Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ

Hiện nay, 80% bệnh nhân đột quỵ phải chịu những di chứng làm ảnh hưởng chức năng vận động khiến họ không thể tự chăm sóc bản thân.

Chiều 12/4, tại Hà Nội, 1.000 bác sĩ, chuyên gia y tế từ các bệnh viện lớn đã tham gia buổi hội thảo về chương trình “Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ” cùng với 3 chuyên gia danh tiếng đến tứ Mỹ và Áo.

Đây là chương trình hợp tác đầu tiên giữa các chuyên gia Áo và Việt Nam để hỗ trợ phục hồi chức năng đúng cách cho bệnh nhan sau tai biến mạch máu não tại Việt Nam.

dot_quy_tqze.jpg Hội thảo về chương trình “Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ”

Chương trình nằm trong Dự án điều trị, phục hồi chức năng thần kinh Việt Nam và Áo – một chương trình hợp tác giữa các chuyên gia Áo và các Giáo sư, bác sĩ, kỹ thuật viên Việt Nam nhằm đào tạo kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ đến tận tuyến y tế cơ sở và cả những người trực tiếp chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân ở gia đình. Điều đặc biệt là chương trình cung cấp tài liệu (sách, đĩa hình...) hướng dẫn cách chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ. Dự án do công ty Ever Pharma tài trợ.

Theo GS.TS Bernhard Iglseder – Viện trưởng Viện Lão khoa Viện Christian Klinik, Áo, trong số các bệnh mãn tĩnh ở người cao tuổi cần được phục hồi chức năng, có một số bệnh quan trọng: mất chức năng của hệ cơ và hệ tim mạch, sức cơ yếu, thoái hóa khớp, khớp nhân tạo, loãng xương, bệnh tim mạch, suy giảm chức năng hô hấp, thay đổi các chức năng nội tiết, đái tháo đường với tổn thương cảm giác ngoại vi, giảm khả năng ăn uống, khó nhìn và nghe, tiểu tiện không tự chủ, trầm cảm, rối loạn nhận thức…

TS Andreas Winkler – Chủ tịch Hội Nghiên cứu lâm sáng trong phục hồi chức năng thần kinh Áo, Giám đốc bệnh viện, trưởng khoa Phục hồi chức năng Thần kinh, Viện Bad Pirawarth Áo chia sẻ, dự phòng đột quỵ là biện pháp tốt nhất, nhưng hàng năm trên thế giới có trên 11,5 triệu bệnh nhân đột quỵ thì việc phục hồi chức năng và điều trị đột quỵ cấp rất cần được quan tâm.

Hiện nay, 80% bệnh nhân đột quỵ phải chịu những di chứng làm ảnh hưởng chức năng vận động/di chuyển, nhất là chi trên, khiến họ không thể tự chăm sóc bản thân. Do đó, điều quan trọng nhất là phải thành lập các chương trình hướng dẫn phục hồi chức năng dựa trên y học thực chứng và được phân cấp để hồi phục đột quỵ, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi còn thiếu các phương tiện phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Theo TS. BS Lương Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, ngày nay ở Việt Nam, với sự tiến bộ về y học cùng các phương tiện chẩn đoán và trang thiết bị điều trị hiện đại, số người bị tai biến mạch não được cứu sống ngày càng nhiều.

Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ người bị di chứng và tàn tật do tai biến mạch não tăng lên. Do đó, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân này trở thành một nhu cầu cấp bách nhằm giảm tối đa các di chứng và sớm đưa bệnh nhân tai biến mạch não đạt được sự thích nghi khi quay trở lại với cuộc sống ở gia đình và xã hội.

TS Lương Tuấn Khanh cho rằng, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch não phải toàn diện như y học,vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, âm ngữ trị liệu, chỉnh hình, tư vấn tâm lý, xã hội học…

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng giới thiệu nhiều tiền bộ y học gần đây đã được thực hiện nhằm chẩn đoán, điều trị và dự phòng đột quỵ. Trong đó, Giáo sư, Tiến sĩ Michael Chopp – Giám đốc khoa học, Viện nghiên cứu khoa hoc thần kinh Henry Ford đã giới thiệu về liệu pháp tế bào và dược lý với Cerebrolysin kích thích sự hồi phục thần kinh sau đột quỵ./.

 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image