Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Hóc nhãn, bé trai 2 tuổi rơi vào tình trạng sống thực vật

Một bé trai 2 tuổi, quê Nam Định bị hóc nhãn khiến não tổn thương không phục hồi vì thiếu oxy. Hiện trẻ đang sống thực vật.

Ngày 25/7/2018, BS. Phạm Ngọc Toàn - Khoa Cấp cứu (BV Nhi Trung ương) cho biết, BV vừa tiếp nhận một bé trai được chuyển từ Nam Định lên trong tình trạng hôn mê sâu do não bị tổn thương không phục hồi vì thiếu oxy sau hóc dị vật.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, tai nạn xảy ra vào khoảng 4h30 chiều, khi cháu bé đi học về được người thân cho ăn nhãn cả quả nhưng không bóc bỏ hạt. Trẻ ăn xong bị sặc, biểu hiện hội chứng xâm nhập rất rõ với các biểu hiện trẻ ho sặc sụa, tím tái.

Ngay lập tức, gia đình đã sơ cứu, chuyển lên bệnh viện huyện, được đặt nội khí quản và chuyển lên bệnh viện tỉnh rồi được đưa xuống BV Nhi Trung ương.

BS. Toàn cho hay, tại thời điểm bệnh nhân đến, các bác sĩ phát hiện hạt nhãn ngay nắp thanh môn của bệnh nhi vẫn còn nguyên cả hạt, cùi. Rất đáng tiếc là vấn đề của bệnh nhân do cấp cứu ban đầu không đúng, hạt nhãn bít kín đường thở nên khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện đã hôn mê sâu. Dù bệnh nhân được xử trí cấp cứu nhưng do não thiếu oxy, bệnh nhân tổn thương não, hiện đang sống thực vật.dieuduongvi 15325063122141217116481

BS. Toàn hướng dẫn sơ cứu trẻ hóc dị vật trên mô hình.

Sơ cứu hóc dị vật không đúng khiến trẻ gặp nguy hiểm

 Tại BV Nhi Trung ương từng tiếp nhận cấp cứu rất nhiều trẻ hóc dị vật như: hạt ngô, lạc, nhãn, chôm chôm, hóc đầu bút bi, cục pin, cúc áo… Theo BS. Toàn, với các ca hóc dị vật như bệnh nhi này, nếu biết cách xử trí, cách sơ cứu rất đơn giản có thể cứu sống được bệnh nhân. Còn nếu xử trí không đúng, bệnh nhân được chuyển tới viện có thể được cứu sống nhưng chịu di chứng suốt đời vì tổn thương não không phục hồi.

BS. Toàn dẫn chứng, trước đó một ngày, khoa cấp cứu cũng tiếp nhận bệnh nhi hóc chôm chôm. Bệnh nhân vào viện đã ngừng tim, ngừng thở 10 phút và hiện đang được điều trị tích cực, nhưng tình trạng tổn thương não do thiếu oxy rất nặng nề.

Hay trước đó 1 tháng, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân người Úc 2 tuổi khi đang chơi ở nhà với đồ chơi là các đồ vật nhỏ thì bị hóc dị vật. Tuy nhiên, thấy bé bình thường nên gia đình nghĩ không sao nhưng một thời gian sau bệnh nhân liên tục ho, khò khè, viêm phổi đi viêm phổi lại vào lần. Khi vào viện khám, bác sĩ nghi ngờ có hóc dị vật và đã nội soi, gắp ra được hạt ngô ngay nắp thanh môn của bệnh nhân.

28 1 1438834430037

28 2 1438834430022

Biện pháp vỗ lưng, ấn ngực với trẻ nhỏ.

"Điều quan trọng nhất sau khi hóc dị vật, đó là nhanh chóng đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, có ho được thì hãy khuyến khích bệnh nhân ho rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp bệnh nhân không ho được, ho không có hiệu quả, cần nhanh chóng làm liệu pháp vỗ lưng, ấn ngực. Với trẻ nhỏ, đặt bệnh nhân nằm dọc lên cánh tay, cho đầu bệnh nhân chúi xuống, nghiêng về 1 bên sau đó thực hiện vỗ lưng 5 lần, sau đó quan sát xem dị vật đã ra được chưa.

Nếu bệnh nhân không tỉnh hãy tiến hành đánh giá, mở thông đường thở, nghe bệnh có thở hay không. Nếu không thở cần hà hơi, thổi ngạt theo nguyên tắc hà hơi 5 lần, 15 lần ép tim"- BS- Toàn hướng dẫn.

28 3 1438834430030

 Nguồn: http://suckhoedoisong.vn

 

 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image