Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Dự án Khám chữa bệnh từ xa hợp tác với Úc họp khởi động dự án với các đơn vị y tế tỉnh Yên Bái

Dự án “Giải pháp thực tế tăng cường hỗ trợ từ xa trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân ở tuyến dưới” là Dự án hợp tác giữa Trường Đại học Tasmania – Úc (UTAS), bệnh viện Bạch Mai và Sở Y tế tỉnh Yên Bái.  Dự án được xây dựng nhằm tăng cường hiệu quả của mối quan hệ hỗ trợ từ xa giữa các chuyên gia y tế trung ương và các nhân viên y tế tại địa phương trong công tác khám chữa bệnh tại Việt Nam. Thời gian dự kiến triển khai trong vòng 1 năm từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022. Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 đến nay, một loạt các hoạt động giữa Trường Đại học Tasmania và Bệnh viện Bạch Mai đã được diễn ra như hoạt động họp định kỳ hàng tháng giữa 2 bên; họp 6 tuần/lần với các nhà tài trợ (Aus4I); đào tạo và xây dựng tài liệu cho đội ngũ kỹ thuật; đào tạo sử dụng thiết bị cho các cán bộ y tế....

tDC3

Các cán bộ tham gia dự án tại đầu cầu Bệnh viện Bạch Mai

 Dự án sẽ triển khai kết nối từ xa giữa các chuyên gia đến từ Trung tâm Hô hấp, Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai (Mentors) với các nhân viên y tế tại 08 cơ sở y tế tại tỉnh Yên Bái được lựa chọn vào Dự án (Mentees). Để khởi động Dự án, sáng Thứ 6 ngày 08/7/2022, đã diễn ra cuộc họp trực tuyến giữa 3 bên: Đại học Tasmania, Bệnh viện Bạch Mai và các cơ sở Y tế tỉnh Yên Bái tham gia Dự án. Về phía Bệnh viện Bạch Mai có TS. Hoàng Việt Anh (PGĐ Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến) chủ trì cùng với các cán bộ tham gia trực tiếp trong Dự án. Đại diện phía UTAS có PGS.TS. Tony Barnett (Trưởng Dự án- Giám đốc Trung tâm Y tế Nông thôn), Bác sĩ. Bùi Trung Dũng (cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đang tiến hành nghiên cứu sinh tại UTAS) cùng các chuyên viên của dự án. Về phía Yên Bái có TS. Lê Thị Hồng Vân (GĐ Sở Y tế) chủ trì tại điểm cầu Sở Y tế và 08 điểm cầu tại các đơn vị tham gia Dự án.

TDC4

Hình ảnh tại các điểm cầu tham gia họp triển khai Dự án

Trong buổi họp, BS. Bùi Trung Dũng đã thay mặt UTAS có bài trình bày tóm tắt giới thiệu nội dung, các công nghệ kỹ thuật được áp dụng trong Dự án tại Yên Bái. Các kỹ thuật công nghệ thực tế tăng cường và kính thực tế ảo Hololens trên đã được thử nghiệm và đưa vào sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghệ này được chuyển giao về nước ta trong khuôn khổ hợp tác giữa Úc và Việt Nam, nhằm tăng cường việc giao tiếp chuyên môn từ xa giữa các chuyên gia tuyến trên với các nhân viên y tế tại Yên Bái.

TDC5

Công nghệ AR và kính Hololens đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới

Phía đầu cầu Yên Bái và Bệnh viện Bạch Mai cũng đưa ra nhiều câu hỏi về kế hoạch triển khai cũng như những thách thức của Dự án với UTAS và cũng đã cùng thảo luận để đưa ra phương án phù hợp. Trong thời gian gần nhất, Ban tổ chức sẽ tiến hành khảo sát cơ sở hạ tầng, nền tảng Internet để sẵn sàng cho việc sử dụng các trang thiết bị và giải pháp mới này phục vụ khám chữa bệnh cho người dân tại các cơ sở y tế tại Yên Bái.

Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image