Tình trạng trẻ đuối nước tăng cao
Chỉ trong 1 tuần qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ đuối nước và tử vong thương tâm. Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương, Phó khoa Cấp cứu của bệnh viện, mùa hè là thời điểm xảy ra tình trạng trẻ đuối nước nhiều nhất, phụ huynh cần lưu ý các biện pháp bảo vệ trẻ.
Bác sĩ Đinh Tấn Phương cho biết thêm, bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ đuối nước. Đặc biệt là vào thời điểm mùa hè. Mỗi năm khoảng 20-30 ca. Đây là thời điểm trẻ được nghỉ học, ở nhà hoặc về quê chơi. Trẻ rất dễ gặp nạn nếu thiếu sự quản lý của người lớn. Bất kì vật dụng đựng nước nào như ao hồ, chum, thậm chí là sô chậu, bồn cá cảnh cũng có thể trở thành nơi nguy hiểm gây đuối nước cho trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trên Vnexpress, khi bị đuối nước, khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề. Tuy nhiên nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp có khả năng được cứu sống. Vì vậy, việc xử trí cấp cứu đúng cách trong trường hợp này là rất quan trọng.
Bác sĩ Dũng hướng dẫn sơ cứu nạn nhân đuối nước như sau:
Nắng nóng, trẻ có thể tử vong vì ra vào phòng điều hòa đột ngột
Theo Báo Gia đình & Xã hội, việc cha mẹ cho con trẻ chạy ra vào phòng điều hòa đột ngột cũng là một sai lầm hay mắc phải của cha mẹ khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt, tử vong. Ra vào phòng điều hòa đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi ngay được với sự thay đổi nhiệt độ, có thể gây choáng.
Nếu trong nhà đang bật điều hòa, cần cho trẻ làm quen dần với nhiệt độ thấp hơn hoặc tắt điều hòa trước khi ra ngoài trời nắng, giữ trẻ ngồi trong phòng vài phút sau khi tắt điều hòa, đặc biệt là những trẻ có sức khỏe yếu, thể trạng kém, huyết áp thấp…
Cũng cần lưu ý khi trẻ vừa chơi đùa xong không nên tắm nước lạnh để hạ nhiệt. Bởi mạch máu đang nở ra vì trời nóng gặp lạnh đột ngột sẽ co lại đột ngột, dòng lưu thông máu bị bóp nghẹt sẽ rất nguy hiểm.
Nguồn Laodong.com.vn