Responsive Image

DetailController

Sự kiện nổi bật

Sinh hoạt khoa học: Quản lý bệnh nhân, xây dựng và thống nhất các quy trình trong lọc máu

Hưởng ứng Ngày Thận thế giới - ngày thứ năm, tuần thứ hai của tháng ba hàng năm, ngày 10/3/2016, Khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học với chủ đề: Quản lý bệnh nhân và xây dựng các bước quy trình trong lọc máu.

Với vai trò là chuyên khoa đầu ngành Thận nhân tạo và sự tham gia của GS. Nguyễn Nguyên Khôi – được coi như “ông tổ” của ngành Thận Nhân tạo Việt Nam, TS Nguyễn Cao Luận, nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, buổi sinh hoạt khoa học đã thu hút 40 đại biểu bao gồm: đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh; Bảo hiểm Y tế Hà Nội, Bảo hiểm đa tuyến, Lãnh đạo và các trưởng phó khoa của 30 khoa/đơn vị TNT của các bệnh viện  phía Bắc; … Hướng tới mục tiêu xây dựng và thống nhất các quy trình kỹ thuật và quản lý bệnh nhân lọc máu chu kỳ bình thường và đặc biệt (trẻ em, phụ nữ có thai…) trong ngành lọc máu, trên cơ sở đó sẽ đem lại những dịch vụ tốt nhất cho người bệnh phải lọc máu, cũng như là cơ sở đề xuất với Bộ Y tế, và cơ quan BHXH để phê duyệt Bảng giá và phân tuyến kỹ thuật cho các quy trình này tại các tuyến BV.

Đại biểu tham gia hội thảo đã tập trung thảo luận vào nội dung của 12 nhóm quy trình trong lọc máu: Lọc máu đủ liều; Thiếu máu; Chống đông; Các biến chứng lọc máu; Điện giải; Cân khô; Các quy trình chung; Các quy trình đặc biệt; Đường vào mạch máu; Chống nhiễm khuẩn; Xử lý nước và Rửa quả lọc.

bs_dung_tnt.jpg 

Phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học, TS.BS. Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết: để xây dựng được một giá dịch vụ kỹ thuật đúng, đủ phải trải qua các bước thống nhất được: tên quy trình kỹ thuật, danh pháp, sau đó xây dựng các bước thực hiện kỹ thuật, nhân lực, vật tư… Đó cũng là cơ sở để các cấp có thẩm quyền có thể phê duyệt được Bảng giá phù hợp cho các kỹ thuật. Cùng với sự phát triển của y học thế giới, đó cũng là động lực để có nhiều kỹ thuật mới được áp dụng vào y học nước nhà. Nhiệm vụ quan trọng của hội thảo này là chuẩn hóa, thống nhất và hoàn chỉnh tên gọi và các bước trong các quy trình kỹ thuật đã có, xây dựng các kỹ thuật mới (nếu cần), . 

Hiện nay ở Việt Nam, theo ước tính sơ bộ có xấp xỉ 7 triệu người có bệnh thận mạn tính, xấp xỉ 100.000 người có nhu cầu lọc máu. Tổng số bệnh nhân đang điều trị là 20.000 người (thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận)

Ngày Thận Thế giới (tiếng Anh: World Kidney Day - viết tắt WKD) là một chiến dịch nâng cao nhận thức sức khỏe toàn cầu tập trung vào tầm quan trọng của thận và nhằm tăng cao ý thức đề phòng để làm giảm tần số và tác động của bệnh thận và các vấn đề sức khỏe liên quan trên toàn thế giới. Chiến dịch được tổ chức hàng năm vào ngày thứ năm thứ hai của tháng ba tại hơn 100 quốc gia trên 6 lục địa, bắt đầu từ năm 2005.

Ngày Thận Thế giới là một sáng kiến ​​chung của Hiệp hội Thận Quốc tế (International Society of Nephrology - ISN) và Liên đoàn Quốc tế về Quỹ thận (International Federation of Kidney Foundations - IFKF). 

Đỗ Hằng

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image