Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Đái tháo đường - Kẻ giết người thầm lặng

Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tỉ lệ mắc đái tháo đường cao nhất châu Á và nằm trong 10 quốc gia có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới.

Bệnh Đái tháo đường – kẻ giết người thầm lặng

Bệnh nhân ĐTĐ do tình trạng tăng glucose máu mạn tính, tiến triển sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh, hệ miện dịchchính vì vậy ĐTĐ được coi như kẻ giết người thầm nặng. Bệnh ĐTĐ có nhiều biến chứng có thể xuất hiện cấp tính như hôn mê do tăng đường máu, hoặc hạ đường huyết do điều trị sai dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hoặc các biến chứng mạn tính nguy hiểm như tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, tắc động mạch chi gấp 2 – 4 lần; bệnh lý võng mạc là nguyên nhân thường gặp gây mù lòa; suy thận - ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở bệnh nhân suy thận được lọc máu; biến chứng thần kinh, bệnh lý bàn chân – là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phải cắt cụt chi không do chân thương; liệt dương; các biến chứng nhiễm trùng như lao, nhiễm khuẩn huyết,...Như vậy bệnh ĐTĐ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống hoặc gây tàn phế, giảm tuổi thọ thậm trí dẫn tới tử vong đối với người bệnh. Ước tính trên thế giới có 4.6 triệu BN tử vong do ĐTĐ (2011). Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ tử vong cao trên 2 lần so với người không bị ĐTĐ. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà xét về mặt kinh tế - xã hội thì tác hại của bệnh đái tháo đường không kém gì thiệt hại do các tai họa thiên nhiên lớn như sóng thần, siêu bão. Hầu hết các quốc gia phải dành một phần ngân sách đáng kể để phòng và điều trị bệnh đái tháo đường. Hiện phần lớn chi phí này dành cho việc điều trị các biến chứng của bệnh, như thế giới đang phải chi phí cho căn bệnh này 471 tỉ USD/năm. Chiếm 11% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe ở người  lớn

10 tuổi cũng mắc đái tháo đường

Theo nghiên cứu tiến hành tại Nhật 80% ĐTĐ mới mắc là ĐTĐ typ2, chủ yếu ở nhóm trẻ 13- 15tuổi từ 0.2/100.000 ở năm 1976 tăng tới 7.3 / 100,000  ở năm 1995. Tại Đài Loan tỷ lệ ĐTĐ ở trẻ là 6.5 /100.000

Việt Nam cũng giống như xu hướng chung trên thế giới, tình trạng đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh. Bên cạnh đó, lứa tuổi mắc đái tháo đường ngày càng trẻ hóa. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu toàn diện về tỷ lệ ĐTĐ ở trẻ em và thiếu niên. Trong những năm gần đây, Khoa nội tiết Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận phát hiện chẩn đoán cho một số cháu  từ 10 -15 tuổi bị ĐTĐ typ2

Theo các chuyên gia y tế sự gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ ở trẻ này là do phản ánh sự thay đổi thói quen ăn uống  thức ăn nhanh ( fast food) giầu năng lượng, giầu chất béo, ít chất xơ, các loại nước ngọt có đường.. lối sống tĩnh tại ít vận động ( xem phim, chơi điện tử, đi xe máy o to thay vì đi bộ hoặc đạp xe đạp, đi thang máy thay vì đi thang bộ..) và sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở người trẻ, tăng stress trong cuộc sống.

Kiến bu vào nước tiểu là dấu hiệu gì?

Nhiều người cho rằng khi đi tiểu, nước tiểu có kiến bu vào thì là dấu hiệu của bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) điều này không hoàn toàn đúng. 

Thứ nhất kiến bu vào nước tiểu không có nghĩa là nước tiểu có đường, ở một số người bị nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hoặc các chất tiết đường sinh dục làm nước tiểu có các bạch cầu, hồng cầu, chất đạm kích thích kiến tập trung.
Thứ hai là ngay cả khi nước tiểu có glucose không có nghĩa là mắc đái tháo đường vì ở người bình thường chỉ khi glucose máu cao trên 200mg/dl (11.1 mmol/l) thì nước tiểu mới có đường niệu, tuy nhiên ở một số người bị rối loạn chức năng ống thận như bệnh toan hóa ống thận, có thai, trẻ đẻ non khả năng tái hấp thu glucose của thận bị rối loạn nên có glucose trong nước tiểu ngay cả khi glucose máu bình thường (không bị ĐTĐ). 
Hiện nay các thầy thuốc không dựa vào triệu chứng đường niệu để chẩn đoán ĐTĐ, tuy nhiên nếu có hiện tượng khi đi tiểu, nước tiểu có kiến bu thì cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và làm xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ kịp thời.
-  Người < 45 tuổi thừa cân  ( chỉ số khối cơ thể BMI > 23 ) kèm theo có 1 trong các yếu tố nguy cơ sau:
+ THA: Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc THA
+ Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.
+ Phụ nữ có tiền sử  đái tháo đường thai kỳ, sinh con to-nặng trên 4000 gam,

11 dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

1. Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu , hoặc sau khi tiểu thấy nước tiểu có kiến bâu

2. Thường có cảm giác khát và khô miệng uống nhiều nước mát

3. Sút cân

4. Mệt mỏi nhiều

5. Hay bị nhiễm trùng như mụn, nhọt hậu bối, nhiễm nấm candida, lao phổi.

6. Giảm thị lực, nhìn mờ

7. Chậm liền vết thương hoặc để lại vết thâm tím trên da

8. Cảm giác tê bì, nóng rát hoặc như kim châm ở 2 chân.

9. Chân răng lung lay

10. Nhiều nam giới có biểu hiện giảm ham muốn, liệt dương

11. Ăn nhiều nhưng lại rất nhanh có cảm giác đói do rối loạn tiết insulin

12. Trên da có mảng tăng sắc tố ở vùng cổ, nách, bẹn ( chứng gai đen)

Tuy nhiên đa số bệnh nhân ĐTĐ không có triệu chứng trên lâm sàng nên thường được phát hiện muộn khi đã xuất hiện các biến chứng như nhồi máu cơ tim, Tai biến mạch não, loét bàn chân, bệnh võng mạc...

 Ai nên đi xét nghiệm sớm đái tháo đường

Người  trên 45 tuổi

+ Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường typ 2).

+ Hội chứng buồng trứng đa nang

+ Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và Triglycrid trên 2,2 mmol/l.

+ Tiền sử bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quị

Để chẩn đoán ĐTĐ cần xét nghiệm máu tĩnh mạch, không dựa vào xét nghiệm   nước tiểu. Có 3 xét nghiệm khác nhau mà bác sĩ của bạn có thể dùng để xem bạn có bị đái tháo đường hay không. Mỗi xét nghiệm đánh giá tình trạng đường máu của bạn theo hướng khác nhau; bác sĩ sẽ chỉ dẫn đúng cho bạn:

Ø Xét nghiệm đường máu lúc đói (FPG)

Ø Xét nghiệm dung nạp đường bằng nghiệm pháp uống đường glucose 75gr

Ø Xét nghiệm Hemoglobin A1c

Hiện nay các thầy thuốc chẩn đoán ĐTĐ khi có 1 trong các tiêu chuẩn dưới đây:

- Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng của tăng glucose huyết tương (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).

- Glucose huyết tương lúc đói (nhịn ăn > 8 giờ ) ≥ 7 mmol/l trong 2 buổi sáng khác nhau.

- Glucose huyết tương 2 giờ sau khi uống 75 g glucose≥ 11,1 mmol/l  (Nghiệm pháp tăng đường huyết).

- HbA1c≥ 6.5 %( định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng theo tiêu chuẩn chương trình chuẩn hóa glycohemoglobin quốc gia)

Người mắc bệnh đái tháo đường không nên ăn miến dong

Về nguyên tắc thì không có bất cứ loại thức ăn nào được coi là cấm với bệnh nhân ĐTĐ. Chế độ ăn được khuyến cáo cho người ĐTĐ là ăn cân bằng đủ chất dĩnh dưỡng và tương tự người không mắc tiểu đường, điều khác biệt là người ĐTĐ nên chú ý nhiều hơn tới lượng chất bột đường được dùng trong từng bữa ăn, thời điểm ăn và biết cân bằng khối lượng ăn với mức đường máu tùy theo từng thời điểm. Không có chế độ ăn áp dụng chung cho mọi bệnh nhân mắc ĐTĐ. Để xây dựng chế độ ăn cho 1 người mắc ĐTĐ cụ thể các bác sỹ cần phải đánh giá một cách tổng thể như thể trạng người đó béo hay gầy hay cân nặng bình thương, mức độ vận động, thói quen ăn uống sinh hoạt, sở thích, mức độ đường máu và mỡ máu hiện tại, các bệnh liên quan khác như suy thận, tăng huyết áp, gút, tăng mỡ máu và điều kiện kinh tế.

Chúng ta đều biết miến dong là loại thực phẩm cung cấp chất bột đường cho cơ thể . Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm lên sự thay đổi đường huyết như thế nào?  người ta phải chuẩn hoá thực phẩm với cùng một số lượng chất bột đường là 50gram như nhau và lấy đường glucose hay bánh mì trắng làm chuẩn với giá trị là 100, gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm – Glyceamic Index (GI). Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI cao từ 70 trở lên, mức GI trung bình là từ 56 đến 69, GI thấp dưới 55 sẽ là những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm, chính vì vậy khi lựa chọn thực phẩm các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên cáo người bệnh ĐTĐ nên lựa chọn nhóm các thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình cũng như hạn chế tránh sử dụng nhóm có chỉ số GI >70,

Miến dong được làm từ bột củ dong, mặc dù củ dong là loại ngũ cốc có chỉ số tăng đường huyết ( GI =32 ) thấp và nhiều chất xơ nhưng được tinh chế thành miến dong thì thành phần xơ giảm thấp , lượng đạm thấp và chỉ số GI =  93  cao do vậy khi sử dụng có thể ảnh hưởng nhiều tới glucose máu sau ăn, chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn nên tránh ăn miến dong với người ĐTĐ. Tuy nhiên với bệnh nhân ĐTĐ có suy thận cần hạn chế lượng đạm nguồn gốc từ thực vật như từ gạo thì miến dong có thể là sự lựa chọn thay thế cho gạo. Trong trường hợp không biết có nên ăn miến dong hay không người bệnh có thể trao đổi trực tiếp với bác sỹ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.  Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn ngũ cốc toàn phần sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ vì còn đủ vitamin và khoáng chất, chất xơ, ví dụ như khi ăn gạo lức nhiều người thấy đường máu tăng ít hơn (tác dụng giảm đường máu của chất xơ) so với  hạt gạo khi đã tinh chế (như bún chẳng hạn) bị loại bỏ phần xơ và vitamin nên không còn nhiều dưỡng chất bằng hạt gạo xay giã dối (cơm gạo lức). Ngoài ra người bệnh cũng có thể tự nhận biết mức độ tăng đường máu của  từng loại thức ăn với bản thân thông qua việc tự thử glucose máu sau ăn 1 h hoặc 2h của các bữa ăn, nếu glucose máu sau ăn tốt thì có thể khẩu phần ăn đó phù hợp.

Khi có triệu chứng nghi ngờ ĐTĐ hoặc các nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ ở trên cần đến các cơ sở chuyên khoa về nội tiết để được phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng của ĐTĐ

                                                                                                        Bài: Đỗ Hằng 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image