Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam - Nhật Bản về bệnh truyền nhiễm mới và tái xuất hiện

Nhằm cập nhật và chia sẻ kiến thức về bệnh truyền nhiễm mới và tái xuất hiện, ngày 21/3/2023, tại Bệnh viện Bạch Mai diễn ra Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam - Nhật Bản về bệnh truyền nhiễm mới và tái xuất hiện. Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai và Nhật Bản.

z4205323013793 a473faa6c60a8a3495bfa99e92564ae9

z4205319891313 61f07564c5a0c09fec9f07e0962dcbaa

Thay mặt Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Vũ Văn Giáp - Phó Giám đốc Bệnh viện nhiệt liệt chào mừng toàn thể quý vị đại biểu cùng các vị khách quý đến tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế Việt Nam - Nhật Bản chủ để “Các bệnh truyền nhiễm mới và tái xuất hiện”. Trải qua 112 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Bạch Mai được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước, và là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa lớn ở Việt Nam. Có được những thành công đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu, tích cực học tập và nghiên cứu khoa học của nhiều thế hệ các thầy thuốc, cùng sự hợp tác quốc tế hiệu quả với nhiều bệnh viện và trường đại học trên thế giới cũng như với các bệnh viện bạn trong cả nước. Bên cạnh đó Bệnh viện Bạch Mai đã hợp tác chặt chẽ với các tổ chức Quốc tế như CDC Hoa Kỳ, Chương trình HIV/AIDS của Đại học Y Harvard, HAIVN, Đại học Washington (Hoa Kỳ), Đại học Oxford của Anh (OUCRU), Đại học Nagoya, đại học Nagasaki, NCGM (Nhật Bản), Viện Karolinska (Thụy Điển),.. trong chẩn đoán, điều trị, đào tạo và nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau.

z4205320562051 f07cb72d91ed5fb913c63c70fb0a5ed7

Trong những thập kỷ gần đây, mặc dù các chương trình tiêm chủng vaccin phòng bệnh đã phổ cập và phát triển, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều thảm họa về bệnh truyền nhiễm trên quy mô toàn thế giới… các loại virus đang tiếp tục là mối lo ngại cho nhiều quốc gia và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, như đại dịch Covid 19, cúm A, sốt xuất huyết, lao, các bệnh do nấm và kí sinh trùng, … Thêm vào đó, các bệnh mới nổi và tái nổi đã ghi nhận ở Việt Nam như nhiễm trùng bệnh viện, nhiễm nấm xâm lấn, nhiễm vi khuẩn đa kháng,v.v… đặt ra thách thức lớn với chuyên ngành Truyền nhiễm. Để chủ động ứng phó với đại dịch và các vấn đề mới nổi - tái nổi, việc cập nhật những kiến thức mới của chuyên ngành truyền nhiễm là quan trọng và cần thiết.

z4205321720872 63c6504c84167e02302c430f06a85092

z4205322689311 97d288e895f03fc60a8e97a7567c965f 1

 

Với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành đến từ Nhật Bản và Việt Nam về lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, hô hấp, hồi sức tích cực, Hội thảo chứa đựng các nội dung rất phong phú và hữu ích như: “Cập nhật các kiến thức mới về các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi ở Việt Nam” do PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trình bày; “Nhiễm khuẩn gram âm đa kháng trên Bệnh nhân Hồi sức tích cực tại Việt Nam” do PGS.TS Đỗ Ngọc Sơn - Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ; “Vi khuẩn lao không điển hình (NTM)” do PGS.TS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai trình bày. Và đặc biệt là các kiến thức của các chuyên gia của Nhật Bản: Cách thức tiến hành nghiên cứu lâm sàng qua một số nghiên cứu về COVID-19 tại Việt Nam, Cách tiến hành nghiên cứu lâm sàng – Phát triển thiết kế nghiên cứu, phân tích số liệu y học, và viết bài báo quốc tế,…

M.Thanh/T.Dương

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image