Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Bên trong phòng mổ luôn sáng đèn, nơi cứu sống hàng nghìn bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai

ben trong phong mo luon sang den noi cuu song hang nghin benh nhan bv

Phẫu thuật viên phải là những người có "trái tim ấm" để thấu hiểu nổi đau của người bệnh, có "cái đầu lạnh" để luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống và giữ cho đôi tay không run rẩy trước khó khăn.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 1

Ánh sáng của phòng mổ bệnh viện Bạch Mai chưa bao giờ tắt, ý nói nơi đây hoạt động không ngừng nghỉ bất kể ngày đêm, các bác sĩ thường trực 24/24h đón bệnh nhân phẫu thuật điều trị.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 2

Bước vào căn phòng này, mỗi ca mổ như một trận đánh, các bác sĩ vạch ra đường lối, cách thức tiến hành là yếu tố quan trọng quyết định thành công của ca mổ. 

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Gia Du, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình phân tích hình ảnh phim chụp và chuẩn bị đặt nẹp tạo hình cột sống theo đường cong sinh lý của bệnh nhân. Phương pháp này mang lại cuộc sống tươi sáng hơn cho hai chị em song sinh 13 tuổi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh. Không chỉ vận động tốt hơn, cơ thể các em phát triển bình thường như bao người, tương lai sẽ hoàn thiện vóc dáng của những thiếu nữ, dễ kiếm tìm hạnh phúc hơn.

Các thao tác của kỹ thuật viên trong quá trình bắt vít cột sống có sử dụng hệ thống máy định vị không gian 3 chiều tích hợp chụp cắt lớp vi tính đa dãy chính xác.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 7

Khâu tạo hình vết mổ sau khi hoàn thành phẫu thuật.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 8

Biên bản phẫu thuật của mỗi ca mổ được ghi chép đầy đủ, chi tiết và cụ thể theo tiến trình làm thủ thuật, mọi liều lượng thuốc được sử dụng được báo cáo cụ thể.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 9

Mọi người thường chỉ biết đến "bác sĩ mổ" nhưng ít ai biết rằng để thực hiện một ca mổ thường phải có 8 - 10 người tham gia bảo gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ phụ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, người phụ gây mê, người đưa dụng cụ, người trợ giúp vòng ngoài...

 Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 10

Nếu ví ca phẫu thuật như một dàn nhạc giao hưởng thì phẫu thuật viên như là nhạc trưởng của dàn nhạc đó. Trong ảnh, bác sĩ Ngô Gia Khánh - Trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực - đang thực hiện ca mổ ghép thận.

 Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 11

Trong không gian tĩnh mịch ấy chỉ nghe thấy tiếng "leng keng" của dụng cụ dao kéo, tiếng ra hiệu rất khẽ của phẫu thuật viên. 

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 12

Ghép thận là một cứu cánh cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thay vì cuộc sống lay lắt phụ thuộc vào chạy thận và bệnh viện. Trong kỹ thuật này, thận của người hiến (người còn sống hoặc đã chết não) được lấy ra sau đó ghép nối vào vào cho người nhận. Với quả thận mạnh khỏe, bệnh nhân trở về với cuộc sống, sinh hoạt và lao động gần như bình thường.

Có lẽ nhiều người sẽ nhầm tưởng hình ảnh trên khay kia là một quả tim. Thực tế đó là một quả thận bị ung thư của một bệnh nhân trên 50 tuổi, phình lớn gấp nhiều lần quả thận bình thường. Ca mổ do trực tiếp bác sĩ Dương Đức Hùng - Tiến sĩ, Phó Giám đốc Bệnh Viện thực hiện.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 16

Các ca mổ nội soi phức tạp nhất, khó nhất cũng từng được mổ trong căn phòng này. Với tiêu chí "Xâm lấn tối thiểu, điều trị không đau", bác sĩ Ngô Gia Khánh trong một ca phẫu thuật cắt u phổi cho bệnh nhân ung thư.

 Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 17

Tháng 1/2021, nhập viện trong tình trạng trụy mạch và hôn mê, bệnh nhân Nguyễn Đình Hiếu (sinh năm 2004) được chẩn đoán là dị dạng bẩm sinh van động mạch chủ (chỉ có 2 lá van,người khỏe mạnh có 3 lá van). Với sự phối hợp tích cực của các y bác sĩ hai bệnh viện và những đơn vị thuộc Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, đặc biệt là Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng - PGĐ bệnh viện Bạch Mai -, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, tìm ra phương án sử dụng kĩ thuật phẫu thuật ROSS-YACOUB - hoán vị van động mạch phổi vào vị trí van động mạch chủ và dùng Homo-graft thay vào vị trí van động mạch phổi đã lấy đi.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 18

Lượng máu lớn đã được chuẩn bị cho ca phẫu thuật cực kỳ khó và phức tạp. Đây không phải là ca phẫu thuật ROSS đầu tiên được thực hiện thành công tại Đơn vị phẫu thuật tim mạch BV Bạch Mai, tuy nhiên bệnh nhân còn rất trẻ và tình trạng bệnh khá nguy kịch.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 19

Mảnh ghép gốc động mạch chủ từ người hiến chết não (Homo-graft) có cỡ van phù hợp đến từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia là điều vô cùng may mắn không chỉ với với bệnh nhân 17 tuổi mà cả đội ngũ y bác sĩ điều trị.

Tiến sĩ, bác sĩ, Phó Giám đốc Dương Đức Hùng phẫu thuật bằng phương pháp ROSS-YACOUB được đánh giá là cực khó và vô cùng vất vả trong gần 4 giờ đồng hồ tập trung cao độ trong phòng mổ.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 22

Giọt nước mắt nghẹn ngào lăn trên khóe mắt khi tỉnh dậy khi biết ca phẫu thuật thành công và mình còn sống, Nguyễn Đình Hiếu được cai thở máy, rút ống nội khí quản chỉ sau 10 tiếng phẫu thuật.

Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai - 23

3 ngày sau, chàng thanh niên 17 tuổi thoát hồi sức sau mổ, chuyển bệnh phòng nội khoa, ăn uống trở lại bình thường. 1 tháng sau ca mổ, theo các bác sĩ thông tin, Nguyễn Đình Hiếu đã có thể vận động và chơi bóng đá trở lại, môn thể thao mà Hiếu yêu thích.

Nguồn: https://dantri.com.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image