Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Chén rượu và cái chết được báo trước

Chỉ trong 5 ngày, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 3 nạn nhân ngộ độc rượu có methanol, cả 3 người đã tử vong.

ThS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, ngoài những đợt cao điểm như mùa đông, cuối năm, dịp lễ tết…, Trung tâm vẫn ghi nhận rải rác liên tục các ca ngộ độc rượu methanol, thực trạng này là khác và nhiều hơn so với các năm trước. Mặc dù có nhiều nỗ lực phối hợp của bệnh viện, các phương tiện truyền thông, an toàn thực phẩm, cảnh sát môi trường, quản lý thị trường,…nhưng mới chỉ 6 tháng đầu năm 2017, số lượng bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc rượu có hàm lượng methanol đã lên đến 48 ca- bằng số bệnh nhân của cả năm 2016. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do rượu có chứa methanol lên đến 20-30% tại Trung tâm chống độc, tại các nơi xa xôi tỷ lệ tử vong, VD tỉnh Lai Châu trong vụ ngộ độc vừa qua, tỷ lệ tử vong tính chung khoảng 50%. Những trường hợp sống, cứu được cũng hết sức vất vả, tốn kém, đa phần đều bị di chứng thần kinh kéo dài, mù mắt, tổn thương não…chi phí lên đến hàng trăm triệu.

Kết quả hình ảnh cho ngộ độc methanol

Bệnh nhân ngộ độc rượu chứa cồn methanol không chỉ ở Hà Nội mà bắt đầu thấy có thêm ở các tỉnh khác như: Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương… Số lượng bệnh nhân thực tế có thể nhiều hơn, vì xét nghiệm xác định methanol không phải nơi nào cũng làm được.

Ths Nguyên nhấn mạnh: bản chất methanol là chất độc, với cách nấu rượu truyền thống ở nước ta thì không thể gây ra ngộ độc methanol.  Loại methanol đã và đang gây ngộ độc không phải xuất phát từ người dân. Methanol ở đây là có từ nguồn gốc nhập khẩu và sản xuất công nghiệp. Loại hóa chất này đã dễ ràng vào tay kẻ xấu vì lợi nhuận pha thành các rượu lậu, rượu trắng không rõ nguồn gốc và gây ngộ độc. Ngoài nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo, giá rất rẻ, thì người uống không có cách gì để nhận ra rượu có cồn công nghiệp methanol, cồn methanol đơn thuần cũng có vị không khó chịu như nhiều người vẫn nghĩ, thực tế có vị hơi ngọt, do đó nếu uống vào rồi thì chỉ có thể chờ đợi sự may rủi. Methanol khi vào cơ thể được chuyển hóa trở thành chất độc gây tổn thương đến tất cả bộ phận cơ thể, đặc biệt là mắt, não… Lúc đầu sau khi uống, người uống cũng có biểu hiện như uống rượu bình thường, phải 12 giờ hoặc thậm chí 1-2 ngày sau uống rượu, nạn nhân mới có biểu hiện ngộ độc thật sự như mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ, chậm chạp, hôn mê…; khi đó thì tình trạng đã nặng nguy hiểm đến tính mạng, đến khi được đưa vào viện thì thường đã quá muộn.

Trong cảm xúc đầy sự tiếc nuối, Ths. Nguyên chia sẻ: “Những tại nạn này đáng nhẽ hoàn toàn có thể tránh được, nếu quản lý tốt hoá chất methanol; làm sao để: (1) Không để các hóa chất này dễ mua bán trên thị trường hoặc tuồn ra ngoài (đây là thực trạng chung với nhiều loại hóa chất độc hại và có nhiều việc phải làm, cần thời gian), (2) Làm sao để kẻ xấu có cồn methanol nhưng không thể pha cồn này với nước hoặc với rượu nấu để bán (Ví dụ như ý tưởng từ Bộ Công Thương là cho chất chỉ thị màu xanh methylen vào cồn công nghiệp), kẻ xấu thậm chí không thể đóng thành chai cồn và dán mác công dụng sát trùng. Giải pháp thứ 2 đã được áp dụng hiệu quả ở các nước và là khả thi nhất, chúng tôi rất trông đợi ở các cơ quan quản lý hóa chất.

Với vai trò bác sĩ phụ trách chuyên ngành Chống độc, Ths. Nguyên quan ngại nếu các cơ quan chức năng không có các biện pháp can thiệp cụ thể, sẽ còn có thêm nhiều nạn nhân ngộ độc, tử vong và di chứng, nhiều khả năng trong mùa đông và xuân sắp tới, tình trạng ngộ độc và tử vong do cồn công nghiệp methanol ít nhất là không thay đổi, hoặc thậm chí có thể nặng nề hơn.

 Đỗ Hằng

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image