- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
Vai trò của người điều dưỡng trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
Đức Thịnh và cộng sự
Trên thế giới: Tại Mỹ, trong năm 2019, khảo sát cho thấy có khoảng 722.000 ca nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó 75.000 bệnh nhân tử vong trong thời gian nằm viện. Tổng chi phí hằng năm ở Mỹ để điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện vào khoảng 6.5 tỷ đô la. Tại Châu Âu, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trung bình là 7.1 %, với số ca lên đến 4.544.100, kéo theo tổng chi phí lên đến 7 tỷ Europe mỗi năm.
Tại Việt Nam: Năm 2019, nghiên cứu cắt ngang của Bộ Y Tế cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Bệnh viện là 5,8%. Trong cùng thời gian, Sở Y Tế TPHCM khảo sát trên tất cả các bệnh viện công lập cho ra tỷ lệ là 6,4%. Phản ánh một tình trạng nhiễm khuẩn đáng lo ngại, không chỉ riêng TPHCM, mà cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) từ xưa đến nay vẫn là một trong những thách thức đối với ngành y tế Việt Nam, cũng như thế giới. Nó tồn tại, âm ỉ và dai dẳng như một vấn nạn, một “cơn sóng” mà bất kì bệnh viện nào cũng phải đối mặt. Vì lẽ đó, Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn (KSNK) ra đời như một giải pháp, một sự chống trả của ngành y tế đối với “dịch bệnh” này.
Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn là gì? Nhắc tới Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn, nhiều người còn không biết có sự tồn tại của khoa trong bệnh viện, hoặc không hiểu rõ công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn cụ thể là làm những gì. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện là một sự phối hợp liên khoa giữa Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa phòng mà mục tiêu nhắm tới đó là giảm thiểu tối đa sự lây lan của nhiễm khuẩn bệnh viện thông qua các công việc xây dựng quy trình, giám sát và tập huấn cho người nhà và nhân viên y tế. Nói nôm na, kiểm soát nhiễm khuẩn là một đội ngũ “bảo vệ” cho bệnh nhân, thân nhân người bệnh và chính những người làm công tác y tế.
Lịch sử ra đời của công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Từ nửa đầu của thế kỉ 19, bác sĩ Ignaz Semmelweis đã nhận thấy có lây lan triệu chứng sốt từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác thông qua bàn tay bẩn của nhân viên y tế. Tuy nhiên, nhận định của ông đã bị bác bỏ ở thời đó. Mãi đến thập niên 50 của thế kỉ 20, những vụ dịch liên tiếp xảy ra ở những bệnh viện cùng với sự tăng dần về số lượng người tử vong, nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề, các nhà lâm sàng bước đầu nghiên cứu và đề xuất những phương pháp nhằm cải thiện tình hình. Bắt đầu từ năm 1960, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn mới sơ bộ hoàn thành, và được áp dụng rải rác ở các bệnh viện tại Mỹ. Tới những năm 90, kiểm soát nhiễm khuẩn là một phần bắt buộc ở mỗi bệnh viện tại Mỹ
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rõ vai trò của người điều dưỡng trong công tác phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa bệnh, qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm chi phí điều trị và gia tăng uy tín cho bệnh viện.
Ví dụ như trong một nghiên cứu của 1 bệnh viện trường đại học tại Thụy Sĩ (University of Geneva Hospitals, Lancet 2000) cho thấy, Để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết ở người bệnh có đặt ống thông mạch máu dùng trong điều trị từ 12% năm 1996 xuống 2% năm 1999, chi phí hiệu quả nhất là có 3 điều dưỡng làm công tác giám sát thực hành chăm sóc vô khuẩn khi làm thủ thuật đặt ống thông mạch máu vào người bệnh tại khoa Hồi Sức Tăng Cường trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu.
Tại Việt Nam chúng ta thì sao? Có lẽ nhiều người trong chúng ta đây mới chỉ thấy vai trò quan trọng của người điều dưỡng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người bệnh mà chưa thấy hết được những việc làm hết sức thiết thực hàng ngày của người điều dưỡng để đảm bảo cho quá trình chăm sóc người bệnh trở nên hoàn hảo, an toàn và ngăn ngừa được sự lây nhiễm những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ người bệnh này sang người bệnh khác, hoặc từ những dụng cụ chăm sóc không đảm bảo vô khuẩn, từ những môi trường làm việc bị ô nhiễm.
Tập huấn vai trò của điều dưỡng trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại BVĐK tỉnh Yên Bái
Ngày nay với những quy định nghiêm ngặt trong chăm sóc toàn diện, trong đảm bảo an toàn cho người bệnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, lồng vào chiến lược chăm sóc sức khỏe. Và chúng ta ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của công tác huấn luyện, tuyên truyền và tạo mọi điều kiện làm việc tốt nhất cho người điều dưỡng của các nhà quản lý, sẽ góp phần đưa công tác điều dưỡng lên một tầm cao mới, góp phần làm giảm chi phí, giảm tỷ lệ sai sót trong Y khoa và quan trọng hơn cả là đảm bảo một môi trường bệnh viện an toàn, không lây nhiễm và gia tăng uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
Một số hình ảnh của khóa tập huấn:
Hình ảnh giảng viên hướng dẫn qua bài giảng lý thuyết của lớp học
CN. Trần Thị Nga - khoa KSNK BV Bạch Mai đang hướng dẫn học viên