Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Giảm quá tải bệnh viện - Nỗ lực của toàn ngành Y tế

BVĐK Đống Đa nằm lọt thỏm giữa khu dân cư đông đúc nhất nhì của Hà Nội những tưởng sẽ là điểm đến tin cậy của nhiều người bệnh. Nhưng với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều BV lớn đóng trên cùng địa bàn có thời điểm BV phải "loay hoay" đi tìm bệnh nhân. Và để người bệnh tự tìm đến không giải pháp nào tốt hơn là nỗ lực, tự khẳng định mình. Giờ đây, BV đã vươn lên là địa chỉ tin cậy của nhiều người dân Thủ đô, giảm tải cho BV tuyến trên. Đặc biệt, Khoa HSCC của BV đã nhận được nhiều thư khen từ người bệnh.

Đột phá về chất lượng

TS. Lê Hưng, GĐ BVĐK Đống Đa cho biết, BVĐK Đống Đa là BV hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, bệnh nhân đến BVĐK Đống Đa khám chữa bệnh chủ yếu là có thẻ BHYT. Trong khi cơ sở vật chất của BV rất chật hẹp, để tạo niềm tin cho người có thẻ BHYT, lãnh đạo BV đã xác định cần phải nâng cao chất lượng ngay từ nội lực của mình. BV đã chủ động, động viên cử bác sĩ đi học tập các trung tâm y tế lớn như BV Bạch Mai, BV Việt Đức để nâng cao trình độ, đồng thời thiết lập mối quan hệ chặt chẽ về chuyên môn với các bác sĩ tuyến trên...
 
Vì vậy, thời gian qua, BV đã đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân và thực hiện được một số kỹ thuật vượt tuyến như lọc máu liên tục cứu sống bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu, suy đa phủ tạng... Đặc biệt, được sự trợ giúp về chuyên môn của các bác sĩ BV Bạch Mai, BV Tim Hà Nội và BVĐK Xanh pôn nên nhiều ca bệnh khó nhờ hội chẩn qua điện thoại, BV đã xử lý tại chỗ và cứu sống nhiều trường hợp bệnh nặng. Theo đó, tỷ lệ chuyển viện đã giảm rõ rệt. Trong đó, những trường hợp hay gặp nhất là tai biến mạch máu não do xuất huyết não. Những trường hợp bệnh nhân đến cấp cứu vượt ngoài khả năng của BV thì cũng được các bác sĩ tuyến trên hướng dẫn cách xử trí tạm thời và chuyển viện.

Hiện tại, được sự hỗ trợ về chuyên môn của các bác sĩ BV Bạch Mai, BV đã triển khai phòng quản lý bệnh tim mạch và huyết áp. BV Nội tiết T.Ư hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường. Nhờ triển khai mô hình phòng khám này đã góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, giúp người dân thuận tiện trong quá trình điều trị và quản lý bệnh. BVĐK Đống Đa đã nhận được rất nhiều bức thư cảm ơn khen ngợi của bệnh nhân đã và đang điều trị tại BV.

Tấm lòng bác sĩ qua những tâm sự của bệnh nhân

Những nụ cười, cái bắt tay thật chặt hay những lời động viên và những cử chỉ chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ thật sự mang đến cho bệnh nhân đã và đang điều trị tại BVĐK Đống Đa sự cảm phục, tin yêu. Đó là những tâm sự của rất nhiều bệnh nhân đã từng điều trị tại BV này chia sẻ. Có lẽ trong mỗi chúng ta chẳng ai muốn bị ốm đau và cũng chẳng ai muốn nằm viện và nếu có nằm viện thì ai cũng mong muốn sớm ra viện trở về nhà. Thế nhưng, với những bệnh nhân điều trị tại phòng số 5 Khoa Nội 1, BVĐK Đống Đa lại không như thế. Trong bức thư gửi Ban Giám đốc BVĐK Đống Đa, những bệnh nhân này đã viết: "...Chỉ còn vài ba ngày nữa chúng tôi "phải" ra viện, phải chia tay các y bác sĩ cùng các nhân viên đang phục vụ tại khoa... Chúng tôi dùng từ phải ra viện, phải chia tay chắc khi đọc đến đoạn này ai cũng cười chúng tôi, làm gì có bệnh nhân nào lại buồn khi ra viện. Thế mà cảm xúc đó lại có trong chúng tôi.
 

Chúng tôi thực sự lưu luyến khi phải chia tay các y bác sĩ, các nhân viên và các cháu học sinh thực tập tại Khoa Nội 1...". Còn trong lá thư do con của bệnh nhân Tr. T. D. (90 tuổi ở 68 ngõ Cống Trắng, Khâm Thiên) chia sẻ, phòng bệnh nhân sạch sẽ, được thay ga hàng ngày, nếu có ai ốm nặng thì các y bác sĩ thay nhau chăm sóc. Bản thân bệnh nhân bị sốt co giật, các bác sĩ cũng cắt cử người thay nhau chăm sóc, bác D. đã nhờ y tá trực gọi điện cho con vào trông nhưng cô y tá bảo cứ để cô ấy trông, không phải gọi người nhà vào để gia đình bớt lo lắng. Bệnh nhân D. còn cho biết thêm, trước đó 10 ngày tại Khoa HSCC của BV có một bệnh nhân nghiện bị sốc thuốc được công an đưa vào điều trị. Người bệnh này không có gia đình nhưng đã được các bác sĩ của Khoa HSCC chăm sóc tận tình. Người bệnh ấy còn đi vệ sinh tứ tung ra quần nhưng không ai quát mắng, các y bác sĩ âm thầm dọn dẹp, thậm chí họ còn mang cơm của mình đến cho bệnh nhân đó ăn... Cũng có bệnh nhân thật thà thú nhận, trước khi vào BV, bà đã chuẩn bị một số phong bì để cảm ơn nhưng sau đó đã phải bảo con đưa về... Còn rất nhiều những lá thư cảm ơn của bệnh nhân nữa trong đó nói về sự cảm phục, kính trọng của tấm lòng những người thầy thuốc.

 Theo Sức khỏe và Đời sống

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image