Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Cần làm gì khi bác sĩ bị người nhà bệnh nhân tấn công?

Theo Bác sĩ Lương Quốc Chính: Khi luật chưa được thực hiện nghiêm túc thì các bác sĩ phải tìm cách tự bảo vệ mình và các bệnh viện cũng nên có biện pháp bảo vệ bác sĩ.

Đó là cách mà Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho là hữu dụng nhất khi mà người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ.

Chia sẻ với phóng viên Gia Đình Mới về sự việc một bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 tỉnh Thái Bình bị người nhà bệnh nhân đánh liên tiếp vào mắt, mũi, đầu dẫn đến gẫy xương sống mũi, mắt trái bị ảnh hưởng nặng, bác sĩ Lương Quốc Chính cho rằng ‘Trong giai đoạn này, khi luật chưa được thực hiện nghiêm túc thì các bác sĩ phải tìm cách tự bảo vệ mình và các bệnh viện cũng nên có biện pháp bảo vệ bác sĩ’.

Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ Chính cũng chia sẻ về việc mình đã từng chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ tại bệnh viện: ‘Cách đây vài tháng, trong tua trực ngày chủ nhật của tôi, một bệnh nhân u lympho giai đoạn cuối được chuyển tới khoa tôi (khoa cấp cứu) từ khoa ung bướu trong tình trạng ngừng tuần hoàn.

Bệnh nhân là ‘dân anh chị’ và nghiện ma tuý nặng, ngay cả khi mang bệnh bệnh nhân vẫn còn chích và hít.

Từ nhiều tháng trước đó, bệnh nhân đã ra vào khoa ung bướu để khám và điều trị nhiều đợt. Đợt này mới vào viện được có hai ngày vì khó thở do khối u đã xâm lấn tới vùng hạ họng.

Sáng hôm đó, khi đang nằm điều trị tại phòng cấp cứu của khoa ung bướu thì xuất hiện suy hô hấp rồi ngừng tuần hoàn.

Ngay lập tức, cô điều dưỡng đang chăm sóc cho bệnh nhân ở phòng kế bên chạy sang khi nghe thấy người nhà ‘gào thét’ và tiến hành hồi sinh tim phổi đồng thời hô hoán gọi thêm người hỗ trợ và bác sĩ tới.

Sau 30 phút cấp cứu, bệnh nhân có tái lập tuần hoàn và được chuyển tới khoa cấp cứu. Tuy nhiên, khi tới khoa cấp cứu được vài phút, bệnh nhân lại ngừng tuần hoàn lần nữa.

Mặc dù các bác sĩ trực đã hồi sinh tim phổi thêm gần một giờ nữa cho bệnh nhân nhưng tuần hoàn không tái lập. Bệnh nhân tử vong. 

Lúc này, có rất nhiều người thân và bạn bè bệnh nhân, cỡ khoảng mười mấy người, rất hung hăng, chửi rủa, đổ lỗi, săn tìm và doạ đánh bác sĩ và điều dưỡng của khoa ung bướu.

Họ cho rằng, các bác sĩ và điều dưỡng đã vô cảm, không theo dõi và xử trí kịp thời người thân của họ để đến nỗi xảy ra sự cố này.

Tình huống tại khoa tôi lúc đó thực sự rất hỗn loạn, tiếng chửi rủa ‘chát chúa’, lời đe doạ... khắp khoa, cửa khoa và ra tận ngoài cổng bệnh viện.

Các bác sĩ nên thông báo ngay cho trực lãnh đạo bệnh viện, gọi điện ngay cho bảo vệ bệnh viện và công an để xin ứng cứu khi nhận thấy tình huống có tính chất phức tạp

Các bác sĩ nên thông báo ngay cho trực lãnh đạo bệnh viện, gọi điện ngay cho bảo vệ bệnh viện và công an để xin ứng cứu khi nhận thấy tình huống có tính chất phức tạp

Rất may mắn, sự vụ xảy ra vào ban ngày, có nhiều người, do vậy nhân viên y tế trực khoa tôi đã rất nhanh trí cắt cử nhau mỗi người một việc để giải quyết sự vụ nhưng cũng không làm ảnh hưởng tới công tác cấp cứu nhiều bệnh nhân khác.

Một việc mà cho tới bây giờ tôi vẫn ghi nhận là rất hữu dụng trong tình huống này là thông báo ngay cho trực lãnh đạo bệnh viện, gọi điện ngay cho bảo vệ bệnh viện và công an để xin ứng cứu khi nhận thấy tình huống có tính chất phức tạp.

Chỉ vài phút sau khi bệnh nhân vào khoa tôi, khi người nhà đang làm loạn... thì có cỡ khoảng 20 anh bảo vệ bệnh viện và công an đã tới khoa Cấp cứu, các anh không phải làm gì, chỉ đứng chốt ở khắp khoa phòng khi người nhà bệnh nhân manh động.

Chính điều này đã phần nào giúp người nhà bệnh nhân hạ hoả, giúp các bác sĩ và điều dưỡng tiếp tục công việc của mình và giúp tôi dễ dàng hơn khi trao đổi và giải thích với người nhà.

Khoảng một giờ kể từ sau khi bệnh nhân tử vong, gia đình đã đồng ý nhận sự hỗ trợ của bệnh viện một chuyến xe để chở bệnh nhân về nhà.

Sau sự vụ này hai ngày, sau khi được nói chuyện với bác sĩ và điều dưỡng trực khoa ung bướu ngày hôm đó, tôi mới biết chỉ khoảng 30 phút trước khi bệnh nhân xảy ra suy hô hấp và ngừng tuần hoàn, bác sĩ đã đi buồng và khám xét cho bệnh nhân rồi, mọi thứ đều ổn trong tầm kiểm soát.

Khi sự vụ xảy ra bất ngờ, bác sĩ thực sự không biết tại sao. Khi xem lại camera, bác sĩ mới giật mình tá hoả khi thấy hình ảnh người vợ cho bệnh nhân hít ma tuý sau khi bác sĩ đi buồng thăm khám cho bệnh nhân có vài phút.

Kể từ đó, bệnh nhân cứ lịm đi, người vợ lay không thấy đáp ứng’.

Bác sĩ Đỗ Chính Nghĩa (Trung tâm cấp cứu 115) bị người nhà bệnh nhân đánh liên tiếp vào mắt, mũi đầu dẫn đến gẫy xương sống mũi, mắt trái bị ảnh hưởng nặng

Bác sĩ Đỗ Chính Nghĩa (Trung tâm cấp cứu 115) bị người nhà bệnh nhân đánh liên tiếp vào mắt, mũi đầu dẫn đến gẫy xương sống mũi, mắt trái bị ảnh hưởng nặng

Đêm 25/12, trong lúc tham gia cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông, bác sĩ Đỗ Chính Nghĩa (Trung tâm cấp cứu 115) đã bị người nhà bệnh nhân đánh liên tiếp vào mắt, mũi đầu dẫn đến gẫy xương sống mũi, mắt trái bị ảnh hưởng nặng. 

Sự việc xảy ra lúc 20 giờ 50 phút, ngày 25/12, Trung tâm Cấp cứu 115 tiếp nhận cuộc gọi điện thoại từ y sĩ Ý, hiện đang công tác tại Trạm Y tế xã Đông Tân (huyện Đông Hưng) thông báo: Có một ca tai nạn giao thông gần Trạm Y tế xã Đông Tân, xin một xe cấp cứu 115 vận chuyển. 

Ngay sau đó, Trung tâm điều kíp cấp cứu gồm bác sĩ Đỗ Chính Nghĩa, lái xe Đào Văn Hoàng, đồng thời trực điều hành gọi điện thoại cho y sĩ Ý yêu cầu nhân viên Trạm y tế xã ra sơ cứu cho bệnh nhân trong khi xe cấp cứu đang từ Thành phố xuống. 

Ngay sau khi có lệnh, bác sĩ lập tức lên đường. Đến 21 giờ 10 phút, xe cấp cứu có mặt tại hiện trường. Bác sĩ Nghĩa đã khám và chẩn đoán: Bệnh nhân bị gẫy hở xương cẳng chân và đang rất đau. 

Lúc này có ý kiến của người nhà bệnh nhân yêu cầu phải chuyển bệnh nhân đi ngay, song bác sĩ xác định và giải thích bệnh nhân cần phải được giảm đau trước để chống xốc, sau đó băng vô khuẩn và băng nẹp cố định rồi mới tiến hành vận chuyển về bệnh viện. 

Nhưng khi bác sĩ Nghĩa đang đứng ở cửa xe cấp cứu lấy thuốc từ ống thuốc vào kim tiêm thì bất ngờ bị một người (lúc trên xe bệnh nhân xác nhận người đánh là người nhà) xông vào đấm liên tiếp vào vùng mắt, mũi, đầu… làm bác sĩ Nghĩa bị gãy xương mía ở sống mũi, và bị rách giác mạc ở mắt trái. 

Nguồn Giadinhmoi.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image