Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Diễn đàn khoa học và hợp tác y tế Việt Nam - Nhật Bản về phòng chống các bệnh không lây nhiễm

Hội thảo Khoa học Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 2 về Phòng chống các bệnh không lây nhiễm là một trong chuỗi sự kiện đáng chú ý hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, được tổ chức vào ngày 27 tháng 6 tại Bệnh viện Bạch Mai.

Hội thảo do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức trên cơ sở phối hợp với Trung tâm Y tế tiên tiến Nhật Bản và Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á. Hội thảo đã thu hút sự tham dự và quan tâm của nhiều chuyên gia, y bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện lớn, nhiều trung tâm y tế trên cả nước. Được tổ chức với hình thức trực tiếp và trực tuyến với 3 phiên toàn thể và 4 phiên chuyên đề và hội thảo vệ tinh với 28 bài báo cáo khoa học của các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và Nhật Bản, hội thảo khoa học lần này đã thành công tốt đẹp với chủ đề đã, đang và sẽ được ngành Y tế rất quan tâm, đó là “Phòng chống các bệnh không lây nhiễm”.

GS Nhat bao cao 2

Các bệnh không lây nhiễm - Mối quan tâm lớn với sức khỏe cộng đồng

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong do sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính….Những bệnh không lây nhiễm vẫn luôn đặt ra những thách thức với sức khỏe cộng đồng do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và những hậu quả, di chứng nặng nề. Chính vì vậy, việc tăng cường các biện pháp dự phòng, kiểm soát bệnh tật, chẩn đoán phát hiện sớm, điều trị tích cực các bệnh không lây nhiễm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của y tế nước nhà.

Trong hội thảo Khoa học Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 2 vừa được tổ chức ở Bệnh viện Bạch Mai ngày 27/6/2023 đã có 525 đại biểu tham gia trực tiếp, 1.000 đại biểu tham gia trực tuyến tại 40 diểm cầu trên cả nước. Các chủ tọa và các báo cáo viên đều là các chuyên gia y tế giỏi, giàu kinh nghiệm của hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

TS Khoi bao cao

Phiên toàn thể 1 đề cập tới chủ đề “Tăng cường năng lực quản lý điều trị và dự phòng các bệnh không lây nhiễm” và “Thực trạng và thách thức của các bệnh không lây nhiễm”. Các chuyên gia hai nước đã cùng phân tích sâu về những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ bệnh không lây nhiễm gia tăng trong cộng đồng, tình trạng huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, bệnh mạch vành và phình động mạch não, xuất huyết não ... và những phương thức kiểm soát bệnh tật trong cộng đồng. Qua thực tế sinh động ở những thị trấn tại Nhật Bản, các chuyên gia nước bạn đã chia sẻ kinh nghiệm về việc truyền thông, tư vấn dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, tập luyện, chế độ thuốc men, điều trị và phục hồi chức năng cho dân cư, trong đó có người cao tuổi và kết quả khả quan đạt được sau những biện pháp toàn diện.

Phiên toàn thể thứ 2 với chủ đề “Chiến lược kiểm soát và quản lý các bệnh không lây nhiễm” và “Định hướng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm”. Các chuyên gia hai nước đã bàn thảo về việc xây dựng dữ liệu trên nền tảng chuyển đổi số để quản lý và kiểm soát bệnh tật trong cộng đồng. Việc nâng cao năng lực y tế cơ sở, xây dựng những dự án bền vững giữa hai nước, tạo ra những hệ sinh thái mới để quản lý và khám chữa bệnh được tốt hơn nữa. Các bệnh không lây nhiễm là thách thức mà nước Nhật phải đối dầu trong nhiều năm, và nước bạn có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này. Sau hội thảo lần này, các chuyên gia mong muốn sẽ có thêm nhiều y bác sĩ Việt Nam sang Nhật Bản để tìm hiểu thêm và cập nhật những phương pháp mới.

Vien Tim mach bao cao

Hội thảo mở ra nhiều cơ hội hợp tác về quản lý, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm

Phiên Chuyên đề số 1 về chủ đề “Tim mạch” thu hút nhiều sự quan tâm của đại biểu và học viên. Các chuyên gia Việt Nam và nước bạn đã bàn luận về kinh nghiệm và thách thức trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, kiểm soát cholesterol máu, tiếp cận và điều trị suy tim, bệnh động mạch vành tại Việt Nam, cập nhật và áp dụng những tiến bộ trong điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Về phía nước bạn, chuyên gia đã chia sẻ về quy trình lâm sàng kỹ thuật số để cải thiện quản lý bệnh tim mạch tại Nhật Bản. Sắp tới, sau hội thảo lần này, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ việc xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân tim mạch nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung.

Phiên Chuyên đề số 2 với chủ đề “Đột quỵ não” cũng là điểm đến thú vị thu hút nhiều người nghe và tìm hiều. Các chuyên gia hai nước đã tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị về đột quỵ não, nhồi máu não, huyết khối não, chia sẻ những phương pháp điều trị, linh hoạt sử dụng các liều thuốc, chăm sóc và phục hồi chức năng sau đột quỵ. Các kỹ thuật cao về can thiệp điều trị lấy huyết khối, phương pháp tối ưu hóa, liệu pháp kháng kết tiểu cầu trong dự phòng thứ phát đột quỵ thiếu máu não nhẹ và cơn TIA, điều trị bệnh động kinh đã được các báo cáo chuyên sâu phân tích đánh giá. Các thách thức phải vật lộn chiến đấu với thời gian, chẩn đoán và điều trị sớm với mô hình quy chuẩn, truyền thông về những kỹ năng phòng bệnh và lối sống, chế độ sinh hoạt tập luyện để giảm nguy cơ trong cộng đồng cũng được bàn luận sôi nổi. Phiên Chuyên đề thứ 3 với chủ đề “Đái tháo đường - Béo phì - Dinh Dưỡng” được chú ý với những bài báo cáo về “Thực trạng béo phì tại Việt Nam và tiếp cận điều trị béo phì bằng thuốc”, “Kinh nghiệm quản lý bệnh đái tháo đường ở Việt Nam và Nhật Bản”, “Điều trị dinh dưỡng trong đái tháo đường và béo phì”. Các chuyên gia hai nước đã chia sẻ về phương pháp quản lý bệnh trong cộng đồng bằng hệ thống công nghệ thông tin. Về vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh, các chuyên gia thống nhất cần coi dinh dưỡng là một liệu pháp trong điều trị và cần được bảo hiểm y tế quan tâm.

PGs TS phan Thu Phuong bao cao

Phiên Chuyên đề thứ 4 về “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen” có nhiều điểm thu hút với các vấn đề đang được quan tâm về điều trị người bệnh hen phế quản (Người lớn và trẻ em ), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . Nhiều vấn đề được các chuyên gia đưa ra thảo luận: Các phương pháp điều trị và chú ý cá thể hóa trong điều trị; Tác dụng những chế phẩm sinh học trong điều trị, Truyền thông về tác hại của thuốc lá; Cách tiếp cận trong cộng đồng .... Về hợp tác, phía nước bạn sằn sàng tiếp nhận nhân viên y tế của Việt Nam sang học tập và trao đổi kinh nghiệm .

Hội thảo Khoa học Quốc tế Việt Nam và Nhật Bản đã thành công tốt đẹp, mang ý nghĩa về khoa học và hợp tác y tế. Về khoa học, các chuyên gia hai nước đã có những trao đổi thiết thực về quản lý, chẩn đoán, điều trị, về các phương pháp mới cần áp dụng, những chiến lược lâu dài để kiểm soát và giảm thiểu tỷ lệ bệnh tật trong cộng đồng. Về mặt hợp tác y tế, chắc chắn sẽ có thêm nhiều kết nối giữa các nhà sản xuất, nhà quản lý nghiên cứu, điều trị và hoạch định chính sách trong các dự án hiệu quả.

Thùy Dương - Thành Dương

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image