Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa

Sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo, sữa là cấp cứu tối khẩn cấp vì trẻ sẽ nhanh chóng tử vong sau vài phút, nếu qua khỏi cũng để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh. Giá như người trông trẻ biết đến những kiến thức đơn giản này thì bé trai trong vụ việc trên đã sống sót.
Ngày 23/11 vừa qua, bé Nguyễn Cao Hải Long (SN 1/11/2014, Cai Lậy, Tiền Giang) bị sặc sữa ở cơ sở trông giữ trẻ của chị Trần Thanh Hằng (34 tuổi, Cai Lậy, Tiền Giang) khiến trẻ bị khó thở, tím tái và tắt thở trước khi đến bệnh viện. Biết thông tin, nhiều bậc phụ huynh tá hỏa, lo lắng khi hàng ngày vẫn cho con ăn và nhiều lần con bị sặc nôn và chưa nắm rõ cách xử lý thế nào. 

Khi trẻ bị sặc, cháo sữa hay hóc nghẹn thực phẩm, thời gian cấp cứu là vàng. Thiết nghĩ, các bậc phụ huynh và những người trông trẻ cần thiết phải trang bị những kiến thức sơ cứu ngay tại chỗ để cứu sống trẻ.

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
Sặc cháo, sữa là tai nạn thường gặp ở trẻ nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa nắm rõ cách xử lý đúng

Theo TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, sặc ở trẻ là một cấp cứu tối khẩn cấp bởi vì nếu bị suy hô hấp nặng, trẻ sẽ nhanh chóng tử vong hoặc nếu qua khỏi cũng để lại rất nhiều di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị tổn thương bởi một tình trạng thiếu ôxy quá lâu. khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật… cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh 2 thao tác vỗ lưng – ấn ngực sau đây:

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (ảnh internet)

Bước 1:  Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
Kĩ thuật vỗ lưng khi trẻ bị sặc tư thế đứng
Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
Kĩ thuật vỗ lưng khi trẻ bị sặc tư thế ngồi

Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch. Nếu sữa, cháo không chảy ra vẫn cần kiểm tra và hút sạch việc này cần làm sớm để tránh sữa, cháo không ứ đọng trong mũi, miệng trẻ.

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
Điểm cuối xương ức của trẻ dược đánh dấu bằng vòng tròn màu đỏ 

Bước 3: Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Và đừng quên nhờ người trợ giúp gọi 115 ngay khi có thể.

Bước 4:  Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
 
Trong trường hợp cha mẹ hoặc người trông trẻ phát hiện ra trễ, trẻ ngưng tim, ngưng thở ta cần nhanh chóng tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép ngực (ấn tim). 

Bước 1: Thổi ngạt bằng cách để trẻ nằm ngửa, ngửa đầu trẻ ra nhằm làm cho đường thở thông thoáng. Sau khi hít một hơi thật sâu, người cấp cứu áp miệng luôn qua mũi + miệng trẻ thổi mạnh vào. Trong lúc thổi, quan sát lồng ngực trẻ có lên xuống hay không, nếu có thì chứng tỏ đã làm đúng kỹ thuật, đường thở thông thoáng. Thổi liên tiếp hai cái.

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
Kỹ thuật hà hơi thổi ngạt

Nếu không có một cử động ngực nào của trẻ khi thổi hơi, người cứu phải đặt lại vị trí đường khí trước khi cho một hơi thở vào mới. Nếu đường khí đã được đặt lại vị trí, mà hơi thổi vào không kèm theo sự nâng lên của lồng ngực thì người cấp cứu phải tiến hành ép ngực.

Bước 2: Sau khi thổi hơi 5 lần, người cấp cứu cho trẻ phải đánh giá nhanh những dấu hiệu sự sống của trẻ (tối đa là trong 10 giây). Việc đánh giá này được thực hiện qua việc xác định sự hiện diện hay vắng mặt của mạch trung tâm là động mạch ở cánh tay hay ở đùi (ở trẻ nhũ nhi) hay quan sát dấu hiệu cử động, ho hoặc một hô hấp bình thường (không phải là thở ngáp cá). Nếu trẻ không có dấu hiệu của sự sống hay tiến hành ngay việc ép ngực.
Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
Kiểm tra dấu hiệu sống ở trẻ qua động mạch ở cánh tay (đường mầu đỏ) 
Bước 3: Ấn tim (ép ngực)

Ép ngực là những đè ép từng loạt, nhịp nhàng của thành ngực trước, cho phép một lưu lượng máu đến các cơ quan sinh tử nhằm duy trì khả năng sống của chúng cho đến khi trở lại một tuần hoàn tự nhiên. Để những ép ngực được thực hiện một cách có hiệu quả, đứa trẻ phải được đặt trên một mặt phẳng cứng đồng thời giữ đầu trong một tư thế giữ mở đường khí.

Ở trẻ con và trẻ em, các ép ngực được thực hiện ở nửa dưới xương ức. Để tránh đè bụng trên, hãy xác định vị trí mũi ức (appendice xiphoide) ở góc tạo bởi những xương sườn cuối cùng và bắt đầu ép ngực 1 đốt ngón tay trên giới hạn này.
 
Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
Vị trí ép ngực cho trẻ
Kỹ thuật ép ngực như sau:

– Kỹ thuật 2 ngón tay (Technique à 2 doigts): Đó là phương pháp ép ngực được khuyến nghị đối với trẻ con nếu người cứu chỉ một mình. Người cứu đặt hai ngón tay của một bàn tay lên nửa dưới của xương ức. Xương ức được ấn xuống 1/3 đường kính của ngực lúc nghỉ ngơi. Trong giai đoạn giãn và sau mỗi đè ép, người cứu thả đè ép đồng thời vẫn để ngón tay nằm trên ngực. Cuối mỗi loạt 15 đè ép, các ngón tay rời xương ức và đẩy cằm lên để mở đường khí và cho phép thực hiện hai cú thổi vào. Tỷ lệ ép ngực – thông khí là: 15:2.

Bé trai 1 tuổi tử vong ở lớp: Bác sĩ tư vấn cách cứu sống trẻ bị sặc cháo, sữa
Kỹ thuật ép ngực cho bé dưới 1 tuổi 

– Kỹ thuật cho trẻ em: Đặt gót của bàn tay trực tiếp lên trục dọc của một nửa dưới của xương ức. Các ngón không được dựa trên ngực để cho chỉ có gót của bàn tay thực hiện một đè ép lên xương ức. Định tư thế hai vai trực tiếp trên ngực của đứa bé và giữ cánh tay duỗi thẳng với cùi tay chẹn lại, đồng thời sử dụng cả trọng lượng cơ thể để đè xương ức xuống 1/3 đường kính của lồng ngực lúc nghỉ ngơi.

Trong giai đoạn gian theo sau mỗi đè ép, hãy ngừng đè ép đồng thời giữ gót của bàn tay tại vị trí trên ngực. Cuối 15 ép ngực, hãy cho 2 thổi vào. Tỷ lệ ép ngực – thông khí là: 15:2. 

Ở những trẻ lớn hay khi người cứu nhỏ, sử dụng hai tay để ép ngực có thể dễ dàng hơn.

  xu-ly-khi-tre-bi-sac-chao-sua-5.jpg
Cách ép ngực trẻ em 
 Phòng tránh nguy cơ sặc sữa, cháo cho trẻ em:
- Để tránh cho trẻ bị hóc dị vật, sặc sữa hay cháo cần chú ý tránh cho bé bú, ăn khi bé đang khóc hoặc cười. Không nên đợi đến khi bé đói mới cho bú vì lúc đó bé hay bú một cách vội vàng, vồ vập nên rất dễ bị nghẹn. Khi bé đã bú no bạn cũng không nên ép bé bú tiếp, sẽ gây ra sự cố phát sinh ngoài ý muốn.
- Khi cho bú, bạn nên để bé nằm gọn trong lòng mình, hơi nghiêng người bé ở góc khoảng 30 – 45 độ so với thân trên của mẹ. Không nên vừa nằm vừa cho con bú.
- Nếu cho bé bú bình, bạn không nên đặt bé nằm thẳng mà nên để bé nằm hơi dốc người xuống phía dưới một chút (vị trí của đầu cao hơn chân). Bình sữa cũng cần dốc xuôi về phía núm vú để tránh trường hợp bé hít không khí trước khi hút được sữa.
- Sau khi bú xong, bạn nên bế dựng và để đầu bé tựa vào ngực mình, rồi nhè nhẹ vỗ vào lưng bé. Làm như vậy sẽ giúp bé đẩy hết phần khí đang chiếm chỗ trong dạ dày. Hoặc bạn có thể đặt bé nằm, đầu kê cao 15 độ so với mặt giường, đầu tiên nằm nghiêng phải trong 30 phút, sau đó nằm thẳng. Tốt nhất không nên cho bé ngủ ngay sau khi bú để tránh tử vong đột ngột.
-  Khi bé ăn dặm, ăn cháo: Không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.
- Không đút khi trẻ đang quấy khóc hoặc ngọ nguậy không yên vì đây là những lúc dễ bị sặc nhất.
- Không ép trẻ ăn liên tục, nên cho trẻ thời gian nhai kỹ, nuốt hẳn thức ăn trong miệng và chờ thêm một chút trước khi đút muỗng kế tiếp. Tuyệt đối không bóp mũi, ép con phải há miệng để đút thức ăn. Điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc.
- Không nên quát mắng dọa nạt hoặc bày cho trẻ hững trò chơi quá sôi nổi trong khi ăn, đùa giỡn quá trớn dễ khiến cho trẻ mất tập trung và vội vàng rong khi nuốt, dẫn đến nghẹn, sặc.
- Cho dù trẻ ăn được ít hay nhiều, cũng nên dừng bữa ăn sau 30 phút. Nếu kéo dài sẽ khiến hai mẹ con mệt mỏi, thức ăn để lâu dễ bị vữa, không đảm bảo dinh dưỡng.
 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image