Nhận bệnh nhân được vận chuyển bằng cano từ vùng lũ bị viêm ruột thừa, các bác sĩ của TTYT huyện Phú Vang- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã trắng đêm để kịp thời phẫu thuật cho các bệnh nhân
Đón bệnh nhân vùng lũ từ ca nô về cấp cứu
Cuối giờ chiều ngày 7/11, đoàn công tác của Bộ Y tế do TS Nguyễn Xuân Trường- Chánh Văn phòng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tình hình ngập lụt tại một số trạm y tế trên địa bàn huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế.
TS Nguyễn Xuân Trường và Đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, tặng quà, động viên gia đình hộ dân bị chia cắt bởi lũ rất khó khăn tại xã Vinh Thái
Để đến được trạm y tế xã Vinh Thái, đoàn công tác đã phải đi đường vòng từ Trung tâm huyện vì đường chính vào xã đã bị ngập nước. Báo cáo của BS Nguyễn Thị Thiêm- Trưởng trạm y tế xã Vinh Thái cho biết, xã có 8 thôn, hiện 4 thôn bị chia cắt, ngập trong nước. Trạm hiện có 6 cán bộ y tế nên phải chia đôi cán bộ trực tại trạm và về 4 thôn bị ngập, đồng thời phải huy động thêm cán bộ y tế thôn hỗ trợ thêm cấp phát thuốc cho người huyết áp cao, đau bụng.
BS Thiêm cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế, của Trung tâm y tế (TTYT) huyện, ngay khi có diễn biến bất thường của thời tiết, ngay từ ngày 4/11 (trước ngày xảy ra trận lũ lớn 5/11 tại Huế, trạm đã liên hệ đưa hai sản phụ dự kiến sinh ngày 6/11, lên TTYT huyện để chờ sinh. Hiện cả 2 sản phụ này đã sinh an toàn. Trạm cũng đã chuẩn bị sẵn cơ số thuốc phòng chống lụt bão, áo phao và lương thực để sẵn sàng “trực chiến” trong điều kiện bão lũ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong địa bàn.
Bộ Y tế thăm và tặng quà bệnh nhân được chuyển lên từ vùng lũ đang điều trị tại TTYT huyện Phú Vang
Ngay dau khi đi thị sát thực tế, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến TTYT huyện Phú Vang làm việc và đến thăm các bệnh nhân là nạn nhân của mưa lũ, bệnh nhân được vận chuyển từ các xã bị ngập lên điều trị. Báo cáo của BS Trương Như Sơn- Giám đốc TTYT huyện Phú Vang cho biết, đến thời điểm 6 h chiều ngày 7/11, hiện vẫn còn 8 trạm y tế trên địa bàn huyện Phú Vang bị ngập. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong điều kiện bão lũ, ngập sâu, TTYT huyện đã tổ chức thường trực chuyên môn tại các tuyến, hỗ trợ cấp cứu tuyến trước, đảm bảo công tác tiếp nhận và xử lý các trường hợp sơ cấp cứu tai nạn, bệnh tật…
Bố trí các tổ hỗ trợ cấp cứu ngoại sản giải quyết các cấp cứu Ngoại Sản như mổ lấy thai, mổ ruột thừa viêm, các trường hợp chấn thương gãy xương... Tổ chức vận động và đưa sản phụ dự kiến sinh trong mùa mưa bão tại các xã có nguy cơ bị chia cắt đến tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản để theo dõi.
Trong các ngày từ 5-7/11, 3 ê kíp cấp cứu của TTYT luôn thường trực để sẵn sàng cấp cứu cho bệnh nhân vận chuyển từ cơ sở lên. Đặc biệt, riêng từ 7h đêm ngày 6/11 đến 3h sáng ngày 7/11, các bác sĩ đã mổ 11 trường hợp, trong đó có 5 ca mổ ruột thừa 6 ca sản phụ sinh con.
TTYT đã phối hợp nhịp nhàng giữa cơ sở cúu hộ trên địa bàn với cơ sở y tế đón cấp cứu bệnh nhân được vận chuyển bằng ca nô ở vùng lũ đến cấp cứu, trong đó có có bệnh nhân ngoài 80 tuổi bị tăng huyết áp từ trạm y tế xã Phú Duyên cách TTYT khoảng hơn 20km. Tổng hợp trong 3 ngày tù 5-7/11, TTYT huyện Phú Vang đã thăm khám cho 350 lượt bệnh nhân, 168 bệnh nhân điều trị nội trú.
Cán bộ TTYT huyện Phú Vang cùng phương tiện cấp cứu về vùng ngập úng nhận bệnh nhân
TS Nguyễn Xuân Trường đánh giá cao việc chủ động chuẩn bị công tác khám chữa bệnh cho người dân của ngành y tế huyện Phú Vang trong điều kiện bão lụt. Từ thực tế kiểm tra tại trạm y tế xã Vinh Thái về công tác phòng chống bão lụt rất chủ động trong bố trí cán bộ trực 24/24h, cử cán bộ về tạm trú tại các thôn bị chia cắt...Tuy nhiên đồng chí Nguyễn Xuân Trường cũng đề nghị ngành y tế huyện tiếp tục chủ động các biện pháp phòng chống dịch, hướng dẫn người dân khử khuẩn nước sạch sinh hoạt sau bão lũ.
TS Nguyễn Xuân Trường cho biết trên cơ sở trao đổi và đề xuất của địa phương, ngay trong ngày 8/11, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ cấp cloramin B, cơ số thuốc phòng chống lụt bão, trang thiết bị cần thiết phòng chống lụt bão cho ngành y tế Thừa Thiên Huế.
Trước đó, đoàn công tác cũng đã đến thị sát trực tiếp tại trạm y tế phường Vĩ Dạ- TP Huế. BS Nguyễn Thị Trúc Phương- Trưởng trạm y tế phường Vĩ Dạ cho biết trong mấy ngày nay cán bộ của trạm y tế thay nhau trực 24/24h để sẵn sàng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trong ngày 6/11 có gần 10 người dân đến khám. Sáng ngày 7/11 có 8 bệnh nhân là các cháu nhỏ, người già đến khám và lấy thuốc tại trạm. Các cán bộ của trạm cũng chuẩn bị sẵn mỳ tôm, bánh tại trạm phòng trường hợp nước lên cao, bị ngập để ở lại trạm “trực chiến”.
Các cán bộ y tế huyện Phú Vang vào vùng lũ đón bệnh nhân hơn 80 tuổi bị cao huyết áp do trạm y tế xã chuyển lên
Thống kê sản phụ sắp sinh để kịp thời đưa đến cơ sở y tế
Qua trao đổi với TS. Nguyễn Nam Hùng- Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế cho biết, sau trận lũ lịch sử năm 1999 nhiều cơ sở hạ tầng của Thừa Thiên Huế bị thiệt hại nặng, do đó tỉnh đã có chủ trương tầng hóa trường học và các cơ sở y tế. Việc tầng hóa trạm y tế ở Thừa Thiên Huế bắt đầu từ năm 2007. Đến nay đã có 152 trạm y tế trên địa bàn tỉnh được tầng hóa (thường là 2 tầng).
Trước đây sau lũ lụt ở Huế, trang thiết bị y tế hư hỏng nhiều nhưng từ khi tầng hóa, mỗi khi lũ lụt lớn, sẽ vận chuyển trang thiêt bị lên, đồng thời đưa bệnh nhân lên trên để đảm bảo an toàn. Trạm y tế tầng hóa cũng là địa điểm để những người dân ở lân cận trú tạm khi có lũ lớn, nhà ngập. Cùng với đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng di dời trạm y tế ở vùng trũng thấp ra vị trí cao hơn nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh khi lũ lụt và bảo vệ trang thiết bị, thuốc an toàn.
Một ca mổ đẻ cho sản phụ tại TTYT huyện Phú Vang ngày 6/11
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, nhiều địa phương của tỉnh bị ngập lụt, tính đến trưa ngày 7/11, có một số đơn vị y tế của tỉnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: một số khoa, phòng của Trung tâm y tế huyện Hương Trà hiện vẫn bị ngập nước, 27 trạm y tế bị ngập, trong đó có 4 trạm ngập từ 0,8- trên 1m; một số trung tâm y tế bị thấm dột, một số máy hấp sấy dụng cụ y tế bị hư hỏng do ngập nước…
Trạm y tế xã Phú Mậu- huyện Phú Vang hiện vẫn đang bị "bủa vây" bởi nước lũ
Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt trường hợp cấp cứu, sản phụ, người già, trẻ em, Sở Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn phải trực cấp cứu 24/24h. Riêng trường hợp các sản phụ sắp sinh, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu trong những ngày mưa bão, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh phải tổng hợp số liệu hàng ngày các bà mẹ mang thai sắp sinh để báo cáo về Sở nhằm chủ động chuyển phụ nữ sắp sinh đến cơ sở y tế an toàn nhất chờ sinh… Sở Y tế cũng đã lên các phương án về phòng chống dịch ngay sau khi nước rút, hỗ trợ thêm cơ số thuốc, hóa chất, phao cứu sinh cho các huyện, thị. Trong 3 ngày từ 5-7/11 đã có
Nguồn Suckhoedoisong.vn