Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

Tập huấn “Tâm lý người bệnh và đánh giá sang chấn tâm lý người bệnh” cho các cán bộ màng lưới công tác xã hội bệnh viện

Ngày 27/11, bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Tập huấn cho gần 100 học viên là các bác sỹ, điều dưỡng trong hệ thống màng lưới CTXH của bệnh viện với chủ đề “Tâm lý người bệnh và đánh giá sang chấn tâm lý người bệnh”.

z1190165966088 ed467bd557dbd8116e2632cc34ef5f79

Đến dự khai mạc và chỉ đạo lớp tập huấn có Đ/c Nguyễn Ngọc Hiền – Phó bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc bệnh viện; BSCKII. Phạm Thị Bích Mận – Trưởng phòng Công tác xã hội; các cán bộ, nhân viên Phòng Công tác xã hội, cùng các bác sỹ, điều dưỡng trong hệ thống màng lưới CTXH của bệnh viện.

z1190165967085 0b0fca20d45a07db3e05c80ce19becc0

Giảng viên chính của lớp tập huấn là TS.BS. Dương Minh Tâm – Trưởng phòng Điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khỏe Tâm thần BVBM; Giảng viên bộ môn Tâm thần, trường Đại học Y Hà Nội. Tham dự chương trình còn có một số sinh viên các trường Đại học đã thực tập tại phòng CTXH trong thời gian qua.

z1190165967365 288935a937745348e33841a2bb659f78

Tại buổi tập huấn, TS.BS. Dương Minh Tâm đã trình bày rất tâm huyết những vấn đề về tâm lý người bệnh và đánh giá sang chấn người bệnh như: tầm quan trọng, một số kỹ năng cơ bản để đánh giá sang chấn tâm lý cho người bệnh mới nhập viện nội trú nhằm thiết lập mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc – người bệnh. TS Tâm cũng đề cập đến 1 vấn đề rất mới trong việc tiếp cận với người bệnh đó là mô hình “Đối tác” – coi người bệnh như một đối tác, nếu hiểu nhau, cảm thông chia sẻ với nhau, chung một cách nghĩ, cách tư duy và hành động thì mối quan hệ 2 bên sẽ rất nhẹ nhàng và hợp tác hiệu quả. Các học viên đã sôi nổi thảo luận, trình bày quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm cũng như những vướng mắc trong quá trình thực hiện đánh giá sang chấn tâm lý người bệnh.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi tập huấn, PGĐ. Nguyễn Ngọc Hiền cho biết “Nâng đỡ tâm lý cho người bệnh là một việc làm vô cùng quan trọng, thực tế đã có không ít trường hợp giữa bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế và gia đình bệnh nhân thiếu thông cảm, hiểu biết lẫn nhau nên dẫn đến va chạm. Cũng đã có tình trạng bệnh nhân nhập viện với tâm trạng bi quan, chán nản, lo lắng, không vượt qua được những áp lực về gia đình, xã hội nên đã từ chối điều trị, thiếu hợp tác trong điều trị và thậm trí có trường hợp đã tử tự. Vì vậy, đánh giá, xác định, hỗ trợ và nâng đỡ tâm lý cho người bệnh rất quan trọng, đôi khi chính sự cảm thông của người thầy thuốc lại giúp bệnh nhân vượt qua khó khăn, tạo ra những chuyển biến tích cực trong điều trị – đó cũng chính là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện. Chúng tôi hy vọng rằng, nhân viên phòng công tác xã hội và các cán bộ màng lưới công tác xã hội của bệnh viện sẽ vận dụng những kiến thức từ khóa tập huấn để chú trọng và nâng cao hơn nữa kỹ năng thực hành CTXH khi làm việc với người bệnh và gia đình người bệnh, góp phần chăm sóc người bệnh toàn diện và hiệu quả”.

Bài Hải Chiều; ảnh TA

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image