Theo GS Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, nếu điều tra THA toàn quốc năm 2008 chỉ có 25,1% người dân bị THA, thì đến điều tra mới 2015-2016, có đến 47,3% người dân THA. Tuy nhiên, số ca THA được phát hiện đã tăng từ 48,4% lên 60,9%.
Còn người THA được điều trị tăng từ 61,1% lên 92,8%. Như vậy, với dân số gần 100 triệu người thì số người THA ở Việt Nam ước tính khoảng 17,1 triệu người.
“Số ca THA tăng gần gấp đôi chỉ sau 8 năm cho thấy, người dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều gánh nặng với các bệnh về huyết áp, tim mạch” - GS Việt nhấn mạnh.
Tỷ lệ THA ở đàn ông cũng cao hơn nữ giới (56,4% và 42,6%). Ngoài ra, tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng gia tăng. Nếu tuổi 25-19 tuổi chỉ có 12,4% bị THA thì tuổi 50-54 là 45%; 70-74 tuổi là 78,6%, còn trên 85 tuổi là 87,9%.
Theo GS Việt, thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, mỗi năm, thế giới có 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà THA là nguyên nhân hàng đầu. Số người chết này cao gấp 4 lần so với số người chết do 3 bệnh nguy hiểm khác cộng lại: HIV, sốt rét, lao phổi.
PGS Đỗ Doãn Lợi - Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - phân tích, tỷ lệ người dân chết vì các bệnh lý tim mạch là 400-500 người/100.000 dân. Nếu tính tròn dân số khoảng 100 triệu thì mỗi năm, có 500.000 người tử vong vì các bệnh lý tim mạch.
Còn tính riêng bệnh thiếu máu cơ tim (do THA) thì Việt Nam cũng có 100.000-150.000 người chết/năm, cao gấp 10-15 lần số tử vong vì tai nạn giao thông. Đó là chưa tính được mất mát về kinh tế, tinh thần khi có hàng trăm nghìn người đang phải sống tàn tật vì các tai biến do THA.
“THA là bệnh có thể dự phòng được. Do đó, sẽ có hàng triệu người thoát khỏi tử vong, tàn tật do THA nếu được phát hiện, điều trị và điều chỉnh lối sống” - PGS Lợi cho biết.
Theo PGS Lợi, để đề phòng THA, người dân cần bỏ thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, chăm chỉ vận động, duy trì cân nặng, tránh uống bia rượu, ăn thịt mỡ, thức ăn chế biến sẵn… Hằng ngày, người dân cần vận động từ 30-45
Nguồn Xaluan.com