Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

Hội thảo về cúm A H5N1

Hội thảo hợp tác nghiên cứu về cúm A H5N1 giữa Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm y tế quốc tế Nhật Bản (IMCJ) Nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người thường gây suy hô hấp cấp, suy đa phủ tạng và tử vong. Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới có 109 ca khẳng định nhiễm H5N1 ở người, trong đó có 54 ca tử vong.

ah5n1_23032009.jpg

Tỷ lệ tử vong rất cao trong 2 năm gần đây (trong số 16 người nhiễm H5N1 có 12 người tử vong, chiếm 75%). Việc chữa trị các ca bệnh nặng đến muộn trong trạng thái suy đa phủ tạng dễ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, thuốc ức chế Neuraminidase là thuốc duy nhất có thể kháng virus hiệu quả, tuy nhiên, ngay cả với cúm theo mùa người ta cũng khuyến cáo dùng thuốc trong vòng 48 giờ kể từ lúc khởi phát. Chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng trong việc chiến thắng căn bệnh cúm H5N1. Làm thế nào để chúng ta có thể chẩn đoán H5N1 sớm? Kỹ thuật PCR là tiêu chuẩn vàng để xác định nhiễm bệnh. Nhưng phải mất nhiều thời gian mới có kết quả, và test này chỉ được tiến hành tại các cơ sở có đủ trang thiết bị. Đồng thời rất khó để gửi mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh xa tới một nơi như vậy. Gần đây, nhóm nghiên cứu của Trung tâm y tế quốc tế Nhật Bản (IMCJ) đã nghiên cứu và đưa ra một bộ kít chẩn đoán nhanh H5N1. Bộ kít này dựa trên nguyên lý kỹ thuật sắc ký miễn dịch và có thể phát hiện H5N1 trong vòng 15 phút ngay tại giường bệnh. Việc ứng dụng bộ kít chẩn đoán nhanh này một cách rộng rãi tại các cơ sở y tế, là biện pháp để chẩn đoán sớm mang tính sàng lọc bệnh. Để chẩn đoán xác định cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch t? và các xét nghiệm PCR đặc hiệu khác. Bệnh viện Bạch Mai và IMCJ đang phối hợp thực hiện dự án nghiên cứu lâm sàng "Nghiên cứu thí điểm điều trị toàn diện bệnh nhân cúm A H5N1" (CT-H5N1).  Nghiên cứu xuất tinh sớm  được chia thành 3 phần. Phần I là kế hoạch giáo dục truyền thông sức khỏe khuyến khích người dân đến khám sớm tại các cơ sở y tế trong trường hợp có các triệu chứng về bệnh đường hô hấp và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hoặc thủy gia cầm ốm/chết. Trọng tâm của phần II là phát hiện các ca nghi ngờ nhờ việc thực hiện test chẩn đoán nhanh H5N1, và chuyển nhanh bệnh nhân tới Bệnh viện Bạch Mai. Phần này đã được triển khai tại 16 bệnh viện tỉnh với việc tập huấn cho nhân viên y tế quy trình tiến hành test với bộ kít chẩn đoán nhanh H5N1 trên bệnh phẩm ngoáy họng, đờm sâu lấy bằng cách sử dụng máy khí dung dung dịch NaCL 10%. Phần III là điều trị tích cực toàn diện tại Bệnh viện Bạch Mai. Trong nghiên cứu này các kỹ thuật mới bao gồm kỹ thuật Lọc máu hấp thu với màng lọc Polymixin B (PMX) và sử dụng máy tim phổi nhân tạo (ECMO) bổ sung cho các điều trị hồi sức tích cực thường quy cũng được đưa vào áp dụng trong điều trị bệnh nhân. Để tiếp tục triển khai nghiên cứu này có hiệu quả, khắc phục sự đột biến gen và kháng thuốc của virus, ngày 17/3/2009 Bệnh viện và IMCJ đã phối hợp tổ chức Hội thảo về: "Hợp tác nghiên cứu cúm A H5N1 và thử nghiệm lâm sàng của thuốc T-705 trên các bệnh nhân cúm A H5N1". PGSTS. Trần Thuý Hạnh, Quyền giám đốc bệnh viện Bạch Mai và TS. Koichiro Kudo đã chủ trì Hội thảo. Các bác sỹ của Khoa Điều trị tích cực, Khoa Hô hấp, Khoa Cấp cứu,Chóng mặt  Khoa Truyền nhiễm, Khoa Khám bệnh cùng các đồng nghiệp khác của Bệnh viện  đã thảo luận rất sôi nổi và chia sẻ kinh nghiệm với các bác sỹ Nhật Bản trong công tác tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân cúm A H5N1 đạt kết quả cũng như bản thảo đề cương thử nghiệm lâm sàng của thuốc T- 705 trên các bệnh nhân cúm A H5N1 trước khi báo cáo Hội đồng khoa học Bệnh viện phê duyệt và cơ quan có thẩm quyền cho phép nghiên cứu. Hai bên hy vọng qua chương trình hợp tác nghiên cứu này sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam, Nhật Bản cũng như các nước ở khu vực Đông Nam á Bàn ghế hòa phát  và các nước khác trên toàn thế giới.

Minh Hà

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image