trẻ đang cố ép chồng ăn mấy thìa cháo loãng, chị M kể, anh T - chồng chị, 42 tuổi, quê Bắc Ninh có tiền sử men gan cao. Chồng chị trước đây chưa từng dính đến ma túy. Mấy ngày trước thấy chồng bị sốt, da vàng như nghệ và nổi mụn khắp người, chị đưa chồng đi truyền nước và tiêm kháng sinh.

Sau vài ngày, chị M thấy những nốt mụn trên mặt và người chồng trở nên thâm tím, vội đưa chồng vào BV Bạch Mai khám. Sau một số xét nghiệm, chị M xa xẩm mặt mày khi biết chồng mình dương tính với HIV. Anh T được chuyển tới điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai.

Chị nghẹn ngào: “Cách đây 3-4 năm, thấy 2 vợ chồng hàng xóm đánh nhau vỡ đầu, chồng chị sang can mà bị dính máu và không hề biết rằng anh T bị lây nhiễm HIV từ đó. Giờ nếu thử máu thì tôi và 2 đứa con nhỏ không biết sẽ ra sao?!”.

Còn trường hợp của chị B (45 tuổi, ở Hải Dương) lại có biểu hiện sút cân, sốt, nấm lưỡi và miệng nên khi nói và ăn uống rất khó khăn. Khi đến BV Bạch Mai khám mới phát hiện mình có H. Quanh năm làm bạn với đồng ruộng, ít khi ốm vặt nên không bao giờ chị nghĩ mình có thể mắc căn bệnh này. Còn anh S (42 tuổi, ở Sơn La) do sốt kéo dài, gia đình đưa S đến BV Bạch Mai khám. Sau khi làm các xét nghiệm mới biết mình nhiễm H. Sau 2 tuần được chuyển đến Khoa Truyền nhiễm điều trị nhưng anh S vẫn còn những cơn sốt về chiều…

Theo TS.BS Đỗ Duy Cường, Phó Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, trường hợp của anh T không phải hiếm gặp ở khoa này. Mặc dù trước đó vài ngày, anh trai của T cứ nằng nặc xin đưa bệnh nhân (BN) về vì nghĩ rằng em mình đã ở giai đoạn cuối. “Tôi phải động viên gia đình, trường hợp của T sẽ tiến triển theo giời gian, và sẽ trở lại khỏe mạnh bình thường nếu sau này theo dõi và uống thuốc kháng HIV (ARV) hằng ngày”, TS. Cường khẳng định.

Khoa Truyền nhiễm được thành lập từ năm 2009, đến nay số lượng BN có H mà khoa này đang quản lý là 1.500 người (chủ yếu ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận). BN vào viện với nhiều biểu hiện khác nhau: sút cân, viêm phổi, sốt, nấm, viêm màng não, lở loét, ho kéo dài… có nguy cơ nhiễm trùng, cơ hội sống rất thấp. Vào khoa, được điều trị dứt những triệu chứng “phần ngọn”, sau đó, tùy từng mức độ, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị ARV cho BN.

“Những người có H bình thường không biết, khi bị ốm nặng mới vào viện xét nghiệm thì phát hiện ra mình nhiễm HIV nên họ sốc nặng… Rồi dần dần họ được chữa trị, tư vấn, được coi trọng, nhiều người kết hôn và sinh con đẻ cái, hòa nhập với cộng đồng. Nhìn BN đến tái khám và uống thuốc ARV miễn phí đều đặn nên chất lượng cuộc sống của BN ngày càng tăng bác sĩ cũng thấy vui mừng”, TS Duy Cường chia sẻ.

Tuân thủ tái khám và uống thuốc hằng ngày

Khi bệnh nhân bị nhiễm H, họ cảm thấy cuộc đời như một dấu chấm hết, nhưng thuốc ARV đã giúp BN kéo dài tuổi thọ và tuổi thọ sẽ không khác biệt với người bình thường nếu họ tuân thủ việc điều trị theo phác đồ ARV. Tuy nhiên, khi đã dùng thuốc thì phải đúng giờ và liều lượng (1 viên/ngày). “Nếu cho BN uống các loại thuốc ARV, bắt đầu từ phác đồ bậc 1, nếu kháng thuốc thì chuyển lên phác đồ 2, 3, 4. Hiện tại ở Việt Nam, BN được miễn phí ARV bậc 1, 2 nếu đăng ký vào chương trình Nhà nước”, TS. Duy Cường nhấn mạnh.

Việc BN phải tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV là vấn đề quan trọng nhất. Nếu không tuân thủ tốt, HIV sẽ kháng thuốc dẫn tới thất bại trong điều trị. BN định kỳ tái khám sau 6 tháng, các bác sĩ sẽ xét nghiệm CD4 trong máu của người có HIV để đánh giá tình trạng hệ miễn dịch của BN (CD4 trên 500 mới an toàn, CD4 trên 700-1.200 rất an toàn).

TS. Duy Cường cũng lưu ý, BN nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học như ăn chín uống sôi, giữ gìn sức khỏe không để nhiễm lạnh, viêm phổi…, thể dục thể thao đều đặn tùy theo sức mình, không làm việc quá sức, không thức khuya, không uống rượu bia, tránh xa chất gây nghiện, tình dục an toàn, không làm lây nhiễm HIV sang người khác. Cần biết cách bồi bổ cơ thể và làm tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch, đây là vấn đề cơ bản nhất tạo nên sự khác biệt về sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, phải biết giải tỏa lo âu, căng thẳng bởi các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, người nhiễm HIV chết nhanh chủ yếu là do chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin vì bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử

“Tính đến nay, nước ta có 227.154 người nhiễm HIV/AIDS và trên 86.000 người nhiễm HIV đã tử vong. Năm 2015, số trường hợp HIV dương tính mới phát hiện khoảng 10.000 ca, số tử vong khoảng 2.000. Trong số người nhiễm mới HIV, khoảng 47% là người nghiện chích ma túy, 29% là vợ, bạn tình của người nhiễm HIV (chủ yếu là người nghiện chích ma túy), 14% là nhóm khách làng chơi, nhóm phụ nữ bán dâm khoảng 2%, người quan hệ tình dục đồng giới khoảng 5%, còn lại nam giới lây từ vợ bị nhiễm HIV, mẹ truyền sang con” - bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số KHHGĐ, Bộ Y tế. 

Nguồn xaluan.com.vn 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image