Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

Xe lăn đạp chân của Nhật Bản sử dụng trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 9/12/2016, Lễ tổng kết Dự án “Đào tạo nhân lực  và phát triển mô hình  sử dụng xe lăn đạp chân tại Việt Nam” đã được tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai. Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ Đối tác Phát triển (JPP) của JICA.

Số lượng người khuyết tật tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng do di chứng sau tai biến mạch máu não và tai nạn giao thông. Do đó nhu cầu về hỗ trợ phục hồi chức năng (PHCN) cho bệnh nhân cũng tăng cao. Tuy nhiên, kỹ thuật và trang thiết bị cho công tác PHCN tại Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và chưa đáp ứng được đủ nhu cầu.

Với sự hợp tác chặt chẽ của Bệnh viện Bạch Mai, tỉnh Miyagi, Công ty TESS, Đại học Sendai, Global Clinic Sendai, Tổ chức Re:terra, Công ty Tepia, Dự án “Đào tạo nhân lực và phát triển mô hình  sử dụng xe lăn đạp chân tại Việt Nam” đã được triển khai thành công và đạt hiệu quả đáng ghi nhận. Đây là một trong những dự án có ý nghĩa thuộc Chương trình đối tác phát triển của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai thực hiện trong thời gian 3 năm từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2017.

Xe lăn thông thường không sử dụng chân để điều khiển, khiến cho cơ bắp của người bệnh suy yếu dần nhưng với xe COGY (1), bệnh nhân vừa có thể tự chuyển động bằng đôi chân của mình, vừa có thể rèn luyện để duy trì lực cơ bắp. Xe lăn đạp chân được đưa vào sử dụng ở Nhật Bản từ năm 2010 với chi phí 3.000 USD/chiếc. Đến nay, tại Nhật đã có 6.000 xe lăn đạp chân được cung cấp cho người khuyết tật, trong đó ½ cá nhân đã tự mua để sử dụng tại nhà. Với mong muốn giúp người khuyết tật Việt Nam phục hồi chức năng (PHCN), kể cả những người thu nhập thấp có thể tiếp nhận trị liệu thích hợp, hòa nhập xã hội hoà nhập cộng đồng, phía Nhật Bản cũng đã hỗ trợ 13 xe này cho các cơ sở y tế tại 6 địa phương của nước ta, trong đó có 7 xe được cung cấp cho Trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai… 6 xe còn lại được trao tặng cho 6 bệnh viện: Bệnh viện  Hải Phòng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện  Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Điều trị Bệnh nghề nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện  Hà Tĩnh. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 200 bệnh nhân được sử dụng xe COGY. Bộ Y tế cũng đã cấp chứng nhận cho xe lăn đạp chân sử dụng trong Dự án là dụng cụ  mới - bước mở đầu cho việc tạo lập môi trường  sử dụng COGY.

Anh-benh-nhan-tu-di-chuyen-bang-xe-lan-dap-chan.jpg - 2.34 MB

Anh-benh-nhan-tu-di-chuyen-bang-xe-lan-dap-chan-3.jpg - 1.87 MB

Ảnh bệnh nhân tự di chuyển bằng xe lăn đạp chân

Tân PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại đây có 12 bệnh nhân đang được PHCN bằng xe lăn đạp chân. Khác với những loại xe thông thường dành cho người khuyết tật, xe lăn đạp chân không chỉ giúp họ di chuyển một cách thoải mái không cần sự trợ giúp của người khác mà còn hỗ trợ PHCN hiệu quả cho những bệnh nhân bị liệt nửa người, tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, viêm đa dây thần kinh… Thậm chí, nhiều bệnh nhân bị liệt hai chi dưới không hoàn toàn, khó có thể vận động, đi lại. Nhưng sau khi sử dụng xe này từ 3-6 tháng, họ đã tự đứng lên đi lại.

PGS-Khanh.jpeg - 105.11 kb

PGS. TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, BVBM cùng bệnh nhân

Với những ưu điểm của xe lăn đạp chân đem lại, PGS Khanh cho biết: trong thời gian tới, Trung tâm PHCN sẽ tiếp tục phổ biến rộng rãi xe lăn đạp chân tới nhiều địa phương, bệnh viện, cơ sở y tế khác trong cả nước để người dân và người bệnh được biết về loại phương tiện và phương pháp tập luyện này. Đồng thời, Trung tâm cũng đang đề nghị với Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đưa vào danh mục thanh toán bảo hiểm y tế cho kỹ thuật tập luyện PHCN cho người bệnh với xe lăn đạp chân.

Xe lăn đạp chânCOGYlà dụng cụ y tế/dụng cụ phúc lợi phát triển sử dụng Neuromodulation (điều biến thần kinh) và được nghiên cứu phát triển bởi nhóm tác giả Handa, Khoa Nghiên cứu Y học, Đại học Tohoku. Kể cả với tình trạng khó khăn vận động như liệt nửa người, chỉ cần bệnh nhân có thể cử động được một chân, dù rất ít, đều có thể đạp cho xe lăn bánh được. Công ty TESS có trụ sở tại tỉnh Miyagi, thành phố Sendai chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân phối COGY. 

Đỗ Hằng

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image