Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

Kiến tạo văn hóa mới tại Bệnh viện Bạch Mai

GS Nguyen Quang TuanBảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động là trọng tâm và cũng là mục tiêu hoạt động xuyên suốt của tổ chức công đoàn. Với một đơn vị tiên phong thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện trong ngành y tế như Bệnh viện Bạch Mai, thì Công đoàn có mâu thuẫn với Chính quyền khôngChúng tôi đã có buổi trò chuyện với GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng quản lý, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.

Phóng viên (PV): Thưa GS.TS.Quang Tuấn, với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Giám đốc một bệnh viện đầu ngành của Việt Nam, đi tiên phong trong công tác thí điểm tự chủ toàn diện, vậy quan điểm sử dụng người lao động của ông như thế nào? Giữa Chính quyền và Công đoàn có sự mâu thuẫn không, thưa Giáo sư?

GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn: Là một đại biểu Quốc hội đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhân dân, tôi hiểu rõ Công đoàn là gì, có trách nhiệm gì? Nhưng với một đơn vị tự chủ thì sẽ không còn khoảng cách đó. Người quản lý phải lấy công đoàn, lấy nhân viên làm gốc. Khi nhân viên cảm thấy hạnh phúc và tự hào làm trong Bệnh viện Bạch Mai, họ mới tận tâm cống hiến sức mình chăm sóc người bệnh. Không bao giờ có một tổ chức thành công nếu có những nhân viên bất mãn. Đây chính là nguyên tắc của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi hiểu rằng: Nhân viên y tế là chìa khóa để thành công, không chỉ cho bệnh viện tự chủ mà là cho tất cả các bệnh viện.Phóng viên (PV): Thưa GS.TS.Quang Tuấn, với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Giám đốc một bệnh viện đầu ngành của Việt Nam, đi tiên phong trong công tác thí điểm tự chủ toàn diện, vậy quan điểm sử dụng người lao động của ông như thế nào? Giữa Chính quyền và Công đoàn có sự mâu thuẫn không, thưa Giáo sư?

PV: Ông có thể nói cụ thể hơn các hoạt động, chính sách mà Chính quyền đồng hành cùng Công đoàn để chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động là các nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai.

GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn: Đầu tiên, muốn đáp ứng nhu cầu và khiến nhân viên cảm thấy hài lòng thì chúng ta cần phải biết họ muốn gì, cần gì? Ngay khi mới tiếp nhận công tác quản lý Bệnh viện Bạch Mai, tôi đã trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn bệnh viện, đề nghị xây dựng Bộ phiếu khảo sát đánh giá sự hài lòng với công việc của mỗi đoàn viên công đoàn trong Bệnh viện. Kết quả khảo sát lần một, tôi thấy chưa trúng, chưa đúng và chưa thực sự sát với những gì tôi cảm nhận. Tôi lại đề nghị làm khảo sát lần hai với đầy đủ các tiêu chí đánh giá sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, có tìm thấy niềm vui trong công việc hay không? Có cảm thấy áp lực hay kiệt sức khi làm việc không? Có ngủ đủ giấc không? Có mắc bệnh mạn tính không? Mức độ hài lòng với công việc, môi trường làm việc, với văn hóa giao tiếp nơi công sở, giao tiếp với lãnh đạo, với đồng nghiệp, cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến, mức thù lao chi trả, rồi đảm bảo an toàn cho các “chiến sĩ áo trắng” trước đại dịch COVID-19... Nói chung Bộ phiếu khảo sát lần hai tổng thể, đi sâu vào cảm xúc, tình cảm và trạng thái tinh thần cũng như sức khỏe của từng người lao động. Trên cơ sở đó, Ban lãnh đạo Bệnh viện chúng tôi có những điều chỉnh hài hòa, phù hợp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động...

Thứ hai, ngoài việc chăm lo về đời sống vật chất cho cán bộ, chúng tôi còn có hàng loạt những hoạt động để chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ. Đó là tạo môi trường cảnh quan Sáng – Xanh – Sạch đẹp và An toàn trong bệnh viện. Healthcare city – Thành phố chăm sóc sức khỏe với những con phố mang tên của những loài hoa: hoa Sưa trắng ở Cổng số 1; Hoa Giáng hương vàng ở Cổng số 3; Phố Hoa Bằng lăng, Phố hoa Ban... sẽ là hình ảnh của Bệnh viện Bạch Mai tới đây. Nhân viên y tế chúng tôi sẽ được làm việc trong một môi trường đúng tính chất là Thành phố Chăm sóc sức khỏe. Ở đó họ sẽ thực sự có một không gian văn hóa đúng nghĩa để sống và làm việc.

gs tuan1.png

gs tuan2.pnggs tuan3.png

 PV: Nói về Thành phố Chăm sóc sức khỏe chúng tôi được biết, Bệnh viện vừa có chính sách khuyến khích nhân viên sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế xe cá nhân để nhường chỗ để xe cho người bệnh và người nhà người bệnh, phải không, thưa Giáo sư?

GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn: Đó là Chính sách mới của Bệnh viện. Chúng tôi dự kiến tặng cho tất cả nhân viên y tế 500.000đ/tháng để gửi xe. Chúng tôi khuyến khích mọi người đi phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp sẽ được 500.000đ/tháng; Còn đi xe máy thì không được 500.000đ; Nếu đi ô tô thì sẽ phải đóng 1.000.000 đ/tháng. Điều tôi mong muốn là xây dựng một bệnh viện Xanh – sạch – Đẹp – An toàn. Những vị trí mà nhân viên để xe sẽ dành cho người bệnh. Tôi đã tìm hiểu việc gửi xe máy ở ngoài chỉ mất 200.000đ/tháng. Nếu NVYT gửi xe máy bên ngoài và đi vào bệnh viện thì bệnh viện sẽ bớt tiếng còi, bớt khói xe và dành ch đó cho người bệnh và người nhà người bệnh nhân. Thật vô cảm nếu người bệnh mới đến cổng bệnh viện đã nhận được câu: Hết chỗ để xe.

PV: Chính sách này đúng là 1 tên 2 đích. Hình ảnh nhân viên y tế đạp xe, đi bộ hoặc sử dụng phương tiện công cộng thực sự văn minh và thân thiện với môi trường.

GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn: Đúng, vừa thân thiện với môi trường, tạo hình ảnh đẹp cho nhân viên y tế Bạch Mai và giúp cho họ có sức khỏe. Tôi cũng muốn nói thêm về phong trào thể thao của bệnh viện. Ngay khi làn sóng Covid-19 thứ 2 tạm lắng, lúc đó có giải chạy Hanoi Heritage Marathon. Tôi đã liên hệ Ban tổ chức tặng 1.000 BIB chạy miễn phí cho nhân viên y tế Bạch Mai. Giải chạy đó, chúng tôi đã kêu gọi sự tham gia không chỉ nhân viên y tế mà cả người thân của nhân viên bệnh viện cùng tham gia. Đó là cuộc đồng hành Vì sức khỏe Nhân dân đầu tiên của gia đình Bệnh viện Bạch Mai với sự tham gia của 1.000 thành viên. Nhìn nụ cười rạng ngời của các bậc làm cha mẹ, của các cháu nhỏ, của nhân viên y tế Bạch Mai khi nhận medal của giải Hanoi Heritage Marathon, tôi thực sự hạnh phúc. Tới đây, chúng tôi còn xây dựng Khu thể thao liên hợp trong bệnh viện, sẽ có bể bơi, chỗ đánh tenis, cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ, yoga... Tôi muốn cán bộ của mình không những giỏi về chuyên môn mà còn khỏe về thể chất.

gs tuan4.pnggs tuan5.png

 gs tuan6.png

 gs tuan7.png

 

Chùm ảnh cán bộ BVBM cùng người thân tham gia giải chạy Marathon

 

PV: Bệnh tật thì có lẽ không chừa một ai. Bệnh hiểm nghèo, rồi Covid... Bệnh viện đã có chính sách gì bảo vệ nhân viên của mình trước những mối nguy hại đó không, thưa ông?

GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn: Đối với đại dịch Covid-19, bảo vệ chiến sỹ áo trắng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Hàng loạt chỉ đạo quyết liệt để thiết lập hàng rào an toàn cao nhất trong khuôn viên Bạch Mai luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu. Tầm soát thân nhiệt, Khử khuẩn, Khai báo y tế được thiết lập ngay từ cổng vào của bệnh viện. Người bệnh, người nhà người bệnh, các nhân viên làm dịch vụ như quét dọn, bảo vệ... đều được yêu cầu làm xét nghiệm Covid trước khi vào viện. Riêng nhân viên y tế được chúng tôi làm xét nghiệm sàng lọc Covid-19 nhiều lần.

Bên cạnh, tôi còn chỉ đạo Công đoàn rà soát những nhân viên y tế mắc bệnh hiểm nghèo để có những động viên, thăm hỏi kịp thời đối với họ.

PV: Nghe giáo sư nói, có thể thấy Bệnh viện Bạch Mai đang có những bước chuyển mình mạnh m, thay đổi ngoạn mục, và người lao động thật sự được chú trọng. Với lực lượng lao động trẻ, Bệnh viện sẽ tạo điều kiện để họ có cơ hội phát triển, thăng tiến như thế nào, thưa Giáo sư?

GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn: Cơ hội thăng tiến cho các bạn trẻ là không giới hạn, vì không phải do tuổi còn trẻ và do có nhiều người làm lâu năm thì họ sẽ không có cơ hội…mà người giỏi, người tài sẽ được bổ nhiệm ngay lập tức. Người không làm được việc sẽ phải rời khỏi cương vị để giành cho người làm tốt hơn. Điều này sẽ tạo ra khoảng làm việc tối ưu cho mỗi cá nhân.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư về cuộc trò truyện thú vị này!

Bài: Đỗ Hằng- Ảnh: Thế Anh

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image