Ba tháng luân phiên, anh đã tổ được nhiều buổi về lý thuyết và thực hành cho các bác sỹ, điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa lộ và một số bệnh viện huyện lân cận với các nội dung: viêm phổi mắc phải ở cộng đồng; viêm phổi mắc Ghế hòa phát phải ở bệnh viện; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; hen phế quản; Ttràn mủ màng phổi; tràn dịch màng phổi (TDMP); tràn khí màng phổi TKMP); áp xe phổi; giãn phế quản; đọc phim X quang và cắt lớp vi tính (CLVT) phổi; giới thiệu đại cương về nội soi màng phổi, nội soi phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực dưới CLVT; Quy trình rửa tay; vỗ rung và dẫn lưu tư thế trong điều trị các bệnh phổi mạn tính; mở màng phổi tối thiểu; Ssinh thiết màng phổi; kỹ thuật rửa màng phổi; gây dính màng phổi bằng bethadin trong điều trị TKMP tái phát, TDMP ác tính và Cchọc dịch màng phổi... Những nội dung đào tạo thiết yếu phối hợp giới thiệu những kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý hô hấp hiện nay của bác sỹ Thanh Hồi đã thu hút sự tham gia học tập nhiệt tình của 51 học viên. Với kỹ năng giảng dạy tích cực và niềm đam mê truyền thụ kiến thức tới các bạn đồng nghiệp, khóa học của bác sỹ Hồi Choáng váng đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Kiểm tra trước khóa học, trình độ của học viên là: 6.% khá; 17% trung bình và 77%.kém. Nhưng sau khóa học, tỷ lệ này đã thay đổi hẳn: 19% học viên đạt trình độ giỏi; 35% đạt khá, tỷ lệ học viên kém còn 26%.
Bên cạnh công tác đào tạo cùng với các bác sỹ 1816 của Bệnh viện Bạch Mai, anh còn trực tiếp cùng các đồng nghiệp của BVĐK KV Nghĩa Lộ khám bệnh cho 40 lượt bệnh nhân, điều trị cho 120 lượt bệnh nhân. Trong số đó, phải kể đến bệnh nhân Hoàng Văn Hường, 13 tuổi, dân tộc Thái, ở tại bản Có, xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ngày 10/3/2009, trên đường đi học, em Hường đã bị một tai nạn nghiêm trọng. Hường được đưa vào BVĐK KV Nghĩa Lộ cấp cứu. Qua thăm khám ban đầu, Hường được chẩn đoán là shock chấn thương nghi do giập gan. Ca mổ do bác sỹ Việt Hà (cán bộ luân phiên của Bệnh viện Bạch Mai) trực tiếp phẫu thuật lập tức được tiến hành. Tổn thương do chấn thương khá phức tạp nhưng do điều kiện không cho phép, lại trong tình trạng cấp cứu nên bác sỹ Hà đã quyết định xử trí phẫu thuật tối thiểu và chèn gạc để cầm máu. Sau đó, bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu (nơi bác sỹ Hồi về luân phiên). Mặc dù đã được điều trị rất tích cực nhưng tình trạng của Hường ngày một nặng hơn. Kết quả hội chẩn đã xác định bệnh nhân Hường còn bị chảy máu đường mật do chấn thương, có chỉ định chuyển tuyến trên để tiếp tục điều trị. Bệnh nhân được khẩn trương chuyển về Bệnh viện Bạch Mai. Sau một thời gian điều trị, tình trạng của Hường đã có những tiến triển tốt, sức khỏe tạm ổn định và được cho về tuyến dưới điều trị tiếp. Trở về nhà được 4 ngày, bệnh nhân lại có xuất huyết tiêu hoá: nôn ra máu tươi và đi ngoài phân đen. Bệnh nhân được chẩn đoán: chảy máu đường mật sau chấn thương, thiếu máu rất nặng. điều trị xuất tinh sớm Xét nghiệm Hemoglobin: 40g/lít (chỉ số bình thường 140g/lít). Trong quá trình điều trị, từ ngày 08/4/2009 đến ngày 16/4/2009, bệnh của Hường ngày càng có chiều hướng xấu đi và có những dấu hiệu đe dọa đến tính mạng. Tình trạng của bệnh nhân đã vượt quá khả năng điều trị của y tế tuyến cơ sở và cần phải chuyển lên tuyến trên.
Sau 3 lần đưa con nhập viện, hoàn cảnh kinh tế gia đình lại khó khăn, không còn tiền để điều trị tiếp nên bố đẻ của Hường là Hoàng Văn Yên đã xin cho con về nhà chờ chết. Với tâm huyết của một người thầy thuốc nhìn thấy người bệnh còn có hy vọng cứu chữa, cảm thương cho số phận của bệnh nhân, bên cạnh việc liên hệ với các đồng nghiệp tại Khoa Ngoại và Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai để điều trị cho bệnh nhân, bác sỹ Hồi quyết định dùng số tiền Quỹ nhân đạo của Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai trợ giúp cho bệnh nhân thuê xe về Hà Nội (1,2 triệu đồng). Cùng với nghĩa cử cao đẹp đó, BVĐK KV Nghĩa Lộ và tập thể thày cô giáo, học sinh trường THCS Thanh Lương cũng đã quyên góp tiền để Hường lên đường chữa bệnh. Nhưng do mất máu nặng, kéo dài, tình trạng của Hường rất yếu, không còn đủ sức để chuyển về Hà Nội. Bệnh nhân có chỉ định truyền máu, nhưng dự trữ máu trong bệnh viện lại không còn; Những người thân trong gia đình không cho máu vì sợ ... nhỡ Hường chết đi "con ma" sẽ về bắt luôn người cho máu!
Không cầm lòng nhìn người bệnh ra đi một cách đáng tiếc, với mong ước để gạt đi những quan niệm hủ tục của người dân, bác sỹ Hồi đã tình nguyện hiến cho Hường 01 đơn vị máu (01 đơn vị bằng 250 ml) của chính mình. Dòng máu của bác sỹ Hồi đã tiếp sức cho Hường có thể chuyển về Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi được điều trị nút mạch bằng X.Quang can thiệp, Hường đã hoàn toàn bình phục, khỏe mạnh và trở về với gia đình trong niềm hân hoan, sung sướng và biết ơn của gia đình và bè bạn, thầy cô. Cảm động trước tấm lòng "lương y như từ mẫu", bố đẻ của Hường đã viết thư cảm ơn gửi tới bệnh viện và đặc biệt gửi tới người thầy thuốc trẻ đã hết lòng vì bệnh nhân - bác sỹ Nguyễn Thanh Hồi.
Không chỉ mình Hường may mắn thoát chết nhờ được trợ giúp mà nhiều bệnh nhân nghèo khác trên địa bàn huyện cũng đã được nhận sự ủng hộ từ tấm lòng nhân ái của cán bộ viên chức Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, thông qua bác sỹ Hồi (Hai mươi bệnh nhân (mỗi bệnh nhân 100.000 đồng) . Anh còn tặng cho Khoa Hồi sức cấp cứu và Khoa Nhi Bệnh viện Nghĩa Lộ 6 buồng đệm nhi khoa.
Với những thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, BVĐK KV Nghĩa Lộ đã khen thưởng đột xuất cho bác sỹ Hồi; Sở Y tế Yên Bái cũng đã ghi nhận thành tích đó và trao tặng giấy khen cho anh. Mọi sự khen thưởng và động viên của ngành Y tế Yên Bái nói chung và của BVĐK KV Nghĩa Lộ đối với bác sỹ Nguyễn Thanh Hồi đều hết sức khẩn trương và tích cực. Nhưng lớn hơn tất cả mọi sự khen ngợi, đó, chính là sự biết ơn sâu sắc của một gia đình có một người con được trở về từ cõi chết! Và biết đâu đấy, kể từ nay những người dân địa phương không còn ngại ngần khi cho máu cứu sống người bệnh bởi họ đã được thức tỉnh trước nghĩa cử cao đẹp của người bác sỹ 1816! Nhưng có một điều chắc chắn mà những đồng nghiệp của BVĐK KV Nghĩa Lộ đã thực sự cảm phục đó là tấm gương xả thân vì người bệnh của các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai.
Sau gần 1 năm triển khai Đề án, có một lời khen - một sự động viên lớn nhất được đồng thanh vang lên từ các bệnh viện của 11 tỉnh đã đón nhận các cán bộ luân phiên Bệnh viện Bạch Mai: Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Bắc Giang, Hoà Bình, đó là: "ngoài các kiến thức chuyên môn, chúng tôi đã học được từ các cán bộ luân phiên của Bệnh viện Bạch Mai một tác phong làm việc tích cực, khoa học và thái độ cống hiến hết mình cho sự nghiệp của những người chiến sĩ áo trắng"!
Đỗ Hằng