Tham dự Hội thảo, về phía Bộ Y tế có PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại Thuốc lá; về phía Bệnh viện Bạch Mai có GS.TS. Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc bệnh viện; Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình phòng chống tác hại thuốc lá của Bệnh viện Bạch Mai; BS Trịnh Văn Hiệp, Chương trình phòng chống Tác hại thuốc lá – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cùng 200 đại biểu là bác sĩ của các Sở Y tế, Trung tâm truyền thông các địa phương…
96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế - Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, cho biết: Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. 15,3 triệu người trưởng thành ở Việt Nam đang hút thuốc lá. Trong đó, 41,2% nam giới trưởng thành, 1,6% nữ giới trưởng thành, 5,9% thiếu niên nam và 1,2% thiếu niên nữ hút thuốc lá hằng/hàng? ngày. Trung bình 2 nam giới có một người hút thuốc lá, 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà, 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc.
GS.TS Ngô Quý Châu - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình phòng chống tác hại thuốc lá bệnh viện Bạch Mai
Theo GS.TS Ngô Quý Châu, (Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình phòng chống tác hại thuốc lá bệnh viện Bạch Mai) Các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hơn 40.000 người tử vong tại Việt Nam hàng năm, tương đương với khoảng 100 người chết mỗi ngày. Con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm vào năm 2030 theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
PGS.TS. Phan Thu Phương, Phó Giám đốc trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: So sánh với các nguy cơ khác, nguy cơ tử vong sớm do các bệnh gây ra do thuốc lá rất cao. Một nửa những người thường xuyên hút thuốc lá bị chết sớm do hút thuốc lá và một nửa trong số này đã chết ở tuổi trung niên, mất khoảng từ 15 đến 20 năm cuộc sống. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của 6 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn thế giới. Hút thuốc lá đang là vấn đề toàn cầu, là nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người hiện nay. Các bệnh có nguyên nhân trực tiếp do sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cả ở nam lẫn nữ.
Bệnh viện Bạch Mai được Bộ Y tế giao nhiệm vụ triển khai chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, tổ chức khóa tập huấn giảng viên nguồn
Trước thực tế đó, trong năm 2015, nhiều biện pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ người hút thuốc lá đã được Bộ Y tế thực hiện, trong đó Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá đã phê duyệt chương trình phòng chống tác hại thuốc lá tại Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện Bạch Mai đã thành lập và triển khai hoạt động phòng khám tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí từ tháng 9 năm 2015. Bệnh viện đã tập huấn cho gần 900 nhân viên Y tế của 63 tỉnh thành phố về cai nghiện thuốc lá cũng như giám sát hỗ trợ các bệnh viện triển khai hoạt động chương trình phòng chống tác hại thuốc lá.
Tính đến nay, tổng đài tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá đã đạt/thu hút được sự quan tâm từ một lượng lớn những người hút thuốc với hơn/trên 9.000 cuộc gọi trong năm 2015.
GS. TS. Ngô Quý Châu còn cho biết: năm 2016, Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục tập huấn các giảng viên cho chương trình cai nghiện thuốc lá. Sau buổi tập huấn, các giảng viên nguồn sẽ về địa phương hướng dẫn cho cán bộ trong hệ thống của mình để truyền thông đến cộng đồng về cai nghiện thuốc lá.
GS.TS Ngô Quý Châu hy vọng, với tinh thần quyết tâm của những y bác sĩ, bệnh nhân và cộng đồng, Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá sẽ triển khai có hiệu quả.
Bài: Đỗ Hằng, Ảnh: Thế Anh