Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Đái tháo đường - căn bệnh đáng lo ngại

Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường đã trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với giới Y khoa và sức khoẻ cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và những biến chứng mà người bệnh có thể mắc nếu không chữa trị kịp thời, Tạp chí Y học lâm sàng đã có cuộc trao đổi với BSCC. Phạm Thị Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội tiết- đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai.

  pham_thi_hong_hoa.jpg
BSCC. Phạm Thị Hồng Hoa
Trưởng khoa Nội tiết - đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai.

PV: Gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và mỡ trong máu ngày càng có xu hướng gia tăng. Xin BS cho biết tình hình căn bệnh này ở nước ta hiện nay nói chung và bệnh nhân điều trị tại khoa Nội tiết và đái tháo đường của Bệnh viện Bach Mai nói riêng?

BSCC Phạm Thị Hồng Hoa: ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hoá (RLCH) carbohydrat mạn tính, kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid, protid, bệnh mang tính xã hội cao và đang ngày càng gia tăng đặc biệt ở các nước phát triển trên thế giới cũng như Việt Nam. Đặc biệt là ĐTĐ type 2, nó đang là mối quan tâm sức khỏe của cộng đồng và đang trở thành đại dịch, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh chuyển hóa. Ngày nay với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, lối sống bất hợp lý, ít vận động càng làm gia tăng tỷ lệ ĐTĐ.

Ở nước ta theo điều tra 1991 tại Hà Nội tỷ lệ ĐTĐ 1,2%, năm 2003 đã là 2.7% và ngày nay khoảng 4- 5%. Ở TP Hồ Chí Minh hiện nay khoảng 5-6%, ở nông thôn tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ khoảng 1-2%.

Khoa Nội tiết - ĐTĐ Bệnh viện Bạch Mai số người mắc bệnh ĐTĐ vào điều tri nội trú ngày càng tăng. Năm 2005 có 1500 BN, năm 2007 đã là 2100 người. Trong 6 tháng đầu năm 2008 có hơn 1000 BN nhập viện. Trong đó ¾  số người mắc bệnh ĐTĐ. Đặc biệt có nhiều bệnh nhân bị biến chứng rất nặng nề như căt cụt chân, suy thận giai đoạn cuối, biến chứng mắt và nhồi máu cơ tim...

PV: Xin BS cho biết nguyên nhân dẫn đến bệnh ĐTĐ? Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh ĐTĐ đối với sức khỏe của con người như thế nào thưa BS?

BSCC: Phạm Thị Hồng Hoa: Hiện nay ĐTĐ phân làm 4 loại: ĐTĐ typ 1, ĐTĐ typ 2, ĐTĐ thai kỳ và các thể đặc biệt khác. Mỗi loại có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.  ĐTĐ typ 1 chiếm 9- 10% phần lớn do nguyên nhân miễn dịch. ĐTĐ typ 2 chiếm 90 - 95% các trường hợp ĐTĐ, bệnh thường có tính chất gia đình. Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 đó là: tuổi cao, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp đặc biệt lối sống không hợp lý ít vận động, ăn uống sinh hoạt bất hợp lý. Đặc trưng của ĐTĐ typ 2 là tình trạng đề kháng insulin và khiếm khuyết bài tiết insulin dẫn đến tăng GM. Đối với ĐTĐ typ 1 triệu chứng lâm sàng rất "rầm rộ" khát nước uống nhiều, tiểu nhiều, rút cân nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến hôn mê nhiễm toan ceton đe dọa đến tính mạng người bệnh. Còn ĐTĐ typ 2 thường triệu chứng âm thầm, bệnh tiến triển từ từ do vậy thường khi có biến chứng mới phát hiện ra bệnh ĐTĐ. Điều này rất nguy hiểm vì không có dấu hiệu báo trước kèm theo có nhiều yếu tố nguy cơ như lớn tuối, tăng HA, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch. Chính vì vậy tỷ lệ cắt cụt chân, mù lòa và tỷ lệ tử vong cao ở BN ĐTĐ typ 2.

PV: Những tai biến nào xảy ra đối với người mắc bệnh ĐTĐ? Thưa BS làm thế nào để phòng tránh bệnh ĐTĐ tốt nhất?

BSCC Phạm Thị Hồng Hoa: Người bệnh ĐTĐ cần lưu ý có rất nhiều biến chứng do bệnh ĐTĐ nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ đó là: Biến chứng cấp tính: Hôn mê nhiễm toan ceton (typ1). Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (typ 2). Biến chứng mạn tính:  BC mạch máu nhỏ: BC võng mạc mắt, BC thận, BC thần kinh ngoại vi, BC mạch máu lớn: Bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim. Nhồi máu não, tắc mạch chi dẫn đến hoại tử cắt cụt chi.

Ngoài ra trong khi điều trị có tai biến hạ đường máu do BN không ăn vẫn dùng thuốc (nhất là dùng insulin), hoặc tư ý tiêm tăng liều không có chỉ dẫn của BS.

Để phòng chống bệnh ĐTĐ có hiệu quả cần chia thành hai mức phòng bệnh đó là: Dự phòng cấp 1: Phòng cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTD, đó là: Những người trên 45 tuổi, trong gia đình có người mắc bệnh ĐT Đ, những người ít vận động, công việc tĩnh,  béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, phụ nữ có tiền sử đẻ con > 4 kg hoặc có ĐTĐ thai kỳ.

Những đối tượng này cần có ý thức trong sinh hoạt, ăn uống điều độ hợp lý, tranh thủ hoạt đông thể lực. Quan trọng cần đi khám chuyên khoa thường xuyên để được điều trị sớm ngay từ khi có dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa.

Dự phòng cấp 2: phòng cho những người đã mắc bệnh ĐT Đ. Mục đích làm chậm xuất hiện biến chứng, trường hợp đã có biến chứng rồi thì làm giảm mức độ của BC. Muốn vậy người bị ĐTĐ cần tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện đầy đủ thuốc, chế độ ăn, luyện tập thể lực, đi khám định kỳ, tự theo dõi ĐH tại nhà. Và tham gia các lớp tư vấn giáo dục cho BN ĐT Đ để hiểu biết thêm về căn bệnh này.

PV: Đối với người mắc bệnh ĐTĐ chế độ ăn uống rất quan trọng. Vậy, BS có lời khuyên gì về chế độ dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh ĐTĐ?

BSCC. Phạm Thị Hồng Hoa: Để điều trị ĐTĐ có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ 3 biện pháp đó là : chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc. Trong đó chế độ rất quan trọng, nhiều nguyên cứu cho thấy áp dụng chế độ ăn luyện tập cho những người tiền ĐTĐ kéo dài thời gian chuyển thành ĐTĐ thực sự. Nhưng đó là chế độ ăn hợp lý chứ không phải ăn kiêng. Đó là ăn đủ số calo cân thiết cho nhu cầu hoạt động của cơ thể và đủ cân nặng lý tưởng. Tổng lượng calo ngày phải tính dự vào cân nặng và hoạt động thể lực.
- Nhu cầu năng  lượng hàng ngày trung bình 30 - 35 Kcal/kg/ngày.
- Cân nặng lý tưởng = 22 x ( chiều cao)2.
- Các thành phần dinh dưỡng: Carbohydrates 50-60 %. lipide: 20 - 30%, Protide 15 - 20%, chất xơ rau các loại 200- 300 gr/ngày, muối , 6gr/ngày. Hạn chế bia rượu,
- Phân bố bữa ăn: 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) 1 hoặc 2 bữa phụ hoa quả nên ăn xa bữa ăn chính 2- 3 giờ .

PV: BS có lời khuyên gì đối với người mới bắt đầu mắc bệnh và cách phòng chữa như thế nào?

BSCC. Phạm  Thị  Hồng  Hoa: Lời khuyên cho những người mới được phát hiện ra bệnh ĐTĐ là: không nên bi quá hoặc quá lo lắng, nên đến bác sĩ chuyên khoa ĐTĐ để được tư vấn đầy đủ về bệnh, tham gia câu lạc bộ BN ĐTĐ tìm hiểu kiến thức bệnh giúp phát hiện các dấu hiệu biến chứng sớm điều trị kịp thời. Điều quan trọng tuân thủ điều trị của BS chuyên khoa.

PV: Hiện nay, trên thị trường có xuất hiện nhiều loại thuốc Đông Y chữa bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng mang lại hiệu quả tốt, đôi khi còn làm rối loạn việc hấp thụ các loại thuốc tân dược mà người mắc bệnh ĐTĐ đang dùng. Vậy, BS có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

BSCC. Phạm Thị Hồng Hoa: Chúng ta nên nhớ rằng bệnh ĐTĐ không chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng chúng ta tuân thủ đúng phương pháp điều trị trên sẽ làm chậm xuất hiện biến chứng hoặc làm giảm nhẹ BC người bệnh sẽ sống thoải mái như người bình thường. Để có các loại thuốc có tác dụng vào đúng cơ chế bệnh sinh của bệnh, trên thế giới các công ty đã tiêu tốn nguồn ngân sách lớn để thử nghiệm, rồi sản xuất các loại thuốc có tác dụng có hiệu quả cao. Ở Việt Nam hiện nay nhiều công ty đã sản xuất được nhiều loại thuốc tây dược dựa theo công thức đã có. Nhưng thuốc Đông Y theo tôi được biết hiên vẫn chưa có loại thuốc đông y nào có tác dụng chữa khỏi được bệnh, mà chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm sức khỏe.

Xin chân thành cảm ơn BSCC. Phạm Thị Hồng Hoa

           

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image