Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

Khoa "nóng" nhất Bệnh viện Bạch Mai: 5 năm không bác sĩ nào muốn về

GS Nguyễn Gia Bình chia sẻ, ở khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai lúc nào cũng có các bệnh nhân nặng, thậm chí có bệnh nhân chỉ còn tiên lượng sống 1% nhưng các bác sĩ vẫn luôn làm hết mình.

42045212 481608748993871 7057596784566075392 n

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân thở máy, chạy ECMO

Không ai muốn về

Dẫn phóng viên đi thăm một vòng khoa Hồi sức tích cực với những bệnh nhân thở máy, bệnh nhân phải lọc máu ngoài cơ thể, máy tim phổi nhân tạo tại giường (ECMO), GS Bình liên tục nhấn mạnh “mệt mỏi” áp lực với nhân viên y tế.

Những tiếng tít tít của máy móc cùng với những bước chân vội vã của y bác sĩ họ phải tranh thủ từng phút để dành giật sự sống cho bệnh nhân.

Bệnh viện Bạch Mai là Bệnh viện lớn nhất miền Bắc và đây là nơi có hàng 6-8 nghìn bệnh nhân tới thăm khám mỗi ngày, nhiều bệnh nhân nặng và khoa Hồi Sức tích cực là khoa nặng nhất. GS Nguyễn Gia Bình – Nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai tâm sự đây là “chiến tuyến căng thẳng nhất của bác sĩ”. Có lẽ vì thế mà 5 năm nay bác sĩ Bình cho biết rất khó để tìm được bác sĩ về làm tại khoa và điều dưỡng cũng chán muốn đi tìm việc khác.

Theo GS Bình, bác sĩ chọn hồi sức tích cực ở bất cứ chuyên khoa nào, bệnh viện nào cũng vất vả, trách nhiệm nặng nề. Nếu như ở Mỹ hay các nước phát triển khác, có 1 điều dưỡng phục vụ 1 bệnh nhân/ 8 giờ, liên tục 24/24 thì tại Khoa chỉ có 15 điều dưỡng/ mỗi ca 8 giờ “cõng” hơn 40 bệnh nhân. Ngoài công việc chuyên môn Điều dưỡng còn phải chạy đi chạy lại làm các thủ tục thanh toán, lĩnh vật tư, lấy dịch lọc… cho người bệnh. Họ quá bận rộn nên có người muốn nghỉ.

"Mọi người cứ chờ ngày lễ, ngày tết để nghỉ ngơi chứ bác sĩ và điều dưỡng ở đây cứ ngày tết ngày nghỉ là sợ lắm, càng nghỉ dài càng sợ vì những ngày ấy, bệnh nhân dồn về bệnh viện rất đông".

"Áp lực gần như từ sáng tới tối không có giờ nghỉ, với nhiệm vụ là cứu sống những người bệnh nặng, nhiều rủi ro tai nạn nghề nghiệp , thu nhập thấp nên rất ít bác sĩ có thể chịu được áp lực công việc tại khoa có lẽ vì thế mà các bác sĩ rất e dè khi về các khoa hồi sức cấp cứu" – GS Bình trải lòng.

GS Bình dí dỏm “ai muốn xin về khoa tôi đều hỏi vợ làm nghề gì, hoặc chồng làm nghề gì, thứ nhất có đủ kinh tế nuôi vợ, nuôi chồng, thứ hai có chấp nhận được giờ căng thẳng của một nhân viên y tế”. 

Xin hãy công bằng với nghề y

GS Bình tâm sự, bác sĩ luôn chịu áp lực từ bệnh tật của người bệnh, người nhà bệnh nhân và dư luận. Hầu hết các bệnh viện đều quá tải, nên tình trạng đông đúc, xếp hàng, chờ đợi là phổ biến, thủ tục hành chính còn rườm rà, nhân viên phải liên tục làm ngoài giờ. Một ngày, người ta đi ra đường chịu đủ áp lực từ tắc đường, giao thông, mưa gió, va chạm giao thông, với đủ những ấm ức, bức bách ngoài xã hội và khi vào đến bệnh viện giường như họ trút lên nhân viên y tế hết – điều đó không công bằng với nhân viên y tế.

GS Bình thăm bệnh nhân nặng do viêm tuỵ cấp được điều trị thành công


GS Bình kể “mỗi lần dư luận xôn xao lên điều gì đó về ngành y, mọi người lại ác cảm. Có nhà báo đến khoa chúng tôi rồi nói nghề y là nghề cao quý.... nhưng chúng tôi nói luôn chúng tôi không cần sự cao quý đó mà chỉ cần mọi người coi chúng tôi như những người lao động bình thường là được, hãy cho chúng tôi điều kiện đầy đủ để chúng tôi phục vụ người bệnh”.

Mỗi bệnh nhân nặng vào khoa là cả một vấn đề lớn vì bác sĩ vừa lo chạy chữa cho bệnh nhân lại còn lo vấn đề tài chính bệnh nhân có BHYT làm thế nào để không bị BHYT thâm hụt.

Một bệnh nhân nặng phải tiến hành rất nhiều kỹ thuật nhằm duy trì sự sống như : thở máy, phải lọc máu,.... mỗi ngày lên đến vài chục triệu đồng, bác sĩ cũng phải xem xét đối chiếu với BHYT để còn giải thích với người nhà bệnh nhân để họ không hiểu lầm bác sĩ làm khó.

GS Bình chia sẻ, một bệnh nhân điều trị hồi sức tích cực như này nếu tính chi phí thì bệnh viện như hiện nay thì chỉ có “lỗ” vì trang thiết bị, thuốc men rất đắt. Chính vì thế, các bệnh viện tư nhân, bệnh viện công nhỏ họ rất ít đi sâu vào hồi sức tích cực. 

Bệnh nhân nặng là họ chuyển về tuyến trên luôn một phần do bệnh nặng khó chẩn đoán và điều trị, một phần do thiếu nhân lực và đặc biệt hạch toán tài chính thì cầm chắc là thâm hụt.

Bác sĩ tại khoa Hồi sức tích cực luôn trong tình trạng cứu bệnh nhân thập tử nhất sinh. Tuy nhiên, mỗi ca bệnh nặng được cứu chữa khỏi các bác sĩ đều cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Lúc đó, bác sĩ thấy áp lực, mệt mỏi cũng bớt đi và họ vẫn tự an ủi rằng "chỉ số AQ" của mình vẫn còn cao.

Tuy nhiên, GS Bình cho biết trên toàn thế giới trong y khoa tai biến vẫn có thể xảy ra và họ luôn mong muốn người nhà bệnh nhân hãy công bằng với các bác sĩ.

Nguồn: https://infonet.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image