BỆNH VIỆN BẠCH MAI LIÊN TỤC KỊP THỜI ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA TUYẾN TRƯỚC

Ngày đăng: 25/12/2020 23:21

BỆNH VIỆN BẠCH MAI LIÊN TỤC KỊP THỜI ĐÁP ỨNG

 NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA TUYẾN TRƯỚC

Vân Anh và các cộng sự        

Bên cạnh kế hoạch hoạt động hàng năm dựa trên khảo sát thực tế nhu cầu của các bệnh viện tuyến trước, trong quá trình triển khai các hoạt động Bệnh viện Bạch Mai cũng luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tuyến trước. Trong bài viết gần đây về ca lâm sàng Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tiếp nhận được trong chương trình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, ngoài việc đồng hành điều trị từ xa với các bác sĩ trong Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, Ban tổ chức cũng đã căn cứ vào thực tế đã đặt hàng với Trung tâm Bệnh nhiệt đới để có phần đào tạo trực tuyến về “Cập nhật chẩn đoán điều trị  Leptospira” cho các cán bộ y tế của Đồng Hới cũng như trong cả nước.

Ths. Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh nhiệt đới trình bày “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Leptospira”

Bệnh do Leptospira là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do xoắn khuẩn Leptospira gây nên, trước đây còn được gọi là ội chứng Weil, sốt Weil (1886); Bệnh Vasiliev; Bệnh Mathieu; Sốt Canicola; sốt chuột; Vàng da mùa gặt 打谷黄; Bệnh dịch ruộng đồng 稻瘟病; Sốt nanukayami 七日熱; Bệnh người chăn lợn; Bệnh người đẵn mía.  Bệnh hay xảy ra ở những nơi ngập úng (nước tiểu động vật, nước/đất ô nhiễm, mô động vật nhiễm) hoặc liên quan chất thải của các động vật gặm nhấm, động vật hoang dã và gia súc, vi khuẩn thải qua nước tiểu….Đường xâm nhập qua da trầy xước, niêm mạc và kết mạc.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh có thể do nghề nghiệp ( Nông dân, công nhân chăn nuôi, lò mổ, thú y, thí nghiệm; tiều phu, thợ săn, quân nhân; công nhân vệ sinh, thợ thông cống); qua các hoạt động giải trí ( bơi lội, đua thuyền, đua xe đạp địa hình) hoặc do tiếp xúc trong gia đình ( chó cảnh, gia súc; bể chứa nước mưa; trong nhà có ĐV gặm nhấm nhiễm…). Điều đặc biệt khoảng 15 - 40% số người bị nhiễm không có biểu hiện lâm sàng. Biểu hiện lâm sàng rất khác nhau từ nhẹ đến nặng thậm chí tử vong

    • Hơn 90% bị bệnh là thể nhẹ không có vàng da, có hoặc không viêm màng não
    • Khoảng 5% - 10% biểu hiện nặng với vàng da đậm (hội chứng Weil)


Hình ảnh phát ban má trái ở 1 bệnh nhân 16 tuổi

Sung huyết kết mạc và xuất huyết dưới kết mạc ở bệnh nhân bị bệnh do Leptospira

Để chẩn đoán bệnh Leptospira dựa trên yếu tố dịch tễ và lâm sàng thì cần điều trị ngay theo kinh nghiệm bởi vì các xét nghiệm có độ nhạy thấp (Cấy máu mất nhiều tuần); Phản ứng vi ngưng kết MAT kết hợp cấy máu chỉ có độ nhạy 50% ( Hiệu giá > 1:800 là bằng chứng mới nhiễm; Phản ứng chéo với giang mai, sốt hồi quy, bệnh Lyme và bệnh do Legionella). Ngoài điều trị bệnh đặc hiệu bằng kháng sinh các bác sĩ cũng cần điều trị hỗ trợ các chức năng thận, hô hấp…

Bên cạnh việc xác định chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân nhiễm Leptospira thì việc dự phòng cũng được nhấn mạnh và chú trọng không kém, bao gồm tránh tiếp xúc với nguồn bệnh ( quản lí vật nuôi tránh thải nước tiểu, phân trực tiếp ra môi trường; diệt chuột; sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc môi trường nguy cơ; không tắm ở ao hồ).

Chỉ trong thời gian có 30 phút nhưng bài chia sẻ trực tuyến của TS. Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã giúp tham dự viên có cái nhìn tổng quát và toàn diện từ lịch sử, căn nguyên,  cách lây truyền, yếu tố nguy cơ, sinh bệnh học, các xét nghiệm cần làm, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, dự phòng…Những chia sẻ ngắn gọn trên cũng góp phần nâng cao năng lực chẩn đoán điều trị không chỉ riêng đối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (nơi có ca bệnh được hội chẩn nhiễm Leptospira) mà còn đối với đồng nghiệp trong toàn quốc.

Hình ảnh một số đầu cầu tham dự:

Đầu cầu Bệnh viện Bạch Mai

Hình ảnh đầu cầu BVĐK tỉnh Hưng Yên

Hình ảnh đầu cầu BV HN Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới

Hình ảnh BVĐK tỉnh Lào Cai

Hình ảnh BVĐK huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

 

 

Các tin khác