Dược liệu bị làm giả, bị nhuộm màu gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, nguy hại sức khỏe người sử dụng.
Để thông tin đến đông đảo bạn đọc về các giải pháp ngăn chặn dược liệu “rác”, kém chất lượng, cập nhật về kết quả thực hiện quy hoạch vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Báo Thanh Niên tổ chức giao lưu trực tuyến “Kiểm soát chất lượng dược liệu”.
Các khách mời là nhà quản lý, chuyên gia dược liệu, nhà sản xuất sẽ cùng trao đổi, cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan. Đặc biệt, dịp này, các khách mời cũng sẽ khuyến cáo đến cộng đồng về một số nguy hại do sử dụng thuốc đông dược, dược liệu không rõ nguồn gốc.
Chương trình diễn ra vào lúc: 14 - 16 giờ 30 ngày 19.9.2017.
Các khách mời tham dự: PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế; ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế; ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco.
GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Thưa bác sĩ, lâu nay mọi người thường biết dị ứng có biểu hiện sẩn ngứa, mày đay, nhưng những năm gần đây, thông tin các báo đã đưa về nhiều trường hợp dị ứng do tự dùng thuốc phải nhập viện, với biểu hiện bị trợt loét khắp người, ảnh hưởng gan, thận. Làm thế nào để phát hiện kịp thời dị ứng thuốc và nào gây dị ứng nhiều nhất? Có thể phòng tránh dị ứng thuốc không? Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Hà Ánh, Bình Dương
Như bạn đã biết, phần lớn các trường hợp dị ứng chỉ có biểu hiện sẩn ngứa và mày đay. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp biểu hiện ngoài da của dị ứng nặng nề hơn như nổi bóng nước, hoại tử thượng bì da, loét các góc tự nhiên và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, như gan, thận,… cho dù tỷ lệ mắc các trường hợp này rất ít.
Trong câu hỏi của bạn có nói nhiều trường hợp dị ứng do tự dùng thuốc phải nhập viện, về vấn đề này, dị ứng thuốc xảy ra đối với người bệnh, bất kể tự dùng thuốc hay dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, đúng bệnh, đúng liều lượng thì dị ứng thuốc vẫn có thể xảy ra. Bởi nguyên nhân cơ bản của dị ứng thuốc là do người bệnh có cơ địa dị ứng. Những người bệnh này khi tiếp xúc với thuốc (dị nguyên), cơ thể sẽ sản xuất ra các kháng thể, khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên lần thứ hai, kháng thể sẽ kết hợp với kháng nguyên trên bề mặt tế bào mastocyte làm giải phóng ra các hoạt chất trung gian hoá học tác động vào các cơ quan, gây ra các biểu hiện dị ứng trên lâm sàng.
Để phòng tránh dị ứng thuốc, người bệnh cần phải tránh lạm dụng thuốc, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ trước khi kê đơn thuốc cho người bệnh cần phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng, tránh sử dụng lại những thuốc đã gây dị ứng cho người bệnh.
TS – BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai
Tôi thấy gần đây Bộ Y tế có thông tin về việc đang khôi phục vùng trồng một số dược liệu. Xin cho biết các dược liệu nào hiện nay chúng ta đã chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc?
Hoàng Nhựt
Hiện nay, Chính phủ đã có quyết định 1976 ban hành năm 2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong quyết định này đã đưa ra quy hoạch nuôi trồng và phát triển dược liệu ở 8 vùng sinh thái trên cả nước. Tương ứng với mỗi vùng này cũng đã có những quy hoạch phát triển dược liệu đối với các vùng trên.
Căn cứ vào quyết 1976, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định 256 của Bộ Y tế để triển khai quyết định 1976 của Chính phủ. Trong đó, xây dựng cơ chế chính sách cho phát triển dược liệu; xây dựng những đề án, dự án phát triển dược liệu. Đặc biệt là Đề án vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia ở Quảng Ninh. Đề án này đang trong kế hoạch phê duyệt.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã có Nghị định 65 ban hành ngày 19.5 quy định về giống, vốn và công nghệ trong nuôi trồng, khai thác dược liệu. Đến nay, đã có nhiều loại dược liệu được nuôi trồng trong nước như trạch tả, ngưu tất, hòe hoa, bạch chỉ, sinh địa...
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Trên nhãn sản phẩm Cebraton có ghi dược liệu đạt chuẩn GACP - WHO. Xin cho biết chuẩn này có ảnh hưởng như thế nào với chất lượng thuốc? Ai là cơ quan thẩm định đạt chuẩn hay doanh nghiệp chủ động tổ chức áp dụng? Cảm ơn chuyên gia!
Minh Hà, Hà Nội
GACP-WHO (Good Agricultural and Collection Practices) là các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của WHO. GACP WHO có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đảm bảo chất lượng. Nó bao gồm hai nội dung chính là: Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dại (GCP).
Mỗi quy trình có nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể, phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược liệu trong kho...
Chính điều đó ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu đầu vào như: Hàm lượng hoạt chất, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng...
Tại Việt Nam, Bộ Y tế là cơ quan duy nhất có quyền thẩm định và cấp phép GACP-WHO.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Được biết, giá dược liệu cũng chênh lệch rất lớn (giá gốc và giá trúng thầu) khi cung ứng vào bệnh viện, làm tăng chi phí điều trị. Cục Quản lý Y Dược cổ truyền có quan tâm chấn chỉnh vấn đề này không?
Ngọc Hải, TP.Hồ Chí Minh
Về giá dược liệu thì Cục Quản lý Y dược cổ truyền cũng rất quan tâm đến việc điều chỉnh, kiểm soát giá của dược liệu. Khi sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục cũng thường xuyên cập nhật giá dược liệu, vị thuốc và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục. Việc tham khảo giá căn cứ vào giá dược liệu nhập khẩu, hoặc thu mua. Ngoài ra, còn căn cứ vào giá trúng thầu, giá lưu hành trên thị trường.
Trên cơ sở đó, Cục phê duyệt giá kế hoạch cho các bệnh viện thuộc tuyến T.Ư và khuyến cáo chung cho các Sở Y tế để xây dựng giá kế hoạch. Việc giá dược liệu chênh lệch trong thời gian qua nguyên nhân do Bộ Y tế đã có những quy định thuốc nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc và phiếu kiểm nghiệm đi theo từng lô dược liệu.
Vì vậy, dược liệu đạt chất lượng có giá thành cao hơn dược liệu trôi nổi trên thị trường. Việc các cơ sở khám chữa bệnh khi đấu thầu dược liệu để sử dụng cho người bệnh phải tìm nguồn dược liệu có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng nên giá thành sẽ cao hơn giá dược liệu đang bán trên thị trường.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Tôi có một thắc mắc rất muốn được giải thích: Vì sao một số sản phẩm cùng có các thành phần là các dược liệu (có khi giống nhau đến 80 - 90%), nhưng có sản phẩm ghi nhãn là thực phẩm chức năng, có sản phẩm lại là thuốc?
Thanh Hải, Bắc Ninh
Thuốc đông dược và thực phẩm chức năng được phân biệt thông qua cách ghi trên nhãn sản phẩm và mục đích của nhà sản xuất. Thực phẩm chức năng tương tự như thực phẩm thông thường khác, chỉ cần công bố chất lượng tại Cục An toàn thực phẩm, sản phẩm có thể dùng hàng ngày, không quy định chặt chẽ về liều lượng.
Còn thuốc phải đăng ký tại Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), thông qua các tiểu ban chuyên môn, thẩm định theo hệ thống tiêu chuẩn ngặt nghèo, chặt chẽ về cách sử dụng. Chính vì nhiều khi ranh giới không rõ ràng, nên khi một sản phẩm lưu hành trên thị trường, cần phải thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất: Rõ ràng và minh bạch về mặt thông tin, luôn hướng tới quyền lợi người tiêu dùng. Nngười tiêu dùng cũng cần có nhiều thông tin để lựa chọn những sản phẩm từ nhà sản xuất có thương hiệu và uy tín.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Tôi thấy Bộ Y tế từng cho biết, Việt Nam nhập khẩu 70 - 80 % dược liệu, nhiều dược liệu không có hoạt chất. Vậy, với Công ty Traphaco là đơn vị có nhiều sản phẩm thuốc sản xuất từ nguyên liệu đông dược, nguyên liệu sản xuất thuốc có được từ những nguồn nào? Làm sao kiểm soát được chất lượng dược liệu?
Hải Nam, Hà Nội
Với thông tin bạn chia sẻ, quả thật đáng tiếc khi Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu. Khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, chúng ta xuất khẩu rất nhiều dược liệu thu về một lượng lớn ngoại tệ mà nay phải nhập khẩu tới 70-80% dược liệu. Để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, Traphaco đang triển khai dự án “Nghiên cứu, phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco” gọi tắt là GreenPlan.
Sau gần 10 năm triển khai dự án, hiện Traphaco có vùng nguyên liệu trên 36.300 ha, trong đó 36.200 ha vùng thu hái đạt GACP-WHO (sản xuất Chè dây và Rau đắng đất); 104 ha vùng trồng đạt GACP-WHO (sản xuất Actiso, Đinh lăng và Bìm bìm biếc).
Năm 2016, sản lượng dược liệu được kiểm soát vùng trồng/thu hái bao gồm dược liệu đạt GACP-WHO chiếm 88,4% tổng nhu cầu sản xuất; tổng nhu cầu sử dụng sản xuất là hơn 100 loại dược liệu, 100% nguyên liệu đầu vào được kiểm soát đạt tiêu chuẩn chất lượng; dược liệu nguồn gốc trong nước chiếm 91,3% tổng nhu cầu dược liệu sử dụng sản xuất với các vùng nguyên liệu trong nước trải dài trên 24 tỉnh thành từ Bắc vào Nam Việt Nam.
Dược liệu muốn kiểm soát chất lượng nhập khẩu, Hải quan và Quản lý thị trường cần phải ngăn chặn dược liệu chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ được nhập lậu qua biên giới. Đặc biệt là nhập lậu qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Cảm ơn Báo Thanh Niên có cuộc giao lưu này. Tôi có câu hỏi phiền khách mời giải đáp giúp. Tôi bị men gan cao, gan nhiễm mỡ, có sử dụng sản phẩm Boganic thấy hiệu quả tốt. Do mới chuyển vào phía Nam sống, tôi vô tình biết có cây Rau đắng khá nhiều tại một số địa phương phía Nam. Nếu tôi dùng cây này đun lấy nước uống như ngoài Bắc hay dùng với một số loại cây, lá (như vối hay nhân trần) thì có thể tác dụng tốt cho gan không?
Nguyễn Tâm, Long An
Chúng tôi rất vui vì bạn đã tin dùng Boganic và thấy hiệu quả tốt. Đúng như bạn nói, rau đắng đất là loại dược liệu vô cùng quen thuộc và được sử dụng nhiều ở khu vực miền Nam. Đây cũng chính là một trong 3 dược liệu quý trong thành phần của Thuốc bổ gan Boganic. Rau đắng đất có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu, giúp mát gan. Traphaco đã nghiên cứu và phối hợp loại cây thuốc này với 2 dược liệu là actiso và bìm bìm biếc, cho ra đời công thức tối ưu để đảm bảo hiệu quả bảo vệ và giải độc cho gan. Thường thì người dân hay sử dụng rau đắng đất trong các món ăn hàng ngày như làm nộm, nấu canh, cháo rau đắng...
Tuy nhiên, nếu dùng cây này đun lấy nước uống thì cũng giống như cách chế biến các món ăn thường ngày; còn trong trường hợp để điều trị bệnh như men gan cao, gan nhiễm mỡ,... thì cần phải sử dụng thuốc có hàm lượng hoạt chất cao, được chiết xuất, tinh chế, cô đặc và áp dụng công nghệ bào chế hiện đại để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.
Một số thành phần hoạt chất trong rau đắng đất phải cần có phương pháp chiết xuất đặc biệt mới có thể lấy được hết hoạt chất mà một số thành phần bình thường không thể tan trong nước.
Ngoài ra, số lượng hoạt chất phải đủ lớn mới có tác dụng chữa bệnh. Do vậy, muốn điều trị bệnh về gan cần phải sử dụng thuốc Boganic đảm bảo về liều lượng cũng như là hiệu lực chữa bệnh.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Tôi thấy miền Bắc nhiều nơi có cây bìm bìm, xin cho biết có phải là loại được sử dụng làm thuốc bổ gan không? Cây này được công ty sử dụng làm thuốc dựa trên bài thuốc nào? Xin cảm ơn!
Kim Vũ, Phú Thọ
Hiện nay có khoảng 6 loại bìm bìm ở Việt Nam, trong đó có 2 loại để làm thuốc là bìm bìm biếc và bìm bìm trắng. Traphaco đã phát triển vùng trồng bìm bìm biếc được kiểm soát theo GACP-WHO. Bìm bìm biếc là kinh nghiệm sử dụng thuốc của người dân tộc Dao đỏ ở một số tỉnh miền núi phía bắc trong việc điều trị các bệnh về gan, đặc biệt là giải độc tốt cho gan.
Công ty Traphaco cùng các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng dược lý, lâm sàng của bìm bìm biếc để phối hợp với 2 dược liệu là actiso và rau đắng đất để tạo ra thuốc bổ gan Boganic.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Chào bác sĩ, xin bác sĩ cho biết về chất corticoid mà báo chí vẫn nêu là được phát hiện trong một số thuốc đông dược. Có báo đưa tin về các bệnh nhân bị phù, mọc râu (là nữ) do thuốc có chất này. Vậy corticoid là gì? Bác sĩ có lưu ý gì để người mua, sử dụng thuốc không bị trộn loại có corticoid. Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Đông Hải, Long An
Corticoid là hormon do tuyến thượng thận tiết ra, có nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, corticoid sử dụng trong điều trị bệnh là corticoid tổng hợp. Việc bạn hỏi có chất corticoid được phát hiện trong một số chất đông dược, tôi chưa được chứng kiến, nên chưa thể khuyến cáo bạn những lưu ý để tránh mua, sử dụng phải các thuốc đông dược có trộn corticoid.
Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng thuốc đông dược được bán kèm với các gói bột trắng có thể chứa corticoid. Những bệnh nhân sử dụng thuốc đông dược mà bị các biểu hiện mọc râu, mặt to ra, mỡ dưới da bụng dày, tay chân teo nhỏ là do có sự rối loạn phân bố mỡ dưới da, có thể do corticoid được trộn trong thuốc đông dược gây ra. Vì các biểu hiện trên là các tác dụng phụ không mong muốn của corticoid.
TS – BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai
Xin chào chuyên gia. Tôi là bạn đọc của báo Thanh Niên tại Hà Nội. Dược liệu và thuốc y học cổ truyền đang nhiều người quan tâm nhưng ít có dịp được tư vấn. Xin cho hỏi thuốc Cebraton trong các nhà thuốc của bệnh viện về chất lượng có khác với các thuốc đó bán tại các nhà thuốc bên ngoài không?
Nguyễn Sáng
Thuốc bổ não Cebraton được sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở của Traphaco, đã được thẩm định và đăng ký tại Bộ Y tế, và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Vì vậy, chất lượng của Cebraton tại bất kỳ nhà thuốc nào trên cả nước đều như nhau và đều đạt tiêu chuẩn theo giấy phép lưu hành.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Thuốc bổ não Cebraton được sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở của Traphaco, đã được thẩm định và đăng ký tại Bộ Y tế, và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Vì vậy, chất lượng của Cebraton tại bất kỳ nhà thuốc nào trên cả nước đều như nhau và đều đạt tiêu chuẩn theo giấy phép lưu hành.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Làm thế nào để thuốc của Traphaco phân phối đến các tỉnh xa có chất lượng vẫn đảm bảo như thuốc bán tại những địa bàn thuận lợi, có điều kiện bảo quản tốt?
Văn Thanh, Thái Nguyên
Traphaco được đánh giá là công ty dược có hệ thống phân phối tốt nhất tại Việt Nam hiện nay. Tại các tỉnh thành, Traphaco xây dựng chi nhánh hoặc hợp tác với các đối tác có nhà kho đạt tiêu chuẩn GSP (thực hành tốt tồn trữ thuốc) và tổ chức cung ứng trực tiếp từ kho đi; trang bị đầy đủ xe chở hàng chuyên dụng vận chuyển thuốc theo GDP (thực hành tốt phân phối thuốc).
Với hệ thống cơ sở và trang thiết bị, phương tiện đầu tư hiện đại, đồng bộ, Traphaco có đầy đủ năng lực thực hiện việc phân phối thuốc đảm bảo chất lượng đến các nhà thuốc và cơ sở khám chữa bệnh rộng khắp toàn quốc.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Tôi có thấy khuyến cáo về thuốc đông dược bị trộn thêm tân dược. Xin cho biết, làm thế nào để người dùng biết và tránh mua phải các thuốc đông dược như vậy?
Hoàng Hà, Hải Dương
Để tránh mua phải và sử dụng các thuốc đông dược có thể bị trộn thêm thuốc tân dược, bạn cần tránh mua những thuốc đông dược đã được chế biến thành dạng viên, những thuốc được bán kèm với những gói thuốc bột trắng có thể chứa thuốc tân dược. Tốt nhất là nên mua thuốc dạng thang sắc thì có thể tránh được việc bị trộn thuốc.
TS – BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai
Tôi được biết, Traphaco chủ yếu sản xuất thuốc đông dược với nhiều sản phẩm. Nhưng với nhiều loại thuốc đông dược như vậy, các nguyên liệu sản xuất thuốc được đảm bảo bằng các nguồn nào? Vùng trồng dược liệu trong nước có đủ cung cấp hay phải nhập khẩu? Công ty giám sát chất lượng nguyên liệu như thế nào vì Bộ Y tế tin đã có các thông báo về dược liệu rác, dược liệu đã bị lấy hết hoạt chất, nếu làm thuốc sẽ không đảm bảo chất lượng?
Bá Minh, Đồng Tháp
Đúng là công ty sản xuất rất nhiều thuốc từ dược liệu. Nguồn dược liệu của Traphaco được cung cấp bởi thu hái tự nhiên, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu.
Hiện nay, công ty tự chủ được 90% dược liệu trong nước và chỉ nhập khẩu 10%. Các vùng dược liệu trong nước tuân thủ hệ thống chất lượng GACP - WHO (thực hành tốt trồng trọt thu hái cây thuốc của WHO).
Tất cả các dược liệu trong nước cũng như nhập khẩu đều được kiểm nghiệm, kiểm soát một cách chặt chẽ thông qua hệ thống QA, QC và đạt chuẩn GMP, GLP. Các mẫu dược liệu khi kiểm nghiệm không đủ hàm lượng, hoạt chất, không đạt tiêu chuẩn đều bị loại ra, nên được liệu đưa vào sản xuất thuốc tại Công ty Traphaco đều đảm bảo chất lượng như đăng ký.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Tôi là một bác sĩ về y học cổ truyền. Vừa qua, tôi thấy Bộ Y tế có yêu cầu các đơn vị cung ứng và sử dụng dược liệu đã tham gia ký cam kết với Bộ về việc tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu và sử dụng dược liệu, đảm bảo chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hiện đã có bao nhiêu nhà cung ứng và đơn vị điều trị ký kết? Hiệu quả của ký kết có được đánh giá không? Cơ quan nào sẽ giám sát việc duy trì thực hiện?
Một bạn đọc tại Hà Nội
Tại Hội nghị tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu, đã có khoảng 10 doanh nghiệp và các bệnh viện y dược cổ truyền các tỉnh thành phố trực thuộc T.Ư tham gia ký cam kết cung ứng và sử dụng dược liệu bảo đảm chất lượng.
Qua đó, Cục Quản lý Y dược cổ truyền tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động cung ứng của các đơn vị trên. Đến nay, hầu hết các đơn vị tham gia cam kết thực hiện tốt bảo đảm chất lượng và nguồn gốc dược liệu.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Lãnh đạo Cục Quản lý Y Dược cổ truyền từng cho biết về việc kiểm tra dược liệu từng phát hiện dược liệu giả, nhầm loài tại các đơn vị y học cổ truyền. Vậy Cục đã có yêu cầu hay hướng dẫn các BV cần làm gì đề khắc phục tình trạng này?
Đỗ Hải, Nam Định
Từ năm 2012, khi phát hiện ra tình trạng dược liệu kém chất lượng lưu hành phổ biến trên thị trường, Cục Quản lý y dược cổ truyền đã ban hành công văn 6143/BYT - YDCT ngày 12.9.2012 và công văn số 17/BYT - YDCT ngày 27.2.2013 để khuyến cáo và hướng dẫn các bệnh viện tăng cường kiểm tra, kiểm nhập các dược liệu dễ nhầm lẫn, giả mạo khi nhập dược liệu vào bệnh viện.
Hàng năm, Cục Quản lý y dược cổ truyền đều tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ y học cổ truyền và các công ty kinh doanh dược liệu để nhận biết ra các dược liệu kém chất lượng, giả mạo, sai loài. Trong quá trình tập huấn, chúng tôi cũng đưa ra những mẫu dược liệu sai, đối chiếu với những mẫu dược liệu đúng để hướng dẫn cho học viên.
Ngoài ra, còn hướng dẫn học viên nhận biết dược liệu bằng cảm quan đối với những dược liệu sai loài, kém chất lượng dễ bị giả mạo. Đối với những cán bộ làm công tác kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đã có những chương trình tập huấn để tăng cường năng lực kiểm soát chất lượng dược liệu.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Người dân lâu nay lo ngại về dược liệu chứa các hóa chất chống nấm mốc nhưng hóa chất đó lại có thể gây độc cho người dùng. Vậy Cơ quan quản lý có biện pháp nào để các cơ sở vẫn đảm bảo được chất lượng dược liệu, đồng thời an toàn cho người dân?
Hùng Anh, Quảng Ninh
Về việc này, Cục Quản lý Y dược cổ truyền luôn đặt lên hàng đầu trong việc quản lý chất lượng dược liệu. Bởi, những chất bảo quản không những gây độc cho người sử dụng mà về lâu dài cũng có thể dẫn tới bị ung thư.
Hiện nay, theo dược điển Trung Quốc 2015, các chất bảo quản như lưu huỳnh bị cấm sử dụng trong việc bảo quản dược liệu. Vì vậy, để đảm bảo dược liệu không bị nấm mốc và an toàn cho người sử dụng, Bộ Y tế đã có quy định cơ sở kinh doanh dược liệu phải có kho đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc theo khuyến cáo của WHO.
Ngoài ra, các dược liệu sau khi được thu hái thì phải sơ chế, đóng gói theo quy định của Bộ Y tế. Tại các cơ sở khám chữa bệnh, các kho bảo quản dược liệu cũng phải đặt tại nơi khô thoáng, có điều hòa nhiệt độ và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đối với dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền.
Trong quá trình bảo quản, cơ sở phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện ra những nấm mốc để xử lý kịp thời. Trong trường hợp dược liệu bị nấm mốc, cơ sở phải hủy dược liệu theo đúng quy định.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Về việc này, Cục Quản lý Y dược cổ truyền luôn đặt lên hàng đầu trong việc quản lý chất lượng dược liệu. Bởi, những chất bảo quản không những gây độc cho người sử dụng mà về lâu dài cũng có thể gây ung thư.
Hiện nay, theo dược điển Trung Quốc 2015, các chất bảo quản như lưu huỳnh là bị cấm sử dụng trong việc bảo quản dược liệu. Vì vậy, để đảm bảo dược liệu không bị nấm mốc và an toàn cho người sử dụng, Bộ Y tế đã có quy định đối với cơ sở kinh doanh dược liệu là phải có kho đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc theo khuyến cáo của WHO.
Ngoài ra, các dược liệu sau khi được thu hái thì phải sơ chế, đóng gói theo quy định của Bộ Y tế. Tại các cơ sở khám chữa bệnh, các kho bảo quản dược liệu cũng phải đặt tại nơi khô thoáng, có điều hòa nhiệt độ và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đối với dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền.
Trong quá trình bảo quản, cơ sở phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện ra những nấm mốc để xử lý kịp thời. Trong trường hợp dược liệu bị nấm mốc, cơ sở phải hủy dược liệu theo đúng quy định.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Tôi được biết, hoạt chất trong các nguyên liệu dược liệu cần được đảm bảo hàm lượng để sản xuất thuốc mới đạt chất lượng. Các nguyên liệu này cũng thu hái theo mùa, trong khi đó, thuốc thì bán quanh năm. Vậy làm sao công ty có được sản phẩm đủ cung cấp và vẫn đúng chất lượng?
Vũ Thành, Thái Bình
Đúng như bạn nói, khi nguyên liệu đầu vào đảm bảo hàm lượng hoạt chất thì thuốc sản xuất mới đạt chất lượng. Traphaco xây dựng các vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, đảm bảo sản lượng và chất lượng dược liệu đầu vào (thu hái đúng vụ).
Bên cạnh đó, Traphaco có hệ thống nhà máy chiết xuất dược liệu thực hiện chế biến, chiết xuất dược liệu kịp thời, đảm bảo hàm lượng hoạt chất tối ưu, sau đó chuyển sang dạng cao dược liệu và thực hành bảo quản tồn trữ tốt (GSP), luôn đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Thưa bác sĩ, một số sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm quảng bá là nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe, như vậy có đúng không?
Thanh Nga, Bình Dương
Mặc dù tôi chưa chứng kiến nhưng theo câu hỏi của bạn, một số thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm quảng bá là nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ là không đúng. Không biết những quảng cáo này dựa trên các cơ sở khoa học nào, nhưng theo tôi, để có những kết luận như vậy, cần phải có những nghiên cứu có kiểm chứng với số lượng đối tượng nghiên cứu đủ lớn thì mới đưa ra khuyến cáo.
TS – BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai
Thưa bác sĩ, thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có thể gây dị ứng không? Vì theo tôi hiểu, sản phẩm này chỉ tương tự như ta cung cấp chất thiếu hụt cho cơ thể hoặc một số chất giúp cho gan, thận, giảm mỡ máu, nên không gây dị ứng. Tuy nhiên, do tôi có cơ địa dị ứng một số thực phẩm nên muốn được tư vấn thêm. Cảm ơn bác sĩ!
Hoàng Minh, Nam Định
Về nguyên tắc, thuốc nào cũng có thể gây dị ứng cho người bệnh, kể cả những thuốc được sử dụng để chữa dị ứng. Do đó, việc thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược hoàn toàn có thể gây dị ứng cho người bệnh mặc dù tỷ lệ có thể không cao.
Đối với những người có cơ địa dị ứng như bạn, tốt nhất là nên hạn chế sử dụng thuốc bất kể các loại thuốc gì, chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
TS – BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai
Qua các thông tin trên báo, tôi được biết Bộ Y tế từng thông tin về dược liệu bị nhuộm màu độc hại. Vậy loại dược liệu nào có nguy cơ cao bị nhuộm màu? Xin hướng dẫn cách nhận biết dược liệu bị nhuộm màu?
Minh Hằng, Hà Nội
Trước đây, theo công văn số 6143/BYT - YDCT ngày 12.9.2012, Bộ Y tế đã khuyến cáo một số dược liệu dễ bị nhuộm màu như: Hồng hoa, chỉ tử. Phương pháp đơn giản để nhận biết dược liệu nhuộm màu là chúng ta có thể cho dược liệu vào cốc nước ấm và quan sát màu sắc, nếu cốc nước có màu hồng hoặc đỏ là dược liệu bị nhuộm màu vì 2 dược liệu này thường nhuốm màu đỏ, nên rất dễ dàng nhận biết.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Thời gian qua, tôi đọc báo được biết Bộ Y tế từng phát hiện dược liệu không đạt chất lượng cung ứng vào bệnh viện. Xin lãnh đạo Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết, làm sao để kiểm soát được chất lượng dược liệu không đạt chất lượng vào bệnh viện?
Minh Anh, Hà Nội
Để kiểm soát được chất lượng dược liệu đưa vào bệnh viện, đòi hỏi cán bộ kiểm nhập phải là người có kinh nghiệm và nắm chắc nhận biết các dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Trong các bệnh viện thường có tổ kiểm nhập, gồm: Trưởng khoa dược, dược sĩ phụ trách chuyên môn và thủ kho. Tổ này có nhiệm vụ nhận biết kiểm soát chất lượng dược liệu và vị thuốc bằng cảm quan, trong quá trình kiểm tra phải đối chiếu với tiêu chuẩn của dược liệu có trọng dược điển Việt Nam, hoặc qua mẫu dược liệu đối chiếu (mẫu này thường do cơ sở cung ứng cung cấp trong quá trình đấu thầu).
Bên cạnh đó, theo Thông tư 05/2014/TT - BYT ngày 14.2.2014 của Bộ Y tế quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh, dược liệu đưa vào bệnh viện phải có phiếu kiểm nghiệm phù hợp với lô dược liệu đó. Nếu trong quá trình kiểm tra, cán bộ kiểm nhập thấy có nghi ngờ về chất lượng thì trả lại cơ sở cung ứng.
Đối với dược liệu đã được chế biến (vị thuốc) thì phải kiểm soát cả chất lượng vị thuốc chế biến có đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế hay không.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Với tình trạng dược liệu bị làm giả và tràn ngập trên thị trường như hiện nay, người tiêu dùng làm sao có thể phân được được thật giả và chất lượng ra sao? Cám ơn chương trình!
Thảo Trần, TP Hồ Chí Minh
Trước hết, người tiêu dùng không nên mua hàng trôi nổi trên thị trường mà nên lựa chọn mua những sản phẩm dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được chứng nhận chất lượng (có CO,CQ).
Ngoài ra, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm của các cơ sở có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh về dược liệu. Các dược liệu và sản phẩm dược liệu phải có tiêu chuẩn và các phiếu kiểm nghiệm được đóng trong bao bì phù hợp, tránh mốc mọt. Trên bao bì phải có đầy đủ thông tin tên dược liệu, cơ sở sản xuất, chỉ tiêu chất lượng...
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Tôi đọc báo thấy công ty Traphaco có vùng dược liệu ở Sa Pa hầu hết do bà con người dân tộc trồng. Với vùng xa, vùng cao như vậy, việc hướng dẫn bà con thực hiện trồng dược liệu theo tiêu chuẩn của GACP - WHO có gì khó khăn không ? Người trồng có thực hiện được đầy đủ các tiêu chuẩn không? Chất lượng dược liệu có được kiểm tra thường xuyên không, vì việc này ảnh hưởng đến chất lượng thuốc thành phẩm?.
Quang Hải, Đồng Nai
Bạn nói hoàn toàn đúng, với vùng xa, vùng cao như vậy, việc hướng dẫn bà con thực hiện trồng dược liệu theo tiêu chuẩn của GACP - WHO gặp không ít khó khăn, rất vất vả và nhiều công phu. Đặc biệt là nhiều bà con còn không biết tiếng phổ thông.
Chính vì vậy, Traphaco đã triển khai mô hình bốn nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nhà nông và được sự ủng hộ tạo điều kiện của các cấp, chính quyền huyện, xã trong việc tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức thực hiện quy trình quản lý chất lượng dược liệu theo GACP-WHO.
Trong quá trình thực hiện, đặc biệt là vấn đề ghi chép sổ sách hồ sơ, các cán bộ kỹ thuật đã sáng tạo ra các mô hình, bảng treo tường để bà con dễ tuân thủ.
Tại những nơi bà con không biết tiếng phổ thông, chúng tôi khuyến khích vai trò của đội trưởng đội sản xuất thực hiện ghi chép chung với mô hình liên kết hỗ trợ nhau để thực hiện quy trình chuẩn. Sau những nỗ lực tâm huyết của chính quyền, doanh nghiệp, các nhà khoa học và các cán bộ kỹ thuật, chúng tôi vô cùng phấn khởi bởi khi mà đồng bào tin tưởng, làm theo thì họ lại tuân thủ rất tốt.
Một điều rất đáng mừng là khi các chuyên gia của Bộ Y tế đến thẩm định đã ghi nhận đây chính là sự sáng tạo, độc đáo trong triển khai mô hình bốn nhà để phát triển dược liệu theo chuẩn GACP-WHO của Traphaco
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Tôi nghĩ dược liệu cũng như thuốc đông dược y học cổ truyền rất nhiều người quan tâm do xu hướng chung mong muốn tìm đến các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên. Tuy nhiên, không chỉ quan tâm quản lý nguồn gốc, chất lượng, mà giá cả cũng cần được quản lý để chi phí chữa bệnh phù hợp. Xin cho biết, Bộ Y tế có quy định nào để dược liệu cung ứng cho bệnh viện có giá cả phù hợp?
Minh Hoàng, Hà Nội
Hiện nay, Bộ Y tế đã có Thông tư 11/2016/TT - BYT ngày 11.5.2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập và Thông tư số 31/2016/TT - BYT Quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu, nên các cơ sở khi xây dựng giá kế hoạch của dược liệu phải thấp hơn giá tham khảo do Cục Quản lý y dược cổ truyền đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.
Theo Thông tư 11, đấu thầu dược liệu, vị thuốc cho các cơ sở y tế công lập thì phải đấu thầu tập trung, nên nếu như các địa phương mà thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế thì dược liệu, vị thuốc khi cung cấp cho các đơn vị sẽ đạt chất lượng và có giá cả phù hợp.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Hiện tại, các loại dược liệu và và đông dược được quảng cáo và bán rất nhiều trên thị trường. Làm sao chúng tôi biết được sản phẩm nào là kém chất lượng, hành nhái hàng dởm? Có cơ quan nào để chúng tôi hỏi và đối chiếu không?
Quang trần, Hải Dương
Hiện tại, cũng rất nhiều các cá nhân đã quảng cáo việc mua bán dược liệu trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là những dược liệu có giá trị cao trong điều trị hoặc bảo vệ sức khỏe khi sử dụng bạn cần quan tâm đến nguồn gốc của dược liệu đó.
Bạn có thể vào trang website của Cục Quản lý y dược cổ truyền để tìm hiểu những cơ sở được nhập khẩu chính ngạch. Ngoài ra, đối với thuốc đông dược (những thành phẩm từ dược liệu) thì khi lưu hành bắt buộc phải có số đăng ký của Bộ Y tế nên những thuốc đông dược mà không có số đăng ký thì không sử dụng.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Chào bác sĩ, tôi đọc báo thấy thông tin về các bệnh nhân nhập viện điều trị do dị ứng thuốc nam, có những người bị nặng, nhiều mảng da phồng rộp, bong tróc. Xin bác sĩ cho biết vì sao thuốc nam có thể gây dị ứng nặng như vậy trong khi lâu nay mọi người đều cho rằng đó là thuốc lành nhất?
Kim Ngân, Hòa Bình
Không chỉ có bạn trong suốt quá trình công tác ở chuyên ngành dị ứng miễn dịch lâm sàng, tôi cũng đã từng gặp những bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc nam có biểu hiện dị ứng nặng, thậm chí tôi đã gặp những trường hợp có biểu hiện nhiễm độc da dị ứng (TEN) điều trị rất khó khăn, có những bệnh nhân đã tử vong. Việc sử dụng thuốc nam có thể gây ra các biểu hiện dị ứng cho người bệnh từ nhẹ như mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ da đến những trường hợp nặng như hội chứng TEN.
Những trường hợp dị ứng do thuốc nam nặng thường gặp với tỷ lệ rất thấp, bệnh nhân bị biểu hiện nặng là do đây là loại hình dị ứng chậm, bệnh nhân sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể tới vài tuần, thậm chí có bệnh nhân uống thuốc cả tháng rồi mới xuất hiện biểu hiện dị ứng và khi xuất hiện thì dị ứng tiến triển rất nhanh, do lượng thuốc bệnh nhân đã sử dụng khá nhiều.
TS – BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai
Xin lãnh đạo Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết, dược liệu bán tại các hiệu thuốc y học cổ truyền tư nhân do ai chịu trách nhiệm về chất lượng? Làm sao người sử dụng có thể phân biệt được dược liệu đạt chất lượng và không đạt?
Thanh Thủy, Bến Tre
Theo phân cấp quản lý nhà nước về quản lý chất lượng dược liệu thì Cục Quản lý Y dược cổ truyền chịu trách nhiệm quản lý về chất lượng dược liệu trên toàn quốc. Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý chất lượng dược liệu trên địa bàn của tỉnh, nên dược liệu bán tại các hiệu thuốc y học cổ truyền tư nhân là do Sở Y tế chịu trách nhiệm.
Hàng năm, Bộ Y tế (Cục Quản lý y dược cổ truyền) có công văn hướng dẫn nhắc nhở các Sở Y tế tăng cường kiểm tra chất lượng dược liệu trên địa bàn tỉnh và báo cáo kết quả về Cục Quản lý y dược cổ truyền.
Để phân biệt dược liệu đạt chất lượng, khi sử dụng cần chú ý đến nguồn gốc của dược liệu. Đối với những dược liệu thuộc diện khuyến cáo của Bộ Y tế, khi sử dụng phải kiểm nghiệm đạt chất lượng mới sử dụng.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Con gái tôi 12 tuổi hay dị ứng nổi mày đay khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu sử dụng Boganic có phù hợp không? Có cần làm xét nghiệm trước khi dùng thuốc này không? Thuốc có chống chỉ định nào không?
Thu Hải, Bắc Ninh
Trong trường hợp của cháu, chị cần cho cháu đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân dị ứng nổi mề đay. Nếu cháu bị nổi mề đay do chức năng giải độc của gan kém thì sử dụng Boganic là phù hợp. Đây là thuốc không kê đơn, chị có thể tự mua sản phẩm tại các nhà thuốc trên địa bàn cho cháu dùng.
Boganic đã được kiểm chứng về hiệu quả và tính an toàn qua các nghiên cứu trên lâm sàng. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường 18 năm, được các thầy thuốc và người dân đánh giá cao về hiệu quả, hầu như không có tác dụng không mong muốn khi dùng dài ngày.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Xin cho biết, cũng là các cây thuốc nhưng việc dùng theo truyền thống (đun, sắc lấy nước uống) và dùng thuốc được sản xuất theo quy mô công nghiệp (viên uống trong vỉ, viêm ngậm…) có khác nhau như thế nào về hiệu quả, chất lượng?
Kim Hằng, TP.Hồ Chí Minh
Đun, sắc thuốc là cách dùng cây thuốc truyền thống. Tuy nhiên, cách dùng này có một số hạn chế như: Không tiện dùng; chất lượng nước sắc bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố (nhiệt độ, lượng nước, tay nghề, thời gian sắc,…) do đó khó đảm bảo hàm lượng hoạt chất trong thuốc, các hoạt chất có thể mất đi trong điều kiện đun, sắc thông thường. Chưa kể, nước sắc có thể vẫn còn các tạp chất và rất khó kiểm soát về mặt liều lượng…
Việc chuyển dạng dùng (thuốc viên, nang mềm...) áp dụng trong quy mô sản xuất công nghiệp sẽ khắc phục các hạn chế kể trên và nâng cao chất lượng thuốc từ dược liệu, bởi quá trình chiết xuất, tinh chế, bào chế phải theo một quy trình chuẩn đã được nghiên cứu và thẩm định chặt chẽ, để đảm bảo hiệu lực điều trị và tính an toàn của thuốc.
Vì vậy, xu hướng hiện nay đa số các thuốc từ dược liệu đều được nghiên cứu và sản xuất dưới dạng hiện đại, tiện sử dụng để đáp ứng tối đa nhu cầu điều trị.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Ngày nhỏ tôi hay bị dị ứng (nổi từng cục, ngứa, có khi sưng húp mắt), khi đó đang ở quê (Hưng Yên), được gia đình ra chợ mua một vài thứ cây lá về đun lấy nước uống, hết mày đay, hết ngứa. Nhưng gần đây, có người cùng quê sau khi uống thuốc lá sắc (trị bệnh về khớp) thì lại phải nhập viện do bị dị ứng. Do đó, bản thân tôi đôi khi bị sẩn ngứa cũng không dám mua thuốc lá đun sắc lấy nước uống vì cảm thấy không an toàn. Xin bác sĩ cho biết, vì sao thuốc từ cây lá vốn được biết là không “độc” như thuốc tây, nhưng vẫn có thể gây dị ứng? Khi uống thuốc sắc như vậy thường có nhiều loại cây lá kết hợp, làm cách nào có thể xác định được đâu là loại gây dị ứng? Nên làm gì để tránh bị dị ứng. Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Bích Ngà, Hà Nội
Đúng như bạn hỏi, trước đây trong dân gian vẫn có những bài thuốc sử dụng các lá cây để chữa các bệnh dị ứng như sẩn ngứa, nổi mày đay, phù mạch (sưng húp mắt, môi…). Những bài thuốc này thường được lấy từ những lá cây tự nhiên, sử dụng ngay không qua bảo quản, nên ít gây ra những tác dụng không mong muốn với người bệnh.
Tuy nhiên, không loại trừ hoàn toàn vẫn có những người bệnh sử dụng những thuốc này vẫn có thể biểu hiện dị ứng xảy ra. Đối với Tây y, những thuốc được sử dụng để chữa dị ứng vẫn có thể gây dị ứng cho người bệnh, mặc dù tỷ lệ rất thấp.
Trường hợp bạn hỏi có người cùng quê khi uống thuốc lá sắc để trị bệnh khớp lại phải nhập viện vì dị ứng là do bất kể thuốc nào cũng có thể gây dị ứng cho người bệnh, kể cả thuốc được sử dụng để chữa dị ứng như tôi đã giải thích trên đây. Trường hợp của bạn nếu bị sẩn ngứa lại, tốt nhất là nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp chưa có điều kiện, bạn có thể sử dụng các bài thuốc lá như trên, nếu như bạn nhớ chắc chắn là những thứ thuốc lá đó trước đây bạn đã từng sử dụng và biết rõ nguồn gốc của các thuốc này.
Trường hợp bạn hỏi thuốc từ lá cây vốn không độc như thuốc tây thì theo quan điểm của tôi là không đúng. Chúng ta chưa thể biết được hết trong thuốc lá cây có những hoạt chất gì, nhiều loại lá cây được đun với nước thành thuốc, trong quá trình sắc thuốc các hợp chất hữu cơ ở trong các lá cây có thể bị thuỷ phân ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt phân thành những chất khác mà bạn không thể biết được. Do đó, không thể nói thuốc từ lá cây là không độc. Hiện nay, đối với thuốc sản xuất từ lá cây chưa có một phương pháp nào để xác định chính xác là thuốc đó có gây dị ứng cho người bệnh không.
TS – BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai
Xin chào khách mời của Báo Thanh Niên! Theo tôi, dược liệu là đề tài hay nhưng còn ít được đề cập. Nhân buổi giao lưu này cho tôi được hỏi, công nghệ chiết xuất dược liệu được quan tâm và đạt chất lượng như thế nào tại Traphaco? Vì theo tôi hiểu, chất lượng thuốc tốt không chỉ phụ thuộc vào chất lượng hoạt chất cây trồng mà còn phụ thuộc vào việc hoạt chất đó có được lấy hết và đảm bảo yêu cầu về độ tinh khiết.
Một bạn đọc yêu thích công nghệ sinh học
Traphaco áp dụng công nghệ xanh trong sản xuất (cả đông dược và tân dược) đi liền với dây chuyền công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường. Sau khi đã có nguồn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, đảm bảo chất lượng, Traphaco áp dụng công nghệ chiết xuất hiện đại (tuân thủ nguyên tắc GEP - thực hành tốt chiết xuất dược liệu).
Chất lượng nguyên liệu đầu vào phải được đánh giá, lựa chọn dung môi thích hợp, ưu tiên dung môi thân thiện với môi trường như: Dung môi nước, tối ưu hóa các quy trình, lựa chọn thiết bị an toàn, kiểm soát sản phẩm đầu ra được đặt trong các phòng sạch (nhiệt độ và độ ẩm không khí) áp dụng công nghệ sấy chân không vi sóng, sấy phun sương đối với cao dược liệu.
Ngoài ra, chúng tôi nghiên cứu sử dụng dung môi chiết xuất hợp lý dưới nhiệt độ và áp suất giảm để đảm bảo hàm lượng hoạt chất tối ưu; đồng thời, kiểm soát các dư phẩm và các phế phẩm để đảm bảo môi trường an toàn.
Bên cạnh đó, Traphaco đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cao về trình độ, áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001 và GPs vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. Traphaco là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy sản xuất đông dược lớn nhất đạt GMP-WHO cho thuốc đông dược.
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco
Trên một số thuốc sản xuất từ dược liệu, tôi thấy có ghi đạt chuẩn GACP WHO. Xin cho biết về tiêu chuẩn này? Tiêu chuẩn GACP WHO có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo chất lượng thuốc?
Cẩm Nhung, Khánh Hòa
GACP WHO là thuật ngữ để chỉ ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu" theo khuyến cáo của WHO. Một số thuốc có ghi đạt tiêu chuẩn GACP WHO có nghĩa là những dược liệu trong thuốc này đã đạt được tiêu chuẩn chất lượng về nuôi trồng, hoặc thu hái tốt theo khuyến cáo của WHO.
Cảm ơn bạn Cẩm Nhung đã quan tâm.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Gia đình tôi nghe nói về một sản phẩm ngừa đột quỵ là thuốc y học cổ truyền, nhưng khi ra khu bán dược liệu và các thuốc y học cổ truyền tại Q.5 TP.HCM thì cùng một tên thuốc nhưng rất nhiều loại nhãn mác, xuất xứ và giá cũng rất khác nhau không biết mua loại nào. Nhiều hộp không có nhãn tiếng Việt hoặc nhãn tiếng Việt rất sơ sài. Việc bán thuốc như vậy có hợp pháp không? Có được kiểm chứng chất lượng không? Ai chịu trách nhiệm quản lý hoat động kinh doanh các sản phẩm như vậy?
Cẩm Linh, Long An
Theo quy định của luật Dược thì các thuốc khi lưu hành trên thị trường phải cấp số đăng ký và được kiểm nghiệm chất lượng, kể cả thuốc nhập khẩu. Trong trường hợp này, người dân cần tìm những sản phẩm đã được cấp số đăng ký lưu hành để sử dụng cho đảm bảo chất lượng.
Trong quá trình mua thuốc, nếu bạn phát hiện được thuốc chưa có số đăng ký, cần báo ngay cho Phòng y tế quận hoặc Sở Y tế để kịp thời có biện pháp xử lý.
PGS-TS Trần Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Qua thực tế công việc, dược sĩ đánh giá như thế nào về vai trò của thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu của Việt Nam trong điều trị cho người bệnh? Trân trọng cảm ơn!
Hải Oanh, Bắc Giang
Cảm ơn câu hỏi thú vị của bạn! Tôi cho rằng, đây là quan tâm của nhiều người. Trước đây phân biệt thuốc đông và tây, còn hiện nay cần phân biệt rõ hơn thuốc cổ truyền và thuốc đông dược. Y học cổ truyền vẫn luôn có vai trò trong điều trị chung, là định hướng phát triển của Bộ Y tế, phát triển y học cổ truyền song song với y học hiện đại.
Việt Nam có nhiều dược liệu quý cần được khai thác phát triển hơn nữa. Chúng ta có nhiều bài thuốc lưu truyền, do đó, chúng tôi rất mong các nhà khoa hoc, các Viện có thêm nghiên cứu sâu về các bài thuốc lưu truyền, phát triển tiếp để có bào chế phù hợp, thuận lợi cho người sử dụng.
Xin dược sĩ cho biết, Bệnh viện Bạch Mai đã có các giải pháp nào để đảm bảo chất lượng dược liệu sử dụng tại Khoa Y học cổ truyền?
Minh Huyền, Hà Nội
Đây là vấn đề mà lãnh đạo và các bác sĩ đều quan tâm. Để đảm bảo các dược liệu đưa vào vào đạt chất lượng, tất cả đều phải có nguồn gốc rõ ràng, xuất xứ rõ ràng; đơn vị cung ứng có CO/CQ; các dược liệu đều có phiếu kiểm nghệm đúng với tiêu chuẩn dược điển. Các xét nghiệm này đều phải do các đơn vị đủ chức năng (Viện Kiểm nghiệm thuốc) chứng nhận.
Khi nhập dược liệu về, lãnh đạo Khoa Y học cổ truyền sẽ trực tiếp kiểm tra về cảm quan, chứ không chỉ căn cứ trên hồ sơ, giấy tờ.