Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Liều thuốc điều trị ung thư khỏi tới 50% không tốn một xu

Các chuyên gia đều khẳng định tâm lý là liều thuốc “quý” trong điều trị ung thư. Nếu giải phóng được tư tưởng, người bệnh có thể chiến thắng 50% bệnh tật.

456fdba495af27.img.jpg

PGS Đỗ Quốc Hùng chia sẻ về liệu pháp tâm lý trong điều trị ung thư.

Liều thuốc tinh thần

Tự tin sau 7 năm chiến thắng ung thư buồng trứng, chị Nguyễn Thị Ngân trú tại thành phố Bắc Giang luôn cảm ơn những người đã giúp chị có được liều thuốc tinh thần. Chị Ngân kể năm 2008, chị hay bị đau bụng, một tháng 2 chu kỳ kinh nguyệt. Chị đi khám bác sĩ kiểm tra phát hiện khối u buồng trứng. Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ nhân xơ là u lành vì cách đó vài năm chị đã mổ u xơ buồng trứng một lần. Tuy nhiên, khối u lần này to nên chị Ngân quyết định phẫu thuật tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Sau phẫu thuật, bác sĩ làm giải phẫu bệnh học và phát hiện có tế bào ác tính. Bác sĩ chuyển chị sang Bệnh viện K trung ương để điều trị. Khi biết mình bị ung thư, chị Ngân thực sự suy sụp, thậm chí đêm nào chị cũng khóc. Khóc vì con còn nhỏ lại mang bệnh trọng. Lúc nào trong đầu chị cũng nghĩ về cái chết cận kề. Hoang mang về bệnh tật khiến đầu óc chị như đi trên mây, người sạm đen. 

Một bác sĩ tại bệnh viện K trung ương là người quen với gia đình chị Ngân đã gọi chị vào phòng tư vấn, trò chuyện với chị cả buổi chiều. Chị Ngân kể, sau buổi chiều đó, chị có suy nghĩ khác hẳn về bệnh ung thư và bắt đầu với cuộc chiến chống lại nó. Với chị, đến nay liều thuốc tinh thần ấy đã giúp chị 50% chiến thắng bệnh tật.

Những ngày truyền hoá chất, người như con cá ươn nằm trên thớt nhưng không lúc nào chị nghĩ đến cái chết mà lúc nào chị cũng nghĩ phải sống. Lời của chị bác sĩ tư vấn cho chị "ung thư chỉ là bệnh mãn tính, ngày mai có thể chết nhưng hôm nay vẫn phải ăn, phải điều trị”. 

Có lẽ nhờ thế, những cơn đau hành hạ, những ngày sốt đến 41 độ C, cứ ăn vào lại nôn ra nhưng chị vẫn ăn và uống thuốc chống nôn. Bị tiêu chảy chị uống thuốc cầm tiêu chảy. Bất cứ triệu chứng nào chị đều nghe theo lời bác sĩ sử dụng thuốc ấy. Không giây phút nào chị nghĩ đến đầu hàng.

Trước nghị lực của chị Ngân, cả gia đình chị cũng không còn nghĩ ung thư là chết mà mọi người đều cùng chị sống chung với bệnh, vượt qua nỗi đau bệnh tật. Có lẽ nhờ thế, chị Ngân đã dần chiến thắng khỏi bệnh ung thư. 

Tháng 6/2009, lần khám cuối cùng để ra viện hoàn toàn, bác sĩ thông báo chị không còn tế bào ác tính, sức khoẻ đang phục hồi hoàn toàn. Từ đó đến nay, cứ 3 tháng đến 6 tháng chị Ngân đi kiểm tra sức khoẻ 1 lần và chưa khi nào chị thấy sợ ung thư nữa. Chị Ngân luôn miệng cười “cứ coi như mình bị cao huyết áp, tiểu đường sẽ dễ dàng vượt qua nó”.

Thật không nói quá khi PGS Đỗ Quốc Hùng- nguyên Trưởng khoa C7, Viện tim mạch quốc gia tâm sự, tâm lý giúp ông chiến thắng 50% bệnh tật. Khi biết mình bị bệnh ông chỉ coi đó là bệnh bình thường, không hoang mang lo sợ mà bình tĩnh điều trị nó. Có lẽ nhờ thế, qua các đợt bệnh diễn biến di căn và tái phát, ông đều vượt qua nó một cách ngoạn mục.

PGS Hùng tâm sự ông không bao giờ nghĩ đến ung thư mà loại nó ra khỏi đầu, cứ coi nó là u nhọt bình thường. Phải điều trị nó và xác định bệnh không khỏi mà chỉ tạm lui nên phải cố gắng sống vui, sống khoẻ, không tham sân si, đêm ngủ ngon giấc. Cứ thế, cuộc sống khoẻ mạnh và ung thư không bao giờ gõ cửa.

Các bác sĩ và điều dưỡng trở thành nhà tâm lý

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hương – khoa Chống Đau, Bệnh viện K trung ương cho biết hiện nay các phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau cho bệnh nhân ung thư như hoá, xạ trị, sử dụng mooc phin thì còn một liều thuốc vô cùng quý giá đó là tâm lý.

Các bác sĩ sẽ thường chia sẻ và giải thích cho bệnh nhân để họ có thể chữa được bệnh, để coi ung thư không phải án tử. Đáng tiếc nhất là hiện nay, người bệnh đến viện khám khi ung thư đã ở giai đoạn muộn.
Thạc sĩ Hương chia sẻ hầu hết các bác sĩ, điều dưỡng của viện đều vô hình trở thành nhà tâm lý học. Có nhiều bệnh nhân họ đã đầu hàng, xin về nhưng sau khi được bác sĩ cho liều thuốc tâm lý họ đã ở viện tuân thủ điều trị và đã khỏi bệnh. Có những bệnh nhân đã bị di căn và thực sự họ vẫn sống thêm 4 năm, 5 năm không phải là hiếm.

TS Lê Văn Hảo – chuyên gia tâm lý cho rằng người dân ám ảnh hai chữ ung thư vì nghĩ ung thư là chết nhưng khi mình ứng phó với nó với một thái độ ngoan cường thì mình sẽ chiến thắng nó. 

TS Hảo cho biết bình thường người ta sợ ung thư vì sợ cái chết, sợ lệ thuộc vào gia đình, sợ xấu/gớm ghiếc, sợ đổ vỡ, sợ khó chịu... Các cảm giác sợ này có thể xuất hiện ngay khi chẩn đoán lâm sàng và có thể xuất hiện trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, chìm trong u uất, lo sợ sẽ chỉ làm bệnh tiến triển thêm mà còn đẩy mình vào những nỗi sợ hãi lớn hơn khi cái chết đang treo lơ lửng trên đầu.

Chính vì thế, TS Hảo cho rằng nên có thái độ lạc quan, thực tế nhiều bệnh nhân ung thư họ có thái độ lạc quan và trong giai đoạn này người ta đã thay đổi cả cuộc đời của họ.


Nguồn xaluan.com

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image