Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Làm thế nào để hạn chế ngộ độc thực phẩm?

Trước thực trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng phổ biến, gây hoang mang và lo lắng cho người tiêu dùng, phóng viên Tạp chí Đồ uống đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai xung quanh vấn đề này

 

Trước thực trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng phổ biến, gây hoang mang và lo lắng cho người tiêu dùng, phóng viên Tạp chí Đồ uống đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai xung quanh vấn đề này. Sau đây là nội dung của cuộc trao đổi.
PV: Thưa bác sĩ! Xin bác sĩ cho biết về thực trạng ngộ độc thực phẩm hiện nay?
00021.gif
Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai 
BS. Nguyễn Trung Nguyên: Có rất nhiều vấn đề liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Trước hết cần phải hiểu, ngộ độc thực phẩm (NĐTP)  hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là các bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
120.jpg
Trung tâm Chống độc
Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện dưới hai dạng: Cấp tính và mãn tính. Ngộ độc cấp tính là tình trạng bệnh lý cấp tính do ăn phải thực phẩm có chất độc xảy ra đột ngột, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày, ruột (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…) và những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ra ngộ độc với những biểu hiện đặc trưng của từng loại (tê liệt thần kinh, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận động). Ngộ độc mãn tính không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay. Sau khi ăn, các chất độc sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
PV: Theo bác sĩ, nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm?
BS. Nguyễn Trung Nguyên: Ngộ độc thực phẩm do ba nguyên nhân chính:
+ Thực phẩm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, vius) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn).
+Thực phẩm bị nhiễm hóa chất.
+ Bản thân thực phẩm có độc (chất độc tự nhiên trong thực phẩm là thực vật, động vật).
PV: Trong ba tháng đầu năm, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm vào viện trong tình trạng như thế nào, thưa bác sĩ?
BS. Nguyễn Trung Nguyên: Trong ba tháng đầu năm, Trung tâm Chống độc liên tục tiếp nhận bệnh nhân NĐTP. Bệnh nhân ngộ độc tất cả các loại thực phẩm và khi đến đều có triệu chứng về đường tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy… Nhiều trường hợp bị ngộ độc do vi sinh vật. Trường hợp bệnh nhân ngộ độc có những triệu chứng, hội chứng có tính chất đặc trưng, đặc hiệu có thể xác định ngay được độc chất, còn những trường hợp với những triệu chứng không đặc trưng, đặc hiệu thì khó xác định hoặc không thể xác định được độc chất.
PV: Bác sĩ có những đánh giá gì về thực trạng ngộ độc thực phẩm hiện nay so với những năm trước?
ngodoc2.jpg
Bệnh viện Bạch Mai
BS. Nguyễn Trung Nguyên: So với 10 năm trước đây, các biểu hiện NĐTP ngày nay khác rất nhiều. Nó có sự thay đổi và phức tạp bởi thức ăn ngày càng phong phú, các tác nhân gây độc nằm trong thức ăn thì đa dạng, do đó bác sĩ rất khó để quy kết bệnh nhân bị ngộ độc do thực phẩm nào. Không những vậy, hóa chất nhiều hơn ngày xưa nên việc xác định được hóa chất, gọi tên cũng là điều vô cùng khó khăn.
PV: Những thực phẩm nào có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, thưa bác sĩ?
BS. Nguyễn Trung Nguyên: Những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao là những thực phẩm giàu đạm, những thực phẩm có nguồn gốc động vật có giá trị dinh dưỡng cao như thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa, thủy hải sản (cá, tôm, cua…)
NĐTP giàu đạm, thực chất là ngộ độc do chất histamin. Chất này được tạo ra do quá trình phân hủy histidin, một thành phần của axit amin. Các thực phẩm nguồn gốc thực vật ít ngộ độc hơn, nhưng ngày nay, người sản xuất sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong trồng trọt thì khả năng ngộ độc là rất cao.
PV: Ngoài những thực phẩm gây ngộ độc cao như trên, còn do những tác nhân nào khác, thưa bác sĩ?
334.jpg
Các bác sĩ đang làm việc tại Trung tâm Chống độc
BS. Nguyễn Trung Nguyên: Ngộ độc thực phẩm do khâu bảo quản thực phẩm, khâu chế biến của người nội trợ. Chế biến thức ăn qua nhiều khâu thủ công, nấu thức ăn giàu đạm không chín kĩ, để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau. Ngộ độc thực phẩm còn do thực phẩm chứa chất độc tự nhiên trong các thực phẩm là thực vật, động vật như: nấm, cá nóc, cóc…. 
PV: Xin bác sĩ cho biết tác hại của ngộ độc thực phẩm đối với sức khỏe con người?
BS.  Nguyễn Trung Nguyên: Ngộ độc thực phẩm sẽ có những biểu hiện nhất định gây hại cho sức khỏe. Ngộ độc cấp tính, nếu nhẹ có thể đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nặng là tụt huyết áp, trụy mạch. Ngộ độc mãn tính dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng, hoặc gây ung thư do chất độc tích tụ lâu ngày. Không những vậy, chất độc vào cơ thể có khả năng phá hoại cơ quan nội tạng của con người…
PV: Xin bác sĩ cho biết cách sơ cấp cứu khi bị ngộ độc thực phẩm?
BS. Nguyễn Trung Nguyên: Cách sơ cấp cứu:
- Lưu ý tới các biểu hiện bệnh nặng và sơ cấp cứu tùy theo từng tình trạng: Ví dụ bất tỉnh, thở yếu, ngừng thở, khó thở, co giật.
- Có thể uống nước gây nôn nếu: Người bệnh từ hai tuổi trở lên, còn tỉnh táo, mới ăn trong vòng 1vài giờ và chưa nôn.
- Gọi điện tới Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai để được tư vấn.
- Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ, nếu bệnh nặng, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Các động tác khác nên làm:
- Giữ lại thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả nhãn mác, thậm chí chất nôn của người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây NĐTP.
- Khi thấy có nhiều người cùng bị NĐTP: Thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nhân lực đối phó trong trường hợp NĐTP xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể ngăn chặn kịp thời NĐTP tiếp diễn.
 (Cách sơ cấp cứu đã được bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên trình bày cụ thể trên Trang chủ của Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai qua bài viết “Nhận biết, sơ cấp cứu NĐTP), ngày 26/01/2016).
PV: Giải pháp nào để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm, thưa bác sĩ?
BS. Nguyễn Trung Nguyên: Tốt nhất người tiêu dùng nên mua các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kể cả về người bán và người sản xuất. Trên thực phẩm cần có nhãn mác, thông tin mô tả cụ thể, có đăng ký cơ quan quản lý. 
Việc mua bán cũng nên có bằng chứng cụ thể bằng hóa đơn và mã sản phẩm.
PV: Bác sĩ có lời khuyên gì tới người tiêu dùng?
BS. Nguyễn Trung Nguyên: Trước tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm  như hiện nay, người tiêu dùng rơi vào thế  thụ động. Họ ít có sự lựa chọn và không có khả năng, kinh nghiệm nhận biết để lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng.  
+Hãy tìm đọc những bài viết về an toàn thực phẩm trên các trang tin của Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, của Bệnh viện Bạch Mai và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
+ Phải lựa chọn thực phẩm tươi sạch.
+Giữ vệ sinh ăn uống.
+Chú ý khâu bảo quản thực phẩm.
+Chú ý khâu chế biến.
+Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng.  
PV: Xin cảm ơn bác sĩ đã tham gia buổi phòng vấn!
Nguồn: Vba.com.vn 

 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image